Khái quát điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên

Tỉnh Thừa Thiên - Huế có diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5054 km2,

nằm trên trục đường giao thông quan trọng xuyên suốt Bắc-Nam trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, trục hành lang Ðông-Tây nối Thái Lan-Lào-Việt Nam theo đường 9. Tỉnh nằm trên một giải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60km, với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm phá và biển..., trong đó núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên, địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, phần phía Tây của tỉnh chủ yếu là núi, đồi, tiếp đến là các lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Truồi... tạo nên các bồn địa trũng, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá có diện tích 22.000 ha (chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên). Mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500-2.700 mm, mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, thường xuyên bị hạn hán, nước mặn đe dọa. Với 35 dân tộc thiểu số sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được xem là vùng trọng điểm tôn giáo của cả nước. Ở đây, có các tôn giáo lớn như Phật giáo (chiếm 60% dân số toàn tỉnh), Công giáo, Tin Lành…

Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 06 huyện, 02 thị xã; với 239.238 hộ gia đình. Trong đó, hộ nghèo chiếm 8.85% (21.168 hộ). Đại đa số người dân sống tập trung cạnh lưu vực của hệ thống sông Hương, Sông

85

Bồ và Sông Ô Lâu sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, cuộc sống có nhiều khó khăn, thu nhập bình quân hộ gia đình thấp.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)