7. Kết cấu của luận văn
3.1.5 Về thực hiện quan hệ cha mẹ và con giữa các bên khi việc nuô
con nuôi được công nhận tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- Quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ nuôi và các thành viên trong gia đình cha mẹ nuôi
Như chúng ta đã biết, khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập, về nguyên tắc các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con sẽ phát sinh, bao gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
107
Một nét văn hóa của người Việt nói chung là không muốn ai biết việc mình nhận nuôi con nuôi. Hầu hết các gia đình nhận nuôi con nuôi đều có khả năng về kinh tế, một số cha mẹ nuôi không có con nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi rất tốt, giúp con nuôi phát triển về thể chất và tinh thần. Người con nuôi được cùng sống trong gia đình cha mẹ nuôi, được cha mẹ nuôi và các thành viên trong gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng như con đẻ. Hầu hết các trường hợp con nuôi được cha mẹ nuôi đăng ký khai sinh, thay đổi họ cho con nuôi theo họ của cha mẹ nuôi và ghi tên cha mẹ nuôi vào Giấy khai sinh của con nuôi. Đối với những trẻ em nhỏ hầu hết cha mẹ nuôi trong nước không cho con nuôi biết về nguồn gốc của mình. Do đó, một thực tế cho thấy rằng các trường hợp nhận con nuôi trong nước đều được nhận từ nơi khác đem về nuôi, thậm chí có trường hợp của anh, chị V ở phường N, thành phố Huế đã giả mang thai và đi khỏi địa phương 1 năm sau đó trở về và mang theo một trẻ sơ sinh và nói với hàng xóm xung quanh đó là con do mình sinh ra. Chỉ cơ quan có thẩm quyền và gia đính mới biết được đó là con nuôi của anh chị.
Thông qua các báo cáo phát triển của con nuôi và qua khảo sát thực tế cho thấy trẻ em được nhận làm con nuôi được cha mẹ nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt, trẻ hội nhập nhanh với môi trường của gia đình cha mẹ nuôi, các em được học tập, phát triển tài năng, nhiều em là học trò xuất sắc, điển hình của trường, là niềm tự hào của cha mẹ. Trên thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế người con nuôi được hưởng trọn vẹn, đầy đủ các quyền, lợi ích trong quan hệ với cha mẹ nuôi và với các thành viên gia đình của cha mẹ nuôi như con đẻ, không bị phân biệt, bị mặc cảm. Cha mẹ nuôi chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do con gây ra, được hưởng thừa kế tài sản của nhau khi một bên qua đời trước…
Các con nuôi có mối quan hệ tốt với gia đình của cha mẹ nuôi, được ông bà quý mến, yêu thương; anh chị em thương yêu, đùm bọc nhau. Nhiều
108
con nuôi trưởng thành đã biết tự lập, chăm sóc bố mẹ nuôi và bảo bọc các anh chị em trong gia đình, như trường hợp của chị Ng ở phường Vĩnh Ninh. Chị được ông bà Bùi nhận nuôi đã hơn 40 năm và sau đó ông bà Bùi đã có 6 người con đẻ khác nhưng chị Ng vẫn được cha mẹ nuôi chăm sóc chu đáo, cho ăn học rồi tìm việc làm cho dù hoàn cảnh của cha mẹ nuôi không được khá giả. Chị được cha mẹ nuôi tổ chức đám cưới, tạo lập gia đình riêng như những người con khác của ông bà. Bản thân chị Ng cũng yêu quý, kính trọng cha mẹ nuôi, phụ giúp cha mẹ nuôi việc nhà, chăm sóc cha mẹ nuôi và các em khi ốm đau, bệnh tật… do đó ít ai biết rằng chị là con nuôi của ông, bà Bùi. Bản thân chị cũng luôn tự hào rằng chị được sống trong gia đình nuôi còn hơn cả gia đình ruột thịt.
Trong vài năm trở lại đây trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng internet đưa một loạt vụ việc vi phạm quyền của con nuôi, con nuôi bị đánh đập, hành hung, bóc lột sức lao động… tuy nhiên tại Thừa Thiên Huế không có trường hợp nào.
Theo báo cáo của Tòa án các cấp tại tỉnh Thừa Thiên trong 10 năm qua không có trường hợp nào yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Quan hệ giữa cha mẹ đẻ, gia đình cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người đã được nhận làm con nuôi, Pháp luật Việt Nam quy định việc đi làm con nuôi không chấm dứt hoàn toàn quan hệ với cha mẹ đẻ. Luật Nuôi con nuôi quy định việc cho phép và tôn trọng sự thỏa thuận về một số quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình cho nhận con nuôi (Khoản 4 Điều 24). Con đã cho làm con nuôi người khác vẫn được hưởng các quyền lợi như:
+ Quyền thừa kế: Bộ LDS năm 2005 quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy con nuôi được bảo tồn quyền thừa kế đối với di sản của
109
những người thừa kế theo pháp luật. Thực tế khi giải quyết các vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp luật như: khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, phân chia di sản thừa kế, các cơ quan chức năng đều yêu cầu các bên có liên quan phải khai đầy đủ, rõ ràng và cam đoan chịu trách nhiệm về những người thừa kế theo pháp luật, trong đó nếu có cha mẹ nuôi, con nuôi thì phải khai đầy đủ. Ví dụ: Tháng 4/201, ông Trương Quang T trú tại phường Đúc, Huế đã đến Phòng Công chứng số 1 để làm thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cha la ông Trương P để lại. Ban đầu ông Trương Quang T lập tờ khai hàng thừa kế thứ nhất của ông P đã không kê khai em ruột của mình vì lý do em ruột đã được cho làm con nuôi người khác. Sau khi thực hiện việc công khai thông báo thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mới phát hiện ra ông T bỏ sót người thừa kế, bản thân ông T hiểu rằng việc em ruột mình đã được cho làm con nuôi người khác lâu rồi thì không còn liên quan gì đến gia đình nữa. Sau khi được công chứng viên tư vấn, hướng dẫn, ông T và các anh chị em đã hiểu ra và em của ông cũng được hưởng một phần di sản thừa kế do bố ông để lại.
+ Quan hệ huyết thống: Người đã được nhận làm con nuôi đã thiết lập quan hệ nuôi dưỡng với cha mẹ nuôi nhưng không vì thế mà quan hệ huyết thống với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ ruột bị mất đi. Do vậy việc kết hôn giữa người con nuôi và những người thân thuộc trong mối quan hệ huyết thống vẫn bị cấm theo quy định tại Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000.
+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng: Mặc dù pháp luật không có quy định bắt buộc người đã cho làm con nuôi người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với cha mẹ đẻ. Tuy nhiên, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng ở đây thể hiện truyền thống đạo lý, tinh thần nhân đạo của con người. Ví dụ: trường hợp anh Trần Văn Đ, sinh năm 1969, ở tại phường Vỹ dạ, Huế, do cha mẹ có đông con nên đã cho anh làm con nuôi của ông bà Trần văn H. Khi biết
110
cha mẹ đẻ của mình đã già yếu và khó khăn về kinh tế, được sự động viên, khuyến khích của cha mẹ nuôi, hàng tháng anh Đ đều trích một khoản tiền từ thu nhập của mình để phụ giúp bố mẹ đẻ.