Chí của các chủ thể có liên quan trong việc cho nhận con nuôi

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3 chí của các chủ thể có liên quan trong việc cho nhận con nuôi

54

việc nhận con nuôi phụ thuộc vào sự đồng ý của các bên có liên quan. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ ra quyết định hoặc chứng nhận việc nuôi con nuôi khi đã có sự đồng ý của những người có liên quan. Sự thể hiện ý chí của các chủ thể có liên quan trong việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có ý nghĩa quan trọng trong việc cho – nhận con nuôi, do quan hệ nuôi con nuôi được xác lập trên cơ sở nuôi dưỡng và có tính chất tự nguyện. Chính vì thế, khi các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi cảm thấy cần thiết xác lập quan hệ này trên cơ sở mong muốn và là nguyện vọng thực sự của các bên

Thứ nhất, sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi

Đây là một trong hai chủ thể quan trọng nhất của quan hệ nuôi con nuôi: người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi phải thể hiện ý chí của mình - thông qua đơn xin nhận con nuôi - về việc mong muốn nhận nuôi con nuôi và thiết lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó một cách lâu dài và bền vững. Người nhận nuôi con nuôi có thể nhận nuôi con nuôi vì nhiều lí do khác nhau nhưng trước hết là từ nhu cầu của người nuôi muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ nhằm thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên. Việc có nhận nuôi con nuôi hay không là do chính bản thân người nhận nuôi con nuôi quyết định trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, chủ động và hiểu biết đầy đủ về hậu quả pháp lí của nó. Nếu việc nhận nuôi con nuôi xuất phát từ những động cơ, mục đích trái pháp luật, trái đạo đức sẽ không có giá trị pháp lí.

Thứ hai, sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được cho làm con nuôi

Điều 21 Luật Nuôi con nuôi quy định, việc nhận trẻ em làm con nuôi phải được sự đồng ý của cha, mẹ đẻ của trẻ em. Quy định này kế thừa Khoản 1 Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2000 và quy định rõ hơn trong trường hợp cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc

55

không xác định được thì cần có sự đồng ý của người mẹ, người cha còn lại. Nếu cả cha, mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha mẹ thì phải được sự đồng ý của người giám hộ và người nuôi dưỡng trẻ em.

Người đồng ý cho trẻ em làm con nuôi phải được tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi, quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, quyền, nghĩa vụ giữa cha, mẹ đẻ và con sau khi đã được cho làm con nuôi, việc cha, mẹ đẻ sẽ không còn các quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi đã cho làm con nuôi. Cha, mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến

Hiện nay các quốc gia mà Việt Nam có quan hệ hợp tác song phương về lĩnh vực con nuôi như: Ý, Pháp, Thụy Điển…đều có đội ngũ cán bộ tâm lý xã hội giàu kinh nghiệm hỗ trợ cho các gia đình trong quá trình cho, nhận con nuôi. Ở nước ta, đội ngũ này chưa phát triển nên việc tư vấn tâm lý cho các gia đình trong lĩnh vực nuôi con nuôi hầu như còn bỏ ngỏ, việc tư vấn được giao cho cán bộ tư pháp- hộ tịch. Thực tế cho thấy khi quan hệ nuôi con nuôi được hình thành sẽ kéo theo những hệ quả đi kèm, ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của một đứa trẻ cũng như cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, nên để đảm bảo các quan hệ nuôi con nuôi mang lại lợi ích tốt nhất cho các bên thì các bên cần phải được tư vấn đầy đủ cả về pháp lý lẫn tâm lý tình cảm.

Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn không có quy định nào cấm hay hạn chế người nhận con nuôi được tìm hiểu, gặp gỡ trẻ, cha mẹ đẻ của trẻ hay người nuôi dưỡng trước khi chính thức thực hiện các thủ tục xin nhận con nuôi. Do đó, cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có quyền thỏa thuận với nhau về một số quyền và nghĩa vụ, đồng thời các bên cũng nhận được sự tư vấn về quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào quan hệ cho nhận

56

con nuôi, cũng như các thủ tục pháp lý của quá trình giải quyết việc con nuôi, để các bên có sự chuẩn bị về tâm lý, vật chất, thời gian trước khi quyết định tham gia quan hệ này.

Đối với cha mẹ đẻ của trẻ, điều cần thiết phải được tư vấn trước khi họ đưa ra quyết định cho con là việc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ pháp lý đối với trẻ và có thể có khả năng vĩnh viễn không bao giờ được gặp lại con trong tương lai. Thực tế tại Thừa Thiên Huế cho thấy hầu hết các trường hợp cha, mẹ đẻ từ bỏ quyền làm cha mẹ và đồng ý cho con làm con nuôi người khác là những trường hợp có quan hệ ngoài giá thú, nhất là các ông bố, bà mẹ trẻ lầm lỡ, không đủ khả năng để hứng chịu dư luận xã hội nên thường vội vã đưa ra quyết định về việc cho con. Do đó, Luật quy định cha, mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày, là hợp lý, hợp tình, để tránh việc cha mẹ đẻ đưa ra một quyết định quan trọng trong một trạng thái tâm lý không sáng suốt.

Thứ ba, sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi

Khoản 1 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi quy định trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Quy định này kế thừa Khoản 2 Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2000 và tương đồng với Công ước quốc tế về quyền trẻ em, cũng như quy định của nhiều nước trên thế giới và Công ước Lahay 1993 về nuôi con nuôi, nhằm bảo đảm trẻ em được tự do bày tỏ ý kiến của mình và ý kiến của trẻ em phải được xem xét trong mọi vấn đề hoặc thủ tục ảnh hưởng đến trẻ em. Trẻ có quyền quyết định một cách độc lập có đồng ý làm con nuôi người khác hay không trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với nhận thức, tình cảm của trẻ đối với việc được nhận làm con nuôi.

Thực tế ở độ tuổi này trẻ đã nhận thức được cuộc sống, có thể nhận biết được nhu cầu tình cảm của mình, có thể cảm nhận được sự an toàn của mình

57

trong môi trường gia đình mới hay không, vì vậy, việc tư vấn và lấy ý kiến của trẻ em ở độ tuổi này là cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế trẻ em được nhận làm con nuôi ở độ tuổi này là rất ít, tại Thừa Thiến Huế trong 11 năm qua chỉ có 04/143 trẻ được nhận làm con nuôi có độ tuổi từ 9 tuổi trở lên, trong đó 02 trẻ do cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi và 02 trẻ được người thân trong gia đình nhận nuôi.

Thứ tư, sự thể hiện ý chí của Nhà nước

Việc nuôi con nuôi có được pháp luật công nhận hay không phải thông qua việc đăng ký nuôi con nuôi trước cơ quan có thẩm quyền. Sự thể hiện ý chí của Nhà nước là công nhận hoặc không công nhận việc nuôi con nuôi trên cơ sở xem xét ý chí tự nguyện của các bên đương sự, thẩm tra các điều kiện cần thiết về phía người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, cũng như mục đích của việc nuôi con nuôi. Sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể hiện qua việc tiến hành đăng kí nuôi con nuôi và ra quyết định công nhận nuôi con nuôi. Quyết định công nhận nuôi con nuôi là cơ sở pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi.

Lần đầu tiên, pháp luật nước ta đã điều chỉnh thống nhất vấn đề nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong một Luật, nhưng vẫn sử dụng khái niệm “nuôi con nuôi trong nước” và “nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”. Vấn đề này Luật Nuôi con nuôi đã kế thừa và phát triển các quy định về nuôi con nuôi còn phù hợp của Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, các văn bản pháp luật khác đã qua thực tế kiểm nghiệm, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, khả thi của các quy định pháp luật về nuôi con nuôi trong mối tương quan hài hòa với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, pháp luật và thông lệ quốc tế.

58

con nuôi có yếu tố nước ngoài không có sự phân biệt. Đối với điều kiện của người được nhận làm con nuôi hoàn toàn không có sự phân biệt. Điều kiện của người nhận nuôi con nuôi là người trong nước hay người nước ngoài đều phải đáp ứng Điều 14 Luật Nuôi con nuôi. Không có sự phân biệt về điều kiện của người nhận nuôi là người nước ngoài, ngoài việc người nhận nuôi là người nước ngoài phải có đủ các điều kiện theo quy định pháp luật của nước nơi người đó thường trú (Khoản 1 Điều 29 Luật Nuôi con nuôi) và đối với người Việt Nam nhận con nuôi là người nước ngoài phải thực hiện theo Điều 40 Luật Nuôi con nuôi. Đây cũng là một trong những quy định mới, bởi thực tế rất ít trường hợp công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi (nếu có thì chủ yếu là các trường hợp nhận trẻ em có quan hệ họ hàng làm con nuôi). Các quy định pháp luật về nuôi con nuôi trước đây chưa điều chỉnh cụ thể vấn đề này nên xảy ra tình trạng người Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi cần hoàn thiện giấy tờ theo pháp luật của nước ngoài, nhưng không biết cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy tờ đó. Để khắc phục, Luật Nuôi con nuôi đã quy định rõ hơn vấn đề này.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)