- Bước 8: Định hướng chiến lược WT (chiến lược điểm yếu thách thức): là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe
3.1.1.1. Tình thế môi trường và thị trường thế giớ
Ngày nay xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào AFEC, AFTA, WTO, EU đã tạo điều kiện ngành may mặc Việt Nam giao lưu với bạn bè quốc tế. Mặt khác khi tham gia vào các tổ chức này việc xuất nhập khẩu sẽ có nhiều thuận lợi về thủ tục xuất nhập khẩu, xoá bỏ một số hay hoàn toàn hạn ngạch, tạo điều kiện thuận lợi để tăng tốc độ phát triển kinh tế, thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường.
Tuy Dệt may Việt Nam có thể đạt ngưỡng 20 tỷ USD nhưng nó lại được chia cho các thị trường khác nhau, hơn nữa tổng lượng sử dụng các loại nguyên liệu dưới 10 tỷ USD chưa phải là quy mô hấp dẫn để đầu tư vào khâu sản xuất nguyên liệu. Do sản xuất nguyên liệu có suất đầu tư lớn, đòi hỏi trình độ quản lý, kĩ thuật cao hơn, rủi ro nhiều hơn. Muôn đẩy mạnh được khu vực sản xuất nguyên liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thì một trong những yếu tố tiên quyết là phải tăng được quy mô xuất khẩu.
Dự kiến Ngành sẽ sớm đạt tỷ lệ nội địa hóa đạt 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Năm 2013, ngành dệt may dự kiến xuất siêu khoảng 9 tỷ USD, nếu xuất khẩu tăng như dự báo, năm 2015 Việt Nam xuất khẩu đạt khoảng 25 tỷ USD thì lúc đó
giá trị tạo ra tại Việt Nam khoảng 13 – 14 tỷ USD (Trích nguồn: Tạp chí thời trang và Dệt may Việt Nam, tháng 1+2, 2014)