Ảnh hưởng từ nhân tố môi trường bên ngoà

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sản xuất – Xuất nhập khẩu Dệt May (Trang 25)

- Bước 8: Định hướng chiến lược WT (chiến lược điểm yếu thách thức): là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe

2.3.1.Ảnh hưởng từ nhân tố môi trường bên ngoà

kinh tế: Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng, mức tăng GDP của Việt Nam lần lượt qua các năm là 6,78% (2011);5,89% (2012), năm 2013tăng 5,42% kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Mức tăng này giúp công ty dự báo được mức tăng thu nhập của người tiêu dùng và có những tính toán tốt hơn về tốc độ tăng chi tiêu của thị trường giúp đưa ra những hành động phù hợp.

Bên cạnh đó, việc tỷ giá hối đoái tăng gần đây ảnh hưởng tới giá vốn hàng hóa của công ty. Diễn biến của tỷ giá hối đoái 2013 rất ổn định và có thể tăng nhẹ đầu năm 2014. Điều này giúp Công ty chủ động hơn trong việc nhập khẩu và dự trữ hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh.

Lạm phát: tốc độ đầu tư vào nền kinh tế, chi tiêu của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào mức lạm phát. Với mức lạm phát cao và liên tục tăng qua các năm như: 18,5%(2011); 7,5%(2012); 6,04% năm 2013và dự kiến còn tăng lên trong 2014. Điều này sẽ làm cho người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí dành cho mua sắm của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.

Việc Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là tăng khả năng thu hút vốn đầu tư và mở rộng hợp tác quốc tế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt

ngày càng sâu rộng. Sau 7 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bất chấp tác động xấu do 2 cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu (2008 và 2011), dệt may Việt Nam là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, nhờ đó mà Công ty có những bước tiến rõ dệt đặc biệt trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

Chính trị - pháp luật: Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo những quy tắc, luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh.

Trong những năm gần đây, môi trường pháp lý Việt Nam đã có những thay đổi rất tích cực, ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn, tạo hành lang pháp lý tin cậy cho các doanh nghiệp yên tâm hoạt động, hoạch định các chiến lược kinh doanh.

Năm 2013 vừa qua là một năm kinh tế khó khăn, tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Chính phủ.

Văn hóa – xã hội: Tiềm năng và cơ hội kinh doanh có thể nhìn thấy ở các nhân tố thuộc nhóm lực lượng này. Đó chính là nhân khẩu học ở Việt Nam, với tổng dân số trên 86 triệu dân, trong đó cơ cấu độ tuổi từ 15-64 chiếm tới 65%, đây là nhóm khách hàng chủ yếu mà công ty hướng tới. Tuy nhiên mức thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Người tiêu dùng nội địa chi khoảng 20% thu nhập cho việc mua sắm sản phẩm may mặc. Vì vậy, giá cả là yếu tố quyết định hàng đầu, là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn mua.

Bên cạnh những người tin tưởng vào hàng hóa trong nước thì vẫn còn rất nhiều người chuộng hàng ngoại, cho rằng hàng ngoại có chất lượng cao hơn hàng trong nước, đây thực sự là cản trở đối với Công ty khi thâm nhâp thị trường hàng may mặc cao cấp.

Yếu tố thuộc về tự nhiên: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đối với tính thời vụ của việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc. Cũng bởi vì bông vải sợi là một sản phẩm khó bảo quản, dễ hư hỏng. Chi phí bảo quản và dự trữ vận chuyển lớn, dễ làm giá cả thành phẩm tăng cao. Hơn nữa, nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc thay đổi rất lớn theo mùa, sản phẩm may mặc được tiêu dùng quanh năm nhưng chủ yếu khi vào mùa hạ hoặc mùa đông cho nên công tác nhân sự (quản lý, tuyển dụng lao động) và công tác điều động sản xuất của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn.

Kĩ thuật công nghệ: Đây là nhân tố mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng không thể bỏ qua đặc biệt khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhanh chóng. Việc phát minh ra các thiết bị, máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu con người ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Việc nhận biết, áp dụng các thành tựu đó vào sản xuất, quản lý bán hàng giúp các doanh nghiệp tạo lợi thế riêng cho mình.

Người tiêu dùng nội tùy theo từng mùa vụ và tùy vào từng hoàn cảnh, môi trường làm việc để lựa chọn những sản phẩm phù hợp. Tại thị trường nội địa, các mặt hàng thời trang cao cấp như Viettien, Vee Sendy, San Sciaro, Manhattan, hàng may sẵn cho học sinh, công nhân mang nhãn hiệu Vie-Laross, MM Teen (May10), F-house cũng đã được khẳng định thương hiệu và được tiêu thụ rộng rãi. Tuy nhiên chất lượng không ổn định khiến khách hàng mất niềm tin.

Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp phải tích cực cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, lúc đó người tiêu dùng mới yên tâm lựa chọn và tiêu dùng hàng may mặc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sản xuất – Xuất nhập khẩu Dệt May (Trang 25)