- Bước 8: Định hướng chiến lược WT (chiến lược điểm yếu thách thức): là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe
2.4.2. Những tồn tại chưa được giải quyết
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, công tác tiêu thụ sản phẩm còn một số hạn chế:
Chưa chú trọng phân tích và đánh giá đến các yếu tố như: đối thủ cạnh tranh của công ty, uy tín của công ty, chính sách nhân sự,… do đó chưa làm rõ được tầm quan trọng của những yếu tố này trong mô hình phân tích môi trường của công ty do đó việc định hướng chiến lược của công ty còn chưa tập trung giải quyết những vấn đề này. Vì thế công ty đã chịu những ảnh hưởng do sự thay đổi của các yếu tố này như việc không phân định rõ đối thủ cạnh tranh chính của mình là ai, khách hàng không biết nhiều thông tin về công ty, nguồn nhân lực trong công ty có sự biến đổi với tình trạng nghỉ việc và công ty đang trong tình trạng thiếu nhân lực cho các bộ phận của mình, ..
Việc định hướng chiến lược không được diễn ra thường xuyên, thiếu thông tin về sự biến động của các yếu tố môi trường do đó các chiến lược công ty đưa ra đôi khi không theo kịp, không phản ứng lại những thay đổi của thị trường. Dẫn đến việc doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp có tăng nhưng tăng không đồng đều.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt
Đánh giá độ quan trọng và trình tự thực hiện các chiến lược còn mang tính cá nhân của Giám đốc khi chưa qua tham khảo ý kiến của các cộng sự. Do vậy chưa lường hết được những khó khăn phải đối mặt khi đề ra chiến lược, cũng như việc phân bổ các nguồn lực để phục vụ cho mục tiêu của các chiến lược. Việc phát triển thị trường sau khi chưa nghiên cứu kỹ đã làm phân tán nguồn lực của công ty gây khó khăn cho phòng Kinh doanh trong việc phân bổ nguồn lực để thực hiện nhiều chiến lược trong cùng một thời gian.
* Về sản phẩm còn có những hạn chế sau:
+ Chất lượng sản phẩm của công ty chưa đồng đều đặc biệt là hàng may mặc, còn có tình trạng khiếu kiện xảy ra về các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.
+ Do nguyên liệu phải nhập ngoại nên giá thành sản xuất của công ty cao hơn chút ít so với đối thủ cạnh tranh gây ảnh hưởng bất lợi đến khả năng cạnh tranh của công ty.
+ Thương hiệu sản phẩm đã bước đầu được xây dựng nhưng chưa tạo được ấn tượng với người tiêu dùng nên khó cạnh tranh được với một số sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
* Về công tác tiêu thụ sản phẩm:
+ Phương thức bán hàng của công ty chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của cơ chế bao cấp nên thiếu đi sự năng động trong việc tìm kiếm bạn hàng, thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
+ Việc lập và thực hiện kế hoạch sản xuất – tiêu thụ theo từng mặt hàng đã cụ thể nhưng chưa kịp thời đã gây khó khăn trong công tác điều tiết và tiêu thụ sản phẩm.
+ Công tác xuất nhập khẩu chưa chủ động, chưa thường xuyên liên hệ với khách hàng để duy trì thị trường hiện có và phát triển thị trường mới mà phụ thuộc vào khách hàng đến đặt hàng