- Bước 8: Định hướng chiến lược WT (chiến lược điểm yếu thách thức): là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe
2.3.2. Ảnh hưởng từ nhân tố môi trường ngành.
Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay Việt Nam đứng trong Top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng chỉ khoảng 1/3 hàng dệt may Việt Nam được tiêu thụ trong nước. Theo số liệu của tập đoàn Dệt May Việt Nam, hàng ngoại nhập chiếm 30% thị phần; các doanh nghiệp Việt Nam chiếm khoảng 30% thị phần, 40% thị phần còn lại nằm trong ty các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhất là ở vùng nông thôn. Đây cũng là khó khăn thách thức lớn nếu trong thời gian dài, quá chú trọng đến xuất khẩu, bỏ qua thị trường nội địa đầy tiềm năng nên việc chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam là không dễ.
- Đối thủ cạnh tranh quốc tế nặng kí nhất hiện nay của ngành Dệt may nói chung là Trung Quốc, Ấn Độ,..những nước có khả năng xuất nhiều loại sản phẩm dệt may có giá cả cạnh tranh và có nguồn lao động, ngành nghề, giá tương đối thấp, không khác mấy Việt Nam. Bangladesh và Pakistan cũng là đối thủ cạnh tranh mới về một số mặt hàng như áo dệt kim, sơ mi vải bông, quần áo vải bông... có giá thành tương đối thấp. - Đối thủ cạnh tranh trong nước: hai dòng sản phẩm đang thình hành trên thị trường nội
địa là hàng thời trang nữ của Trung Quốc và hàng thời trang cao cấp của một số nước láng giềng như Thái Lan. Các đối thủ dệt may trong nước đã có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu là Việt Tiến, Việt Thắng, Nhà Bè, May 10, Thăng Long… bên cạnh đó phải kể đến các cửa hàng thiết kế, may mẫu thời trang bán sẵn trong nước hiện rất được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng do tính độc đáo của sản phẩm.
Khách hàng: Gồm những người tiêu dùng cá nhân và khách hàng công nghiệp. Khách hàng quốc tế chính hiện nay là Mỹ, EU, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan..đây là những khách hàng đầy tiềm năng nhưng khó tính, đồi hỏi sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với văn hóa quốc gia. Khách hàng công nghiệp trong nước gồm một số công ty may; người tiêu dùng Việt Nam tại các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư, hiện cũng có nhu cầu đòi hỏi cao về sản phẩm may mặc, thẩm mỹ và thời trang luôn được chú trọng… có thể nhận định rằng công ty đã bỏ qua
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt
khá nhiều kênh phân phối đê tăng thêm thị phần, đó là kênh văn phòng, trường học và các kênh bán lẻ tại siêu thị hay trung tâm thương mại và các kênh phân phối tiềm năng ở thị trường nông thôn, miền núi. Vì thói quen tiêu dùng của người dần đang có xu hướng mua hàng hóa tại các siêu thị, các trung tâm thương mại để yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Còn các văn phòng, trường học, họ có xu hướng may mặc đồng phục, số lượng lớn mà đòi hỏi về chất lượng kiểu dáng đẹp giá cả hợp lý lại hợp với nhu cầu hình thức may mặc của từng đối tượng khách hàng.
Nhà cung cấp:Công ty đã không ngừng tạo mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu để đảm bảo kế hoạch sản xuất. Hiện công ty đang nhập bông chủ yếu từ các bạn hàng tại Nga, Australia, Mỹ, Tây Phi… Nguyên liệu xơ được nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan còn lại 13% là bông Việt Nam… Nói chung, quan hệ hợp tác của 2 bên đã xây dựng từ lâu, nên các nhà cung cấp cũng không gây khó khăn, áp lực gì nhiều cho công ty. Tuy nhiên theo nhận định của ban quản trị thì giá cả của đầu vào còn cao, nên chi phí sản xuất kinh doanh của công ty lớn, khó khăn cho công ty khi định giá sản phẩm theo thị trường.