Quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An đã đề cập tới tất cả các mặt của hoạt động tài chính tại Ch

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 81)

Ngoại thương Xuân An đã đề cập tới tất cả các mặt của hoạt động tài chính tại Chi nhánh từ quy mô, cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, các chỉ tiêu phân tích về quy mô và chất lượng tín dụng; về lãi suất và các chỉ tiêu phân tích về kết quả và hiệu quả kinh doanh

Việc phân tích các chỉ tiêu này không chỉ dừng lại ở quy mô mà còn đi vào phân tích về cả chất lượng vì vậy các kết luận đưa ra có tính chính xác và sát với thực tế. Chẳng hạn, việc phân chia và xác định từng loại tài sản, nguồn vốn dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó có định hướng trong chiến lược huy động vốn và sử dụng nguồn vốn; hay việc phân tích quy mô, chất lượng tín dụng của Chi nhánh giúp Chi nhánh có những chính sách đẩy mạnh hay tăng cường cho vay đối với từng đối tượng. Do đó, việc phân tích này đáp ứng một phần yêu cầu của công tác quản trị ngân hàng.

- Hầu hết công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại các NHTM hiện nay đều chỉ chú trọng phân tích số liệu xung quanh hai báo cáo chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà chưa khai thác thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như Thuyết minh báo cáo tài chính. Việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể giúp các nhà phân tích dự báo, ước tính ngân lưu tương lai từ đó có thể có kế hoạch cho việc sử dụng tài sản cũng như nguồn vốn một cách hợp lý.

4.1.2 Các phát hiện qua nghiên cứu

Nghiên cứu đã có những đóng góp tích cực vào hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An nói riêng và tại các NHTM nói chung. Tuy nhiên nghiên cứu cũng có một số hạn chế

Nhận thức phân tích chưa đầy đủ: Tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An việc phân tích hiệu quả kinh doanh chưa thực sự được coi trọng. Chưa có phòng ban chuyên trách phân tích hiệu quả kinh doanh mà đó chỉ là một bộ phận của kế toán tài chính và được thực hiện kèm theo hoạt động quyết toán sổ sách, mang hình thức báo cáo là chính

Phương pháp nghiên cứu trong luận văn là thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của chi nhánh; chỉ mới so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các năm với nhau chứ chưa có sự so sánh với toàn hệ thống ngân hàng TMCP

Ngoại thương, cũng như với các ngân hàng khác hệ thống do đó không đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu so với các ngân hàng khác, không có cái nhìn cụ thể tình hình hoạt động của các NHTM để có những điều chỉnh kịp thời và hữu hiệu trong điều hành, hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu tiếp theo cần thu thập số liệu một các tổng quát và rộng rãi hơn, có sự so sánh với các chi nhánh cũng như ngân hàng khác.

Nội dung phân tích chưa hoàn thiện, không đầy đủ; còn có nhiều khía cạnh chưa được đề cập đến: Trong các chỉ tiêu phân tích quy mô và chất lượng tín dụng chưa có chỉ tiêu phản ánh mức rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận. Hiện nay, các ngân hàng chỉ mới quan tâm tới quy định của NHNN về mức cho vay tối đa đối với

một khách hàng là không quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Nội dung phân tích cũng chưa chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. Các nội dung phân tích chưa được tồng hợp, trong mối liên hệ với nhau. Vì vậy, kết quả phân tích mang tính chất rời rạc, chưa thể hiện được toàn cảnh về hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

4.2 Các giải pháp hoàn thiện và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiệnphân tích hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phân tích hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Xuân An

4.2.1 Về quy trình thực hiện

Quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An còn nhiều bất cập. Tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An chưa có bộ phận hay phòng phân tích hiệu quả kinh doanh riêng mà chỉ là một cán bộ kế toán tài chính thuôc phòng Kế toán. Khi tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh, Chi nhánh cũng không có kế hoạch cụ thể mà làm theo định kỳ 6 tháng theo quy định của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh chỉ đưa ra kết quả chứ không phân tích hoạt động của chi nhánh. Do đó, để quá trình phân tích được nhanh chóng và hiệu quả hơn đòi hỏi Chi nhánh phải có kế hoạch cụ thể:

- Quy định rõ mục đích của việc phân tích hiệu quả kinh doanh

- Xây dựng hướng dẫn chi tiết công tác phân tích: Đây được coi là cẩm nang nghiệp vụ, hướng dẫn chung cho các cán bộ để được đào tạo hay tự đào tạo mình, giúp cán bộ có thể nắm rõ được những quy định, thủ tục, trình tự, nội dung và phương pháp phân tích. Vì vậy, việc xây dựng, soạn thảo hướng dẫn về công tác phân tích cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong quá trình phân tích, đảm bảo sự thống nhất trong công tác phân tích.

- Phân công nhiệm vụ rõ ràng bộ phận chịu trách nhiệm phân tích, kiểm tra tính đúng đắn của các bản phân tích đó

- Đưa ra các biểu mẫu cần thiết phục vụ cho công tác phân tích hiệu quả kinh doanh

4.2.2 Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm nâng caotrình độ nghiệp vụ trình độ nghiệp vụ

Con người trong bất cứ quá trình nào cũng giữ vai trò trung tâm và có vị trí quan trọng bậc nhất trong quá trình đó. Do đó, việc đào tạo hay đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ công nhân viên là một trong những yếu tố sống còn của ngân hàng. Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh là công tác đòi hỏi cần có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ cao, phải hiểu biết từng biện pháp kỹ thuật, biết thu thập, xử lý, phân tích các thông tin tài chính. Đồng thời, phải nắm rõ đường lối chủ trương phát triển chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, có sự hiểu biết về pháp luật, nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, thì hăng hái, nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, phong cách làm việc khoa học cũng là một yếu tố quan trọng đối với cán bộ phân tích,

Để có được bản phân tích chính xác, đưa ra cái nhìn toàn diện về tình hình . hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như những dự đoán phát triển thì cần phải có sự đào tạo cán bộ thích hợp:

Một là, chi nhánh thường xuyên bồi dưỡng cán bộ để nắm bắt kịp thời với những thay đổi của pháp luật, công nghệ….Đồng thời cần trang bị cho đội ngũ cán bộ những hiểu biết sâu rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế để có thể nâng cao trình độ chuyên môn.

Hai là, tổ chức nhiều chương trình đào tạo hợp tác với ngân hàng trong nước và các tổ chức quốc tế để giúp cán bộ công nhân viên học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích.

Ba là, chi nhánh cần động viên tinh thần làm việc của cán bộ thông qua các hình thức tăng lương, thưởng; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí. Đối với các cán bộ làm việc hăng hái, nhiệt tình, đạt nhiều thành tích cần có chế độ khen thưởng. Đồng thời có biện pháp kỷ luật những cán bộ thoái hóa biến chất, có hành vi tiêu cực, gây tổn hại tới uy tín và vật chất của ngân hàng

4.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin

rất lớn vào nguồn thông tin và chất lượng thông tin phân tích. Hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của việc thu thập, xử lý thông tin; thực hiện nghiêm ngặt chế độ báo cáo tài chính, thống kê các báo cáo khác theo quy định trong nội bộ từng NHTM

Một trong những điều kiện cần thiết để làm tốt công tác phân tích, đánh giá là phải có một hệ thống thông tin cập nhật, đầy đủ bao gồm cả những thông tin bên trong (số liệu thống kê, kê toán….) và thông tin bên ngoài (như thực trạng nền kinh tế, tình hình biến động của thị trường, tin tức về kỹ thuật, những yêu cầu về luật pháp….), chế độ thông tin báo cáo phải rõ ràng, các chỉ tiêu báo cáo phải mang tính thống nhất theo yêu cầu quản lý của các nhà lãnh đạo. Bởi vậy, để tạo điều kiện cho việc thực hiện và nâng cao chất lượng của công tác phân tích, đảm bảo được yêu cầu thông tin kịp thời, có độ tin cậy cao, giúp các nhà quản lý ngân hàng quản trị, điều hành và ra quyết định kinh tế đúng đắn, bản thân ngân hàng phải tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống thông tin quản lý. Trước hết ngân hàng phải rà soát lại các quy định, quy chế, tiêu chí thống kê, kế toán bất hợp lý đang cản trở việc ứng dụng công nghệ hiện đại.

- Cần sử dụng tin học vào công tác phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: Công tác đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động khá phức tạp, bao gồm hệ thống chỉ tiêu rất rộng, có những chỉ tiêu tính toán không đơn giản. Nhiều phương pháp phân tích chỉ tiêu đòi hỏi việc tính toán rất cụ thể. Số liệu sử dụng trong công tác đánh giá và tính toán các chỉ tiêu đòi hỏi phải được cập nhật thường xuyên và phải được lưu giữ một cách hệ thống trong nhiều kỳ hạch toán. Bởi vậy, ứng dụng tin học vào công tác đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này là cần thiết.

4.2.4 Kiến nghị với các cơ quan chức năng

Quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh trong ngân hàng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Ngân hàng là tổ chức tài chính kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động của nó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Và hoạt động của ngân hàng chịu sự chi phối của các cơ quan quản lý nhà nước. Để quá trình phân tích hiệu quả kinh

doanh trong các ngân hàng thương mại nói chung va tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn thì phải có những kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan chức năng:

* Đối với Nhà nước, Chính phủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 81)