Phân tích khả năng sinh lợ

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 34)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

2.2.1. Phân tích khả năng sinh lợ

Phân tích khả năng sinh lợi là một nội dung hết sức quan trọng trong phân tích hiệu quả kinh doanh vì các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi giúp cho các nhà phân tích đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được

với qui mô kinh doanh. Dựa vào đó, các nhà quản trị ngân hàng có thể tự xem xét được chiến lược kinh doanh đề ra đã hiệu quả hay chưa, cần phải điều chỉnh như thế nào để tăng lợi nhuận...bởi nó gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và tương lai.

Khi đánh giá khả năng sinh lợi, trước hết nhà phân tích tiến hành tính toán và xác định trị số của các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lợi và so sánh trị số của chỉ tiêu đó ở kỳ phân tích so với kỳ gốc. Dựa vào trị số của các chỉ tiêu và mức độ biến động của chúng, nhà phân tích đưa ra nhận xét, đánh giá vê khả năng sinh lợi của đơn vị. Nhìn chung, mức sinh lợi của đơn vị tỷ lệ thuận với các chỉ tiêu. Để phân tích khả năng sinh lợi, có thể sử dụng chỉ tiêu:

Chỉ tiêu 1: Thu nhập ròng từ lãi cận biên: NIM (Net interest Margin)

Thu nhập chính của ngân hàng là thu lãi từ hoạt động cho vay. Thu nhập ròng từ lãi là chênh lệch thu lãi từ hoạt động cho vay và chi phí lãi. Thu nhập ròng từ lãi cận biên là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi cơ bản từ hoạt động cho vay của ngân hàng

Thu nhập ròng từ lãi

NIM = (2.4) Tổng tài sản

[Nguồn: 21]

Chỉ số NIM đo lường độ lệch giữa tổng thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi. Từ đó, phản ánh khả năng quản lý tài sản sinh lợi và khả năng quản lý chi phí từ lãi. Trị số chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng tài sản một cách hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Ngược lại, trị số chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng tài sản không hiệu quả.

Chỉ tiêu 2:Thu nhập ròng ngoài lãi cận biên: NNIM (Net Non – Interest Margin)

Ngân hàng ngoài thu lãi từ hoạt động cho vay còn có nhiều nguồn thu khác như thu dịch vụ, bảo lãnh…. Thu nhập ròng ngoài lãi cận biên chính là tỷ lệ đo lường khả năng sinh lời của các sản phẩm phi tín dụng của ngân hàng

Thu nhập ròng ngoài lãi

NNIM = (2.5) Tổng tài sản

[Nguồn: 21]

NNIM phản ánh hiệu quả các hoạt động khác ngoài cho vay ở ngân hàng. Tại Việt Nam hiện nay, tuy nguồn thu về từ các dịch vụ, lệ phí ngày càng tăng lên nhưng chỉ số NNIM của hầu hết các ngân hàng thương mại nước ta vẫn âm do thu

nhập ròng ngoài lãi âm.

Chỉ tiêu 3: Sức sinh lợi của tài sản

Sức sinh lợi của tài sản thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản của nhà quản trị ngân hàng. Để phân tích sức sinh lợi của tài sản, có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

Tỷ suất sinh lợi Lợi nhuận sau thuế

= x 100 (2.6) của tài sản (ROA) Tổng tài sản

Nguồn: [14, tr308]

Số liệu lợi nhuận sau thuế được lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn số liệu tổng tài sản được lấy từ Bảng cân đối kế toán của đơn vị. Chỉ số tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của 1 đồng tài sản: bình quân một đồng tài sản sử dụng trong kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số chỉ tiêu này cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý; quản lý và sử dụng tài sản một cách hiệu quả, không lãng phí, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản có trước những biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu mức sinh lợi quá lớn cũng có thể ngân hàng đang phải đối đầu với những rủi ro lớn do thực hiện các hoạt động đầu tư quá mạo hiểm hoặc giảm dự trữ xuống quá mức cần thiết. Ngược lại, trị số chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả kinh doanh không cao, cơ cấu tài sản không hợp lý, việc sử dụng tài sản vào hoạt động của ngân hàng chưa hiệu quả và còn nhiều bất cập.

Chỉ tiêu 4: Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu: ROE (Return on equity)

Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu được sử dụng cho hoạt động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Để phân tích sức

sinh lợi vốn chủ sở hữu, có thể sử dụng chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận

vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 (2.7) Vốn chủ sở hữu bình quân

Nguồn: [14, tr 207]

Vốn chủ sở hữu bình quân được xác định bằng trung bình giữa vốn chủ sở hữu đầu năm và cuối năm trên Bảng cân đối kế toán. Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu: Một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cang cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Và ngược lại, nếu trị số chỉ tiêu này thấp chứng tỏ cơ cấu đàu tư vốn của đơn vị không hiệu quả, không mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Để có thể phân tích các nhân tố ảnh hưởng đế tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, có thể phân tích như sau:

Tỷ suất lợi nhuận Tổng lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân = x

vốn chủ sở hữu Tổng tài sản bình quân Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân Hai chỉ tiêu tỷ ROA và ROE phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh và thường được so sánh với nhau. Nếu trị số tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu quá lớn so với trị số tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản có nghĩa là vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn đi vay để cho vay làm tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chỉ tiêu 5: Thu nhập trên một cổ phiếu:EPS ( Earning per share)

Khi quyết định đầu tư vào một dự án hay một lĩnh vực nào đó thì điều mà các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu là lợi ích mà họ nhận được khi tham gia đầu tư. Do đó, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, nhà đầu tư quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp và hệ thống đòn bẩy quyết định tương lai. Chỉ tiêu thu nhập trên một cổ phiếu được tính như sau:

Lợi nhuận sau thuế

EPS = (2.8) Tổng số cổ phiếu

Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi cổ phiếu thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, càng hấp dẫn nhà đầu tư. Ngược lại, trị số chỉ tiêu này càng thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng, không thu hút được các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w