CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
2.1.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các ngân hàng thương mại cổ phần
kinh tế phát triển.
- Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là một vấn đề quan trọng và cấp thiết. Doanh nghiệp phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng hoạt động doanh nghiệp từ đó đưa ra các phương pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải có những chỉ tiêu cụ thể, các chỉ tiêu định tính và định lượng
2.1.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các ngân hàng thương mại cổphần phần
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các ngân hàng rất nhạy cảm đối với xã hội, là đầu mối của nhiều mối quan hệ liên quan đến kinh tế vĩ mô và vi mô.
Ngân hàng TMCP là một dạng tổ chức tài chính trung gian trong hệ thống ngân hàng. Đặc thù của hoạt động ngân hàng là thực hiện trên thị trường tiền tệ với những biến động gay gắt và bất thường nên hiệu quả kinh doanh càng trở nên quan trọng. Để đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động của NHTM là rất phức tạp và khó khăn. Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng TMCP phát triển ngày càng hoàn thiện và đa dạng hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã có tác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, do đó hiệu quả kinh doanh càng trở nên quan trọng.
Các NHTM hoạt động đều nhằm mục đích lợi nhuận, dưới áp lực phải hạ thấp chi phí trong điều kiện cạnh tranh với nhiều định chế tài chính khác, hiệu quả được xem xét trên quan điểm biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Phân tích hiệu quả là một giai đoạn của công tác quản trị ngân hàng, là cơ sở đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và đưa ra những kiến nghị, những giải pháp xử lý; là cơ sở cho những quyết định kịp thời và đúng đắn. Các chỉ tiêu trong nhóm này giúp cho ngân hàng đánh giá được hiệu quả của quá trình kinh doanh bằng cách so sánh kết quả kinh doanh đạt được với chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
Khác với các doanh nghiệp phi tài chính, đa số tài sản của ngân hàng tồn tại dưới hình thức quyền về tài chính (các khoản vay và chứng khoán), TSCD chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, nó là tài sản không sinh lời. Còn các doanh nghiệp phi tài chính, việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCD có ý nghĩa lớn. Đối với các doanh nghiệp nói chung, tỷ lệ vốn vay trên nguồn vốn cao là không an toàn, nhưng trong ngân hàng thì vốn vay là một yếu tố tạo lãi.
Các hoạt động chủ yếu của các NHTM gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng…. Do vậy, các nhà quản trị ngân hàng cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động. Hiện nay, các nhà
quản trị ngân hàng chú trọng đến các chỉ tiêu hiệu quả từng hoạt động sau: Tổng dư nợ trên vốn huy động, hiệu quả sử dụng vốn huy động, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng, lãi suất bình quân đầu vào, lãi suất
bình quân đầu ra…
Bên cạnh đó, các nhà quản trị cần tính toán chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho tất cả các hoạt động. Hiện nay, các NHTM dùng các chỉ tiêu sau: Tổng thu nhập trên tổng tài sản, tổng chi phí trên tổng thu nhập, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và dùng các mô hình để phân tích khả năng sinh lợi
Nâng cao hiệu quả kinh doanh, lành mạnh hóa hoạt động tài chính trên cơ sở tích cực tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi bức thiết của các ngân hàng nói chung và của ngân hàng TMCP nói riêng để có thể đứng vững và khẳng định mình trong khu vực cũng như trên thế giới.