Phân tích tình hình chấp hành, thực hiện chính sách chế độ

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 46)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

2.2.5. Phân tích tình hình chấp hành, thực hiện chính sách chế độ

Không phải bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, việc chấp hành, thực hiện chính sách chế độ cũng phản ánh hiệu quả kinh doanh. Trong lĩnh vực ngân hàng, ngoài việc tăng trưởng vốn huy động, tăng dư nợ… để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì việc thực hiện đúng chính sách, chế độ của Nhà nước không phản ánh hiệu quả kinh doanh nhưng nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bởi ngân hàng là trung gian tài chính trong nền kinh tế, là đầu mối quan trọng của nhiều mối quan hệ liên quan đến kinh tế vĩ mô và vi mô. Sự biến động của nền kinh tế tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, sự thay đổi của các ngành nghề kinh doanh cũng tác động đến hoạt động ngân hàng do các doanh nghiệp kinh doanh và ngân hàng có mối quan hệ qua lại với nhau. Và ngược lại, sự thay đổi trong hoạt động ngân hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế.

Các chế độ chính sách nhà nước đã ban hành trong lĩnh vực tài chính, bao gồm: các qui định về thuế, chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán, chế độ tài chính đối với Tổ chức tín dụng, chế độ về chỉ tiêu, mua sắm và quản lý tài sản….

- Tổ chức tín dụng không có vi phạm các qui định của pháp luật hiện hành: Xếp lọai A. Đó là những tổ chức tuân thủ và thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Theo thông tư 13 của Ngân hàng nhà nước quy định:

- Việc cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động không được vượt quá các tỷ lệ quy định: 80% đối với ngân hàng và 85% đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

- Các tổ chức tín dụng trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro của tổ chức tín dụng.

- Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng……

- Tổ chức tín dụng có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm các qui định chính sách Nhà nước hiện hành nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính: Xếp loại B

- Tổ chức tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các qui định của pháp luật hoặc người quản lý điều hành tổ chức tín dụng (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh cấp 1 và giám đốc doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc) có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của tổ chức tín dụng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Xếp loại C. Cụ thể là:

- Khi cho vay đối với khách hàng, mặc dù khách hàng không đủ điều kiện cho vay nhưng tổ chức tín dụng cố tình thông đồng, nhận hối lộ để bỏ qua và vẫn tiến hành cấp vốn cho khách hàng đó.

- Tổ chức tín dụng cố tình trốn thuế, không chấp hành đúng những quy định của Nhà nước và pháp luật về quy định thuế

- Hiện nay, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, NHNN quy định trần lãi suất huy động, các tổ chức tín dụng không thực thi đúng quy định đó thì NHNN sẽ đình chỉ, miễn nhiện chức vụ của người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w