Dư nợ ngắn hạn 266.403.676 67,55 341.802.456 69,51 447.658.155 72,36 Dư nợ trung hạn 62.012.349 15,72 71.867.872 14,62 86.094.493 13,92 Dư nợ dài hạn 65.947.441 16,73 78.053.053 15,87 84.881.993 13,72 3 Phân loại nợ 394.363.466 100 491.723.381 100 618.634.641 100 Nợ đủ tiêu chuẩn 267.118.682 67,73 410.300.308 83,44 566.269.449 91,54 Nợ cần chú ý 3.386.713 0,86 75.503.087 15,35 14.999.191 2,42 Nợ dưới tiêu chuẩn 1.553.118 0,39 558.008 0,11 35.641.315 5,76 Nợ nghi ngờ 215.500 0,06 279.549 0,07 317.367 0,05 Nợ có khả năng mất vốn 122.089.453 30,96 5.082.429 1,03 1.407.319 0,23
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài khoản của Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An giai đoạn 2008-2010)
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nợ theo thời gian của Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An giai đoạn 2008-2010
Nhìn vào cơ cấu dư nợ của Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An, ta thấy tổng dư nợ của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Và dư nợ trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là cho vay ngắn hạn khách hàng. Điều đó giúp ngân hàng có thể quay vòng vốn, thu hồi vốn nhanh hơn. Cho vay dưới hình thức ủy thác, đồng tài trợ của Chi nhánh cũng tăng đều, tuy nhiên nó cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của Chi nhánh: Năm 2009, Chi nhánh ủy thác đầu tư, đồng tài trợ 12.466.300 nghìn đồng, tăng 2.466.300 nghìn đồng so với năm 2008. Và năm 2010 thì cho vay ủy thác, đồng tài trợ là 14.449.996 nghìn đồng
Từ năm 2008 đến năm 2009, hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng về cả số lượng lẫn chất lượng. Về quy mô: tại thời điểm 31/12/2009 tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 491.723.381 nghìn đồng, tăng 24,69% so với cùng kỳ năm 2008. Về chất lượng: năm 2008, nợ đủ tiêu chuẩn chiếm 67,73% trong tổng dư nợ của Chi nhánh năm 2008, thì đến năm 2009 nợ đủ tiêu chuẩn tăng lên, chiếm 83,44% tổng dư nợ. Bởi trong năm 2009, Ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho
một số doanh nghiệp nên doanh số cho vay của Chi nhánh tăng cao và cũng được đảm bảo hơn khi có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Ngược lại, chất lượng tín dụng năm 2010 có giảm sút so với năm 2009. Mặc dù tổng dư nợ năm 2010 đạt 614.634.641 nghìn đồng, tăng 25,81% so với năm 2009 nhưng chất lượng tín dụng lại không được đảm bảo bằng năm 2009. Do hoạt động cho vay không hiệu quả nên Chi nhánh phải dự phòng rủi ro cho vay khách hàng rất cao. Năm 2009 dự phòng rủi ro là 3.762.000 nghìn đồng, giảm 2.128.000 nghìn đồng so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 thì nguồn dự phòng rủi ro lên đến 53.078.499 nghìn đồng, tăng rõ rệt so với năm 2009. Bởi Chi nhánh cho vay tập đoàn đóng tàu Vinashin theo chỉ thị của Chính phủ, nhưng đến năm 2010 thì tập đoàn Vinashin làm ăn thua lỗ, bị phá sản nên đến cuối năm 2010 nợ quá hạn của Chi nhánh tăng cao, dự phòng rủi ro lớn, ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, làm cho kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2010 bị lỗ.
Hoạt động cấp bảo lãnh
Không có món bảo lãnh nào Chi nhánh phải thanh toán thay cho bên được bảo lãnh, phí dịch vụ từ hoạt động này góp phần đáng kể vào khối lượng thu dịch vụ chung của Chi nhánh. Doanh số bảo lãnh năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 thì doanh số này có sự giảm sút..
Bảng 3.3: Tình hình hoạt động bảo lãnh giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: Nghìn đồng,%
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền %