Hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 29)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

2.1.1. Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh doanh và trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất( lao động, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nguồn vốn) trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh.

Bản chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào được xem xét trong một kỳ nhất định

Kết quả đầu ra

Hiệu quả kinh doanh H = (2.1) Chi phí đầu ra

Yếu tố đầu vào

Hiệu quả kinh doanh = (2.2) Kết quả đầu ra

Nguồn: [14, tr200]

Trị số chỉ tiêu công thức 2.1 càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao, còn trị số chỉ tiêu ở công thức 2.2 càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Kết quả đầu ra, yếu tố đầu vào có thể đo bằng thước đo hiện vật, thước đo giá trị tùy theo mục đích của việc phân tích. Kết quả đầu ra có thể là: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp, lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế. Các yếu tố đầu vào có thể là: Tổng tài sản bình quân, tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân hoặc chi phí, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp hiện nay còn nhầm lẫn giữa kết quả với hiệu quả kinh doanh nên chưa thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng yếu tố đầu vào nhằm thu được chất lượng đầu ra tốt nhất. Để tăng hiệu quả kinh doanh, chúng ta có thể giảm đầu vào đầu ra không đổi, hay giảm đầu vào tăng đầu ra.

Chúng ta có thể cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực, giảm tổn thất để tăng cường giá trị đầu ra. Vì vậy, để có hiệu quả không ngừng tăng lên đòi hỏi chúng ta phải tăng chất lượng đầu vào. Với nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ hiện đại hơn, ta sẽ làm giảm đi lượng hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, hao phí năng lượng trên từng đơn vị sản phẩm do đó tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, hạ được giá

thành đơn vị sản phẩm. Như vậy, để tăng hiệu quả kinh doanh chỉ có con đường duy nhất là không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý…..Qua đó, giá trị đầu ra ngày càng tăng, đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, doanh nghiệp cần thực hiện kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả mong muốn và từ đó tạo ra lợi nhuận. Mục tiêu của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt được mục tiêu này, quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Phân tích hiệu quả kinh doanh là một bộ phận của phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh. Do đó, xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để tối đa hóa lợi nhuận.

Hiệu quả phải gắn liền với mục tiêu doanh nghiệp: Mục tiêu hoàn thành

Hiệu quả kinh doanh = (2.3) Nguồn lực được sử dụng một cách thông minh

[Nguồn: 20]

Với quan điểm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả đầu ra, hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu thì ta phải sử dụng nguồn lực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng nhiều chi phí như thế nào? Có nhiều chi phí không cần thiết ta phải giảm đi nhưng có những chi phí cần phải tăng lên vì việc tăng chi phí sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu tốt hơn.

Có quan điểm cho rằng, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần đánh giá gắn liền với hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị. Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các năng lực sản xuất xã hội nhằm đạt các mục tiêu xã hội nhất định. Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị là chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội như: giải quyết công ăn việc làm, nạn thất nghiệp cho người lao động, nâng cao đời sống cho người lao động, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng…..

Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, để tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách hiệu quả hơn.

Mục tiêu bao trùm của doanh nghiệp là tạo ta lợi nhuận, tối ưu hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định.

Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội. Việc đánh giá, tính toán hiệu quả kinh doanh không chỉ cho biết sử dụng các nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh ở mức độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị tìm ra các nhân tố ảnh hưởng để đưa ra các biện pháp quản trị thích hợp. Bản chất của hiệu quả kinh doanh chỉ rõ trình độ sử dụng nguồn lực vào kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Vì vậy, nâng

cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm , lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Qua việc phân tích các quan điểm trên, theo tôi hiệu quả kinh doanh cần xem xét ở các khía cạnh sau:

- Hiệu quả kinh doanh là quá trình so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả thu về. Có như vậy doanh nghiệp mới sử dụng hợp lý nguồn nhân lực của mình

- Hiệu quả kinh doanh phải gắn liền với hiệu quả xã hội và hiệu quả chính

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w