Vai trò của Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Xuân An trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 60)

NGOẠI THƯƠNG XUÂN AN

3.1.4Vai trò của Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Xuân An trong nền kinh tế

Xuân An trong nền kinh tế

Cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống NHTM, Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng:

Trước hết, Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế:

Ngân hàng thương mại ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa phát triển, lưu thông hàng hóa ngày cảng mở rộng, trong xã hội xuất hiện người thì có vốn nhàn rỗi, người thì cần vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này giải quyết bằng cách nào? NHTM ra đời là cầu nối giữa người có vốn nhàn rỗi và người cần vốn. Người cần vốn thì có vốn để sản xuất kinh doanh, người cần vốn thì thu được lãi từ vốn nhà rỗi của mình. Các ngân hàng cũng cân đối được vốn trong nền kinh tế giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cần vốn cho nền kinh tế càng tăng, không một

tổ chức kinh tế nào có thể đáp ứng được; chỉ có ngân hàng- một tổ chức trung gian tài chính mới có thể đứng ra điều hòa, phân phối vốn giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối

Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không phải cứ sản xuất bất cứ cái gì mà phải trả lời được câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Có nghĩa là sản xuất theo tín hiệu của thị trường. Thị trường yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để được như vậy, các doanh nghiệp phải được đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, công nhân lao động phải được nâng cao…. Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn và để đáp ứng được thì chỉ có các ngân hàng. Ngân hàng sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện được các cải tiến của mình để có được sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đi vay của những người có vốn nhàn rỗi để cho các doanh nghiệp vay. Như vậy, ngân hàng có thêm thu nhập từ hoạt động cho vay, thúc đẩy nền kinh tế phát triển; đồng thời các doanh nghiệp cũng vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước:

Trong nền kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung tâm tiền tệ của toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển hài hòa cho các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói mỗi sự giao động của ngân hàng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác. Do vậy, hoạt động có hiệu quả của các NHTM thông qua các nghiệp vụ kinh doanh thực sự là công cụ tốt để Nhà nước tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thống NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu

thông. Mặt khác, với việc cho các thành phần kinh tế vay vốn, NHTM đã dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường

Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế:

Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới với việc hình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm các mối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Nền tài chính quốc gia cần phải hòa nhập với nền tài chính thế giới; và NHTM là trung gian, cầu nối để tiến hành hội nhập. Ngày nay, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận. Đồng thời, các nước cần xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh, và nhập khẩu những mặt hàng còn thiếu. Các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh….và đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng và phát triển.

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 60)