Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 53)

NGOẠI THƯƠNG XUÂN AN

3.1.1Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, ngân hàng Ngoại thương chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung Ương (Nay là Ngân hàng Nhà nước). Theo quyết định nói trên, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, Ngân hàng ngoại thương còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng ngoại thương theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank of foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.

Theo Quyết định số 138/GP-NHNN ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số

0103024468 ngày 2 tháng 6 năm 2008, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tiến hành cổ phần hoá, chuyển đổi từ Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sang Ngân hàng thương mại cổ phần. Tháng 6 năm 2008, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã tiến hành Đại hội hội đồng cổ đông lần thứ nhất. Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định

Ngày 11 tháng 2 năm 2007, Standard & Poor’s Rating Services đã công bố xếp hạng ngân hàng TMCP Ngoại thương ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín nhiệm tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam. Mức xếp hạng của S&P phản ánh vai trò quan trọng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trên thị trường ngân hàng Việt Nam và hỗ trợ của Chính phủ trong trường hợp cần thiết. Trong báo cáo xếp hạng, S&P cũng nhấn mạnh vai trò đầu tầu và tầm ảnh hưởng quan trọng của Ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với lợi thế cạnh tranh, thị phần huy động vốn, các dịch vụ thanh toán , dịch vụ thẻ.

Năm 2008, ngân hàng TMCP Ngoại thương đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, giải thưởng cúp vàng công ty Cổ phần hàng đầu Việt Nam cùng với Kỷ niệm chương Tâm thế Thăng Long. Ngoài ra, ngân hàng TMCP Ngoại thương còn được tạp chí Asia Money bình chọn là Ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam 2008 và Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất 2008 tại Việt Nam.

Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển gắn liền với các giai đoạn lịch sử của đất nước, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nan là NHTM giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện có khoảng 11.500 cán bộ công nhân viên, với gần 400 chi nhánh, Phòng giao dịch, Văn phòng đại diện, Đơn vị thành viên trong và ngoài nước; gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài,

1 văn phòng đại diện tại Singapo, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh

đó, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam còn phát triển với khoảng 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thẻ POS trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An được thành lập theo quyết định số 148/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 08/12/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở đóng tại Thị trấn Xuân An- Huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tĩnh.

Là chi nhánh cấp I trong hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An có chức năng: Trực tiếp kinh doanh ngoại tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, thực hiện nhiệm vụ khác được giao.

Sau hơn bốn năm thành lập và đi vào hoạt động, đến nay Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể với những sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động vốn, tăng trưởng đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng, phát triển đa dạng hóa các dịch vụ phi tín dụng….

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 53)