CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
2.2.4. Phân tích độ an toàn trong sử dụng vốn
Hoạt động ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi ro: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất, làm nảy sinh rủi ro cao nhất so với các hoạt động kinh doanh khác mà các NHTM phải đối mặt. Cao hơn nữa nó tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống ngân hàng – hệ thống luôn được coi là nhạy cảm nhất với phản ứng dây chuyền, và toàn bộ nền kinh tế. Các NHTM phát triển đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện theo đó là những rủi ro tín dụng mà bản thân ngân hàng không thể loại trừ hoàn toàn, cách tốt nhất là đề phòng và hạn chế những rủi ro đó. Do đó, trước vấn đề đặt ra là làm thế nào để hoạt động tín dụng có thể mang lại lợi nhuận cao nhất cho các ngân hàng với một mức rủi ro thấp nhất, thì hàng loạt các giải pháp được đưa ra: như hoàn thiện quy trình tín dụng và hệ thống thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng, nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, nâng cao công tác kiểm tra nội bộ.
Phân tích mức độ an toàn trong sử dụng vốn chính là phân tích tình hình nợ quá hạn tại các ngân hàng TMCP và việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ quá hạn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
• Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thỏa thuận ghi trong hợp đồng tín dụng. Khi khoản vay không được hoàn trả đúng hạn
như đã quy định mà không có lý do chính đáng thì khoản vay đó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn và chịu lãi suất phạt
Dư nợ quá hạn cuối kỳ
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100 (2.17) Tổng dư nợ cho vay cuối kỳ
Nguồn: [14, tr304]
- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay ở ngân hàng đều tồn tại ở một mức nào đó. Ngân hàng càng có nhiều khoản nợ quá hạn thì hiệu quả cho vay càng thấp, nguy cơ rủi ro càng cao, có thể dẫn đến phá sản.
- Tỷ lệ nợ xấu mà tăng cao đòi hỏi ngân hàng phải xem xét lại chất lượng phân tích tài chính để ngân hàng có những biện pháp hữu hiệu tránh tổn thất cho những hoạt động cho vay sắp tới của ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng. Để nâng cao chất lượng và kiểm soát rủi ro, Ngân hàng nhà nước đã ra quyết định yêu cầu tất cả các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro.
Theo quyết định số 493/2005-NHNN ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2005 đã quy định “Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo quy định”. Trong đó, NHNN phân loại nợ ra làm 5 nhóm:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đến khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Tỷ lệ trích lập dự phòng các khoản nợ cụ thể như sau: - Nhóm 1: 0%
- Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100%
Ngoài ra tổ chức tín dụng còn phải trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.