Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Xuân An

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 72)

1 Tổng số dư bảo lãnh 64,673,086 00 70,700,448 00 50,969,809

3.3.2 Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Xuân An

Thương mại cổ phần Ngoại thương Xuân An

Do báo cáo tài chính phản ánh toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM nên khi đánh giá hoạt động kinh doanh, các nhà phân tích của Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An thường xuất phát từ việc đánh giá các chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo tài chính, chủ yếu dùng phương pháp so sánh các chỉ số qua từng thời kỳ để làm cơ sở đánh giá phân tích

3.3.2.1 Phân tích khả năng sinh lợi

Khả năng sinh lợi là một nhóm chỉ tiêu luôn được cả nhà đầu tư của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam lẫn các nhà quản trị quan tâm. Đặc biệt đối với nhà quản trị ngân hàng, nhóm chỉ tiêu này chính là cơ sở phản ánh hiệu quả quản lý kinh doanh. Do vậy, dựa vào nhóm chỉ tiêu này nhà phân tích có thể rút ra được những thành công và hạn chế trong công tác quản trị còn tồn tại ở ngân hàng mình

Thu nhập ròng từ lãi cận biên

Thu nhập ròng từ lãi cận biên là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi cơ bản từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Thu nhập ròng từ lãi là khoản chênh lệch giữa thu từ lãi cho vay và chi cho lãi.

Thu nhập ròng từ lãi NIM =

Tổng tài sản

Bảng 3.4: Thu nhập ròng từ lãi cận biên của Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

8.207.232 = 0,0198 414.513.346 9.516.346 = 0,0183 520.619.083 13.064.398 = 0,0217 602.658.417

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008,2009,2010)

Phân tích NIM của Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An cho thấy công tác quản lý tài sản sinh lợi và quản lý chi phí thay đổi qua các năm: Năm 2009 thu nhập ròng từ lãi cận biên là 1,83%, giảm so với năm 2008 do tài khóa năm 2009 chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chính sách năm 2008: Từ tháng 8 năm 2008 ngân hàng chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng nên hoạt động cho vay gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ hoạt động cho vay tăng trưởng chậm. Bên cạnh đó, lãi suất huy động vốn lại tăng cao, có những lúc lên đến 17%, 18%, làm chi phí lãi tiền gửi phát sinh trong năm 2009 tăng. Thêm vào đó, tốc độ tăng của tài sản năm 2009 cao hơn tốc độ tăng của thu nhập ròng từ lãi nên thu nhập ròng từ lãi cận biên năm 2009 giảm so với năm 2008.

Từ năm 2009, Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất, hoạt động tín dụng được mở rộng, nhiều khoản vay trung dài hạn đến năm 2010 mới đến hạn do đó thu nhập lãi từ hoạt động cho vay năm 2010 tăng. Đồng thời, lãi suất tiền gửi năm 2010 lại giảm, chi phí lãi tiền gửi giảm nên thu nhập ròng từ lãi tăng.

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ kinh doanh tại, Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Xuân An sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh, thể hiện trình độ quản lý tài sản của các nhà quản trị ngân hàng.

Lợi nhuận sau thuế

ROA = x 100 (2.6) Tổng tài sản bình quân

Với lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh năm 2009 là 9.581.462 ngàn đồng, năm 2010 là -39.937.498 ngàn đồng, tổng tài sản bình quân năm 2009 là 467.566.215 ngàn đồng, năm 2010 là 561.638.750 ngàn đồng ta có thể tính ROA của Chi nhánh trong 2 năm 2009 và 2010 như sau:

ROA (2009) = 9.581.462/ 467.566.215 = 2,05% ROA (2010) = -39.937.498/ 561.638.750 = -7,11%

Năm 2009 lợi nhuận tăng rất cao so với năm 2008, năm 2008 lợi nhuận Chi nhánh là 340.208 ngàn đồng, đến năm 2009 lợi nhuận Chi nhánh lên tới 9.581.462 ngàn đồng. ROA năm 2009 đạt mức cao, đây là dấu hiêu tốt về hoạt động của ngân hàng.

Tuy nhiên, ROA năm 2010 giảm đáng kể so với năm 2009 do năm 2010 mặc dù dư nợ cho vay tăng so với năm 2009 nhưng theo chỉ thị của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, Chi nhánh cho tập đoàn Vinashin vay để phục vụ cho hoạt động đóng tàu nhưng Tập đoàn Vinashin làm ăn thua lỗ, mà ngân hàng lại chưa nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ hay Ngân hàng nhà nước dẫn đến dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, lợi nhuận giảm so với năm 2009; thêm vào đó tổng tài sản năm 2010 lại tăng so với năm 2009 dẫn đến ROA năm 2010 giảm mạnh.

Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE

Là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Tuy nhiên, việc xác định sức sinh lời của vốn chủ sở hữu đối với Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại Thương Xuân An là hết sức khó khăn. Bởi các Chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại Thương hoạt động trên cơ sở vốn do Hội sở chính chuyển về. Mặt khác, thông thường các quỹ của các chi nhánh như quỹ phúc lợi,

quỹ khen thưởng.... sẽ được sử dụng hết vào cuối năm nên khó có thể xác định được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Xuân An (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w