Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức triển khai đào tạo nhân viên bán sản phẩm dầu nhờn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân viên bán sản phẩm dầu nhờn tại công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại (Trang 63)

nhóm và phối kết hợp với các cá nhân khác.

- Hình thức đào tạo: Để tránh sự nhàm chán cho nhân viên, công ty có thể mời các giảng viên từ các trung tâm đào tạo hoặc các diễn giả hoặc nhà quản trị của các đối tác về công ty để đào tạo cho nhân viên. Công ty có thể tổ chức các khóa đào tạo ở bên ngoài doanh nghiệp như cử nhân viên đi đào tạo các lớp kỹ năng, kiến thức…Công ty cần liên kết chặt chẽ với các đối tác trong việc đào tạo nhân viên bán sản phẩm dầu nhờn như: cử nhân viên sang công ty đối tác để học hỏi kinh nghiệm hoặc kết hợp với đối tác trong việc mở các lớp đào tạo nhân viên. Bên cạnh đó công ty chú ý khuyến khích nhân viên tự đào tạo, tự học qua sách báo tài liệu công ty và qua mạng Internet để trau dồi thêm kiến thức kỹ năng của bản thân.

- Phương pháp đào tạo: các phương pháp đào tạo của công ty đang áp dụng như: kèm cặp và sử dụng công cụ mô phỏng là khá chuẩn và phù hợp, công ty cần phát huy điểm mạnh của các phương pháp này.

4.3.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức triển khai đào tạo nhân viên bán sản phẩm dầu nhờn sản phẩm dầu nhờn

Trên cơ sở xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo công ty cần tổ chức triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.

4.3.3.1. Triển khai thực hiện đào tạo nhân viên bán sản phẩm dầu nhờn trong doanh nghiệp

a. Đào tạo lần đầu: Các công việc cần thực hiện để đào tạo nhân viên mới là:

• Lựa chọn người đào tạo: có thể là trưởng phòng kinh doanh dầu nhờn hoặc nhân viên cũ có kinh nghiệm chuyên môn, có kỹ năng bán hàng tốt, hiểu biết về hoạt động doanh nghiệp.

• Chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc đào tạo: in sẵn tài liệu, chuẩn bị các thiết bị như máy chiếu, phòng học, bàn ghế đầy đủ…

• Cho nhân viên làm quen với môi trường mới: Giới thiệu nhân viên mới với các nhân viên khác trong công ty, giới thiệu các phòng ban trong công ty.

Nguyễn Văn Dân- Lớp K42A1 Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

• Đào tạo tổng quan về doanh nghiệp: lịch sử thành lập và hoạt động của công ty, các quy định, nguyên tắc, chính sách đối với nhân viên, chức năng của các phòng ban…

• Tiến hành đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và những kỹ năng cơ bản: như kỹ năng bán hàng, quy trình công việc, giới thiệu các sản phẩm, cung cấp tài liệu về sản phẩm.., tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc và trau dồi thêm kinh nghiệm ở những công việc liên quan đến phạm vi mà họ đảm trách hoặc tìm hiểu công việc của các phòng ban khác để họ nắm bắt được tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp.

• Tìm hiểu khả năng, nguyện vọng công tác của nhân viên mới từ đó chuẩn bị để giúp phát triển nghề nghiệp và định hướng đào tạo cho họ hiệu quả hơn. Thông qua các tình huống thực tế, cách giải quyết tình huống, nguyện vọng.. của nhân viên mới mà nhà quản trị có thể thấy được sở trường và sở đoản của nhân viên đó. Từ đây sẽ có biện pháp bố trí sử dụng và đào tạo phát triển nhân viên đó hợp lý.

b. Đào tạo trong quá trình làm việc: Các công việc cần làm

- Mời giảng viên: Nếu lựa chọn giảng viên là nhà quản trị thì cần thông báo cụ thể về nội dung, thời gian đào tạo cho nhà quản trị biết trước.

Nếu mời nhà quản trị bên đối tác đến để đào tạo cho nhân viên thì cần có sự thỏa thuận với đối tác về vấn đề này. Công ty có thể mời nhà quàn trị bán hàng bên đối tác là công ty Cổ phần Dầu Nhờn quốc tế Việt Mỹ sang để đào tạo thêm cho nhân viên bán sản phẩm dầu nhờn đồng thời qua đây tăng thêm tính hợp tác giữa hai bên.

- Thông báo cho các nhân viên về lịch đào tạo, nội dung đào tao, giảng viên trực tiếp đào tạo, các chế độ ưu đãi để cho học viên chuẩn bị tinh thần.

- Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác đào tạo như: chuẩn bị phòng học, máy chiếu, bàn ghế,…cho học viên.

- Chuẩn bị tài liệu về nội dung đào tạo: công ty gửi bản mềm cho nhân viên xem trước đồng thời in các tài liệu ra để phát cho nhân viên.

Nguyễn Văn Dân- Lớp K42A1 Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

- Cần triển khai đãi ngộ hợp lý cho nhân viên và giảng viên: phụ cấp, đồ ăn uống trong quá trình đào tạo…

4.3.3.2. Triển khai thực hiện đào tạo bên ngoài doanh nghiệp.

Vì đặc điểm là số lượng nhân viên bán sản phẩm dầu nhờn ít, lại công tác ở các chi nhánh khác nhau của công ty nên việc tổ chức các khóa học ở bên ngoài doanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn. Vì vậy công ty nên khuyến khích hoặc cử các nhân viên của mình đi học các khóa học do các đơn vị bên ngoài doanh nghiệp tổ chức để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm. Bên cạnh đó công ty cũng có thể kết hợp với các đối tác kinh doanh, liên kết của mình như đối tác Công ty CP Dầu nhờn quốc tế Việt Mỹ để tổ chức các khóa học cho nhân viên hoặc cử nhân viên sang bên đối tác để học hỏi kinh nghiệm.

- Tổ chức các khóa học bên ngoài doanh nghiệp:

Khi tổ chức các khóa học ở bên ngoài cho nhân viên công ty nên chọn các khóa học ngắn hạn, mời giảng viên có bằng cấp chuyên môn không quá cao nhưng nhất thiết phải có kinh nghiệm thực tế, biết cách nắm bắt các vấn đề thời sự để giảng dạy thì chất lượng đào tạo sẽ cao hơn

Các công việc cần thực hiện:

o Lựa chọn đối tác đào tạo tin cậy: Cần căn cứ vào các tiêu chuẩn sau: chương trình học, danh sách giảng viên, lĩnh vực chuyên môn, danh sách khách hàng của đối tác, ý kiến phản hồi từ các khách hàng, chi phí đào tạo. Cần tránh các chương trình học nặng tính hàn lâm; giảng viên có trình độ học thuật cao nhưng thiếu kinh nghiệm làm việc, không nắm bắt các vấn đề thời sự… Hiện nay trên thị trường có rất nhiều tổ chức cung cấp các dịch vụ đào tạo nhân viên cho doanh nghiệp, việc lựa chọn các tổ chức này cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, chi tiết. Qua tìm hiểu thực tế, được biết đơn vị Tâm Việt Group là một đơn vị có uy tín, chuyên cung cấp các khóa đào tạo về kỹ năng cho các tổ chức cá nhân. Và công ty có thể lựa chọn đối tác này để đào tạo cho nhân viên bán sản phẩm dầu nhờn.

Một số thông tin về Tâm Việt Group: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Văn Dân- Lớp K42A1 Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

 Các khóa đào cung cấp: Kỹ năng giao tiếp và dịch vụ khách hàng; kỹ năng giao tiếp qua điện thoại; kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp…

 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: phòng học tiện nghi được trang bị đầy đủ máy tính, LCD, máy quay phim, máy chiếu…

 Các khách hàng của công ty: như Công ty CMC, Công ty Hoa sao. EVN Telecom,…

 Quy trình đào tạo cho tổ chức: Đánh giá nhu cầu đào tạo cho doanh nghiệp; thực hiện đào tạo; đánh giá sau đào tạo.

 Chi phí: trung bình chi phí cho một khóa học là 980.000 VNĐ/ người. o Triển khai đào tạo: Sau khi lựa chọn được đối tác, công ty cần liên hệ trao đổi với đơn vị đào tạo để lựa chọn hoặc xây dựng chương trình học cho phù hợp với nhu cầu. Thông báo cho những nhân viên thuộc diện được đào tạo biết để chuẩn bị. Theo dõi quá trình đào tạo của đối tác để nắm bắt tình hình và kịp thời điều chỉnh nếu có sai lệch.

Dù đào tạo ở bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp thì nhà quản trị cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện công tác đào tạo nhân viên. Cần thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình để kịp thời điều chỉnh những sai lệch, giúp cho việc đào tạo đạt kết quả. Nhà quản trị cũng cần phải thường xuyên động viên

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân viên bán sản phẩm dầu nhờn tại công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại (Trang 63)