Phật giáo đối với Âm nhạc

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 85)

5. Cấu trúc của luận văn:

3.3. Phật giáo đối với Âm nhạc

Để mang ánh sáng Phật pháp đến với chúng sinh, có nhiều con đƣờng khác nhau, trong đó văn hóa nghệ thuật đƣợc coi là phƣơng tiện hoằng pháp vô cùng hữu hiệu. Trong các nghi lễ cúng Phật, Phật tử thƣờng ca hát, diễn xƣớng các làn điệu êm ái, nhẹ nhàng, nội dung thƣờng tán thán công đức vô lƣợng chƣ Phật. Từ đó âm nhạc Phật giáo cũng hình thành. Âm nhạc Phật Giáo Việt Nam nói chung, nhạc phật giáo Thanh Hóa nói riêng thƣờng bắt nguồn từ âm nhạc dân tộc, mang hơi điệu nhạc dân gian, nhạc thính phòng, nhạc sân khấu và nhạc lễ trong cung đình. Ngoài ra, nét nhạc của những bài tụng, bài tán cũng thay đổi theo từng miền, từng vùng khác nhau. Thang âm và điệu thức của những bài tụng bài tán trong âm nhạc Phật giáo Thanh Hóa rất gần với thang âm, điệu thức của các bài hát ru, làn điệu dân ca xứ Thanh. Những ca khúc Phật giáo thƣờng phản ánh đời sống an lạc, giải thoát, tinh thần thoát tục, tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên.

Nhận thấy vai trò của âm nhạc đối với đời sống tinh thần, nhiều Tăng Ni Phật tử Thanh Hóa đã học nhạc lý, thanh nhạc và tự tin sáng tác, đem âm nhạc đến với con đƣờng hoằng pháp cho chúng sinh. Các chƣơng trình Ca Múa Nhạc Phật giáo ở Thanh Hóa đƣợc tổ chức những năm gần đây, nhƣ: “Âm hưởng Phật giáo

mừng Phật Đản”, “Vu Lan đồng vọng”, “Diệu Pháp âm”, đặc biệt là “Hương sen

màu nhiệm”… đều gần gũi, thiết thực, đáp ứng sở thích của nhiều ngƣời, dẫn dắt họ

vào những bài học cơ bản của đạo Phật về lòng từ bi, thuyết nhân quả, thiện, ác, nghiệp báo… Bên cạnh việc sử dụng các loại dụng cụ đặc thù nhƣ mõ gia trì, chuông gia trì, đẩu, mộc bảng của Phật giáo, các nghệ sĩ Phật giáo xứ Thanh cũng đã biết sử dụng các nhạc khí truyền thống dân tộc nhƣ đàn nhị, đàn nguyệt, kèn, trống phách... góp phần làm phong phú nền âm nhạc dân gian. Thêm vào đó, hàng

loạt các ca khúc Phật giáo đã đƣợc sáng tác từ cảm hứng về ngƣời mẹ, đạo hiếu lễ, hoặc đƣợc chuyển tải từ các bài kinh kệ, và đã đƣợc các Tăng Ni Phật tử, cũng nhƣ tín đồ Phật trình bày trong các buổi sinh hoạt Phật giáo, nhƣ: Ân cha mẹ nhƣ biển trời, Bƣớc chân Yên Tử , Chùa tôi, Đêm Pháp Hoa, Diệu pháp, Đời Tăng lữ, Hoa kinh Bồ tát Khiêm Từ, Kinh cầu Mẹ Từ Bi, Lạy Phật Quan Âm, Lời sám nguyện, Lời tạm biệt của ngƣời tìm đạo, Mẹ là Phật, Phật là ánh từ quang, Phật về, Vì có Phật, Vu Lan nhớ mẹ, Xuân trong cửa thiền… Những bài hát đậm chất thiền này đã trở thành cầu nối và công cụ hữu hiệu đƣa giáo lý nhà Phật đến với chúng sinh một cách dễ dàng có có ý nghĩa tích cực hơn.

Đến với mỗi vùng quê xứ Thanh, hẳn ai cũng đƣợc đắm mình trong những làn điệu dân ca mƣợt mà, đằm thắm nhƣ hát cửa đình, còn gọi là hát nhà trò, một dị bản của hát ả đào (ca trù) ngoài Bắc; hát trống quân, hát ghẹo (hát huê tình), chèo chải Thiệu Hóa, chèo chải Hoằng Hóa, hát khúc Tĩnh Gia... và nổi tiếng nhất là tổ khúc hò sông Mã, từng đƣợc coi nhƣ “đặc sản” không đâu có của ngƣời xứ Thanh. Những bài hát nhƣ “Tự hào đất mẹ Thân thƣơng” ca ngợi ngƣời quê Thanh với tình ngƣời son sắt, thủy chung, “Dù ai đi khắp muôn phƣơng, hai bốn tháng 7 tìm đƣờng về quê. Dù ai công tác học nghề, hai bốn tháng 7 hƣớng về quê hƣơng. Tự hào đất mẹ thân thƣơng, bài ca vang mãi bƣớc đƣờng tƣơng lai.” [25, Tr. 10-11]. Hay Nhạc sỹ Nguyễn Liên mƣợn âm nhạc truyền hồn dân tộc; “Đây quê hƣơng muôn ngàn trang lịch sử, từ các cô gái Yên vực dịu hiền nhƣ ngọn lúa, nhƣng mƣa bom chẳng nhụt chí Hàm Rồng ….” [25, Tr. 116]. Có một điều đặc biệt là, những giai điệu dân gian, những lời ca trữ tình này vừa mang âm hƣởng nhạc dân tộc trầm hùng, vừa hòa quyện với những tiết tấu êm ái, nhẹ nhàng vốn có của âm nhạc Phật tạo nên đặc sắc riêng có của vùng quê Thanh. Ngay trong nội dung của các bài hát cũng thƣờng có mối quan hệ mật thiết với đạo Phật. Hình ảnh đầu tiên đƣợc miêu tả trong bài dân ca “Đi cấy” nổi tiếng của ngƣời Thanh Hóa là hình ảnh mái chùa và biểu tƣợng hoa sen: “Lên chùa bẻ một cành sen, ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng…”, nó cũng làm chúng ta nhớ lại, chùa từng là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng của làng trong thời gian rất dài ở Thanh Hóa nói riêng và cả nƣớc nói chung. Trong bài hát

“Về miền chiếu thân thƣơng” tác giả Đồng Tâm đã liên hệ những giáo lý nhà Phật với cuộc sống đời thƣờng: “Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm” [7, Tr.69 ]. Hay nhạc sĩ Đồng Tâm đã sáng tác ca khúc “Gửi về đất mẹ quê cha” thay cho những trải nghiệm từ biển đời luân hồi: “Cuộc đời ơi, cứ trôi đi, xin một giây phút thôi ngừng lại, tôi tìm tôi giữa dòng đời bất tận, không nơi nào, hơn bên mẹ bên cha...” [7, Tr.15-16]… Những đặc điểm này cho thấy, sự ảnh hƣởng của Phật giáo vào trong đời sống âm nhạc xứ Thanh giai đoạn hiện nay ngày càng sâu đậm, nó làm cho những bài ca mang đậm tình ngƣời, tình yêu quê hƣơng xóm làng, hay đơn giản chỉ là những trải nghiệm trong biển đời luân chuyển vô thƣờng, nhƣng lại tạo nên một nét đẹp mới cho âm nhạc quê Thanh, một nền âm nhạc nhân văn hơn, hƣớng thiện hơn.

Có thể nói, do nhận thấy tác dụng của âm nhạc trong việc đƣa đạo Phật đến gần hơn với nhân dân, trong những năm gần đây, công tác văn hóa văn nghệ của Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa đã đƣợc chú trọng và phát triển mạnh trong tín đồ phật tử, đặc biệt là trong Thanh thiếu niên phật tử và Tăng Ni trẻ của tỉnh nhà. Vào các ngày lễ lớn, các em đã có thể tự dàn dựng chƣơng trình và thể hiện các sáng tác âm nhạc mang âm hƣởng Phật giáo. Các hoạt động này đã đem lại nhiều lợi ích lớn lao, nó vừa truyền tải đƣợc giáo lý Phật giáo, lại vừa phần nào làm bớt sự khô cứng của giáo lý nhà Phật, làm cho mọi ngƣời tiếp cận chúng một cách dễ dàng, cởi mở hơn.

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)