5. Cấu trúc của luận văn:
2.1.4.2 Lễ hội chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
Hàng năm cứ đến ngày 8 tháng 2 (âm lịch), du khách thập phƣơng lại đổ về xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) để cùng tham dự Lễ hội chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh và làng văn hóa Duy Tinh. Cứ đến ngày này, không khí chuẩn bị lễ hội đƣợc tiến hành nhộn nhịp, gần đến kỳ hội, con cháu ở làng Duy Tinh đi công tác xa hoặc ở xa cũng đều thu xếp công việc để về dự lễ hội với làng. Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống của nhân nhân trong vùng nhằm tôn vinh ngƣời có công với quê hƣơng đất nƣớc, đồng thời cũng là dịp để du khách thập phƣơng về dâng hƣơng và vãn cảnh ngôi chùa cổ, có trên một 1.000 năm tuổi.
Về cơ bản, Lễ hội đƣợc tiến hành theo những quy định chung của Sở Văn hóa Thanh Hóa. Phần quan trọng nhất và đông vui nhất của lễ hội là phần rƣớc
kiệu. Vì đây là một nghi thức mời chƣ thần, Phật đi dạo quanh làng để thăm thú cảnh quan, mừng cho sự phát đạt và cũng thấy những khiếm khuyết trong năm cũ của dân làng, để thần phù hộ cho sự phát triển của năm mới. Ngoài những trò hội truyền thống nhƣ đánh cờ ngƣời, kéo cơ, trò chơi bài điếm, chọi gà…, mỗi năm Ban tổ chức lễ hội còn tổ chức thêm các trò hội mới nhƣ: Giao lƣu văn nghệ giữa các làng văn hoá, mời giao hữu bóng đá với các làng lân cận… Tất cả những hoạt động này của lễ hội, vừa thể hiện truyền thống văn hóa dân gian đặc trƣng vùng miền biển quê Thanh, lại vừa thể hiện sự xâm nhập sâu sắc của những giáo lý nhà Phật đã thấm sâu vào nhân dân trong tỉnh, trở thành những sinh hoạt quần chúng mang tính đời thƣờng nhƣng có ý nghĩa giáo dục về lòng yêu nƣớc, yêu quê hƣơng; tinh thần đoàn kết, chia sẻ; sự biết ơn, kính trọng những ngƣời có công xây dựng và bảo vệ làng xóm, quê hƣơng. Ngoài những giá trị này, tính nhân đạo của Phật giáo đƣợc thể hiện chính từ việc trích các nguồn công đức của du khách thập phƣơng cúng tiến cho nhà chùa, để lập “ quỹ khuyến học” nhằm giúp đỡ con em của một xã nghèo ven biển đều đƣợc đến trƣờng và có đầy đủ điều kiện học tập nhƣ mọi trẻ em khác.