Lễ hội tâm linh Đền Sòng, Phố Cát

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 51)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.1.4.3 Lễ hội tâm linh Đền Sòng, Phố Cát

Đền Sòng ngày xƣa thuộc trang Cổ Đam, Phú Dƣơng, Phủ Tống,Thanh Hoá, nay thuộc phƣờng Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là nơi thờ Liễu Hạnh Công chúa, một vị thần trong Tứ bất tử. Từ ảnh hƣởng những giáo lý luân hồi, nghiệp… của đạo Phật mà Mẫu Liễu Hạnh, theo truyền thuyết đã luân hồi hoá kiếp nhiều lần, đƣợc về với Thiên đình rồi lại nhiều lần giáng trần, gặp lại những ngƣời thân yêu của mình nhƣ cha mẹ, chồng con, khi ở hạ giới thì đi tu đắc đạo, đƣợc tôn thành Thánh Mẫu và trở thành một trong bốn vị thánh bất tử của Việt Nam. Do đó, bà vừa là hình mẫu thần thánh, lại thể hiện những hành động và đạo đức của nhà Phật. Cũng chính vì điều này mà hiện nay, trong hầu hết các đền, chùa, phủ đều có điện phối thờ Mẫu Liễu Hạnh. Ở Thanh Hoá theo có rất nhiều nơi thờ mẫu Liễu Hạnh, nhƣng Đền Sòng đƣợc xem là nơi thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh linh thiêng nhất xứ Thanh, và ngƣời dân Thanh Hóa đều cho rằng, trong khu thờ Tam

Tòa Thánh Mẫu ở đền Sòng, thì cả ba pho tƣợng thờ đều là Mẫu Liễu Hạnh, bà là hóa thân của nhiều hình tƣợng, do đó, pho khoác áo cà sa là hình ảnh của Bà sau khi đã qui y Phật, một bên là hình ảnh của Bà khi là Tiên Nữ, và bên kia là hình ảnh của Bà khi còn là cô gái trần gian. Điều này đƣợc khẳng định trong câu ca truyền miệng của ngƣời dân Thanh Hóa:

“Nào Tiên, nào Phật, nào ta, Sinh sinh, hóa hóa cũng là Bà đây”

Lễ hội Đền Sòng thƣờng diễn ra từ ngày mùng 10 đến 26 thánh 2 âm lịch hàng năm, trong đó ngày 25 là chính hội. Thủ tục trong lễ hội không nhiều nhƣng đƣợc cắt đặt chặt chẽ và theo một qui trình nhất định. Lễ hội Đền Sòng để hiện rõ nét tâm linh kính hiếu mẹ (mẫu) của ngƣời dân Thanh Hóa. Nếu nói lễ Vu lan là lễ hội báo hiếu chung của nhân dân cả nƣớc, thì Lễ hội Đền Sòng đƣợc xem nhƣ là lễ hội báo hiếu mẹ của riêng nhân dân tỉnh Thanh. Điều đặc biệt của Lễ hội là việc cúng lễ thuộc phụ nữ đảm nhiệm, gọi là Bà Đồng. Bà Đồng thƣờng là những ngƣời sống độc thân từ hồi còn trẻ, tự nguyện làm nghề đồng và coi giữ ngôi đền Thánh Mẫu, hầu Mẫu, hầu Thánh bằng nhiều hình thức nhƣ lên đồng, nhảy đồng... còn đàn ông thƣờng chỉ đánh đàn và hát chầu văn. Trong thời gian mở hội các bà đồng phải sống riêng biệt: ở ẩn và ăn chay để giữ cho lòng mình luôn thanh sạch. Điều này cho thấy, lễ hội đền Sòng có nét riêng biệt, là sự kết hợp tôn vinh đạo mẫu, và ghi nhận sự hiếu đễ của con cái đối với đấng sinh thành theo thuyết giáo nhà Phật.

2.1.4.4 Lễ hội Bánh Chƣng Bánh Dày

Lễ hội Bánh Chƣng Bánh Dày thƣờng đƣợc tổ chức vào ngày 12 tháng 5 âm lịch ở Sầm Sơn, Thanh Hóa. Lễ hội đƣợc tổ chức nhằm thể hiện tấm lòng hiếu đễ của con cái đối với bậc sinh thành, cũng nhƣ của con ngƣời với tạo hóa thiên nhiên. Đây cũng là Lễ hội cầu mƣa (Cầu vũ), cầu cho biển lặng gió êm, cầu cho thôn xóm đƣợc mùa, cho làng xóm bình yên, nhân dân vào lộng ra khơi đánh bắt đƣợc nhiều tôm cá. Lễ hội đƣợc xem là một trong những sự kiện văn hóa đáng chú ý, thu hút đƣợc đông đảo du khách về thƣởng lãm dự hội. Lễ hội thƣờng diễn ra với nghi thức truyền thống gồm phần lễ và hội. Phần lễ, trƣớc khi vào lễ tế là lễ rƣớc

kiệu từ chùa Khải Minh đến đền Độc Cƣớc, đoàn rƣớc đi vòng quanh các phố vừa đi vừa trình diễn cảnh cuộc thi đan lƣới, dệt xúc (Dệt vải) của Bà Triều với thần Độc Cƣớc. Ngoài đƣờng kiệu rƣớc bà Triều đi trƣớc nhƣng vào đến sân chùa, là xoay kiệu thần Độc Cƣớc đi trƣớc. (Theo tích cuộc thi đan lƣới giữa thần Độc Cƣớc với bà Triều, kết qủa Bà Triều thắng nên rƣớc kiệu ngoài đƣờng kiệu Bà đi trƣớc, song vào sân chùa kiệu thần Độc Cƣớc đi trƣớc vì ngài còn đƣợc mệnh danh là đức Phật mà nhân gian quan niệm rõ Tiền phật hậu thánh nên mới có tục xoay kiệu). Sau phần tế lễ là phần hội tƣng bừng, huyên náo. Các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhƣ đi cà kheo, kéo co… đƣợc tổ chức nhộn nhịp. Cuộc thi làm Bánh Chƣng – Bánh Dày diễn ra giữa 7 làng của thị xã Sầm Sơn. Ngay tại hội thi, các màn trình diễn làm bánh của các đội đƣợc diễn ra trƣớc mắt ngƣời tham dự, kết quả của sự tài hoa, khéo léo của ngƣời dự thi là những chiếc bánh chƣng xanh thẫm, bánh dày trắng muốt do bàn tay tài hoa, điêu nghệ của ngƣ dân đất biển. Những cái bánh dày có đƣờng kính khoảng 30 – 40cm và các bánh chƣng có mỗi cạnh 40 - 50cm đƣợc làm một cách chu đáo từ khâu đầu cho tới khâu cuối, đã trải qua rất nhiều công đoạn nhƣ chọn gạo, đậu, thịt, lá gói đến kỹ thuật chế biến rồi sau đó đƣợc đặt sang trọng trên những chiếc kiệu và đƣợc dân làng đƣa về tế lễ ở khu vực đền Ðộc Cƣớc, chùa Khải Minh. Những chiếc bánh đƣợc làm trong hội thi đƣợc chia đều cho dân trong làng và du khách thập phƣơng về tham dự lễ hội để họ cùng nhau hƣởng lộc, phúc để trong năm gặp nhiều may mắn và bình an. Và điều có ý nghĩa hơn nữa là toàn bộ giải thƣởng từ các cuộc thi, cũng nhƣ những món quà, tiền công đức của du khách thập phƣơng tại lễ hội đều đƣợc bàn giao lại cho Ban tổ chức lễ hội để làm công tác từ thiện, giúp đỡ những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, làm quỹ khuyến học cho con em trong vùng, cũng nhƣ quyên góp cho đồng bào gặp hoạn nạn… Từ Lễ hội Bánh Chƣng Bánh Dày, chúng ta nhìn thấy rõ nét văn hóa vùng biển của xứ Thanh, nhƣng đồng thời cũng bắt gặp những nét văn hóa tâm linh và những giáo lý nhà Phật. Tinh thần từ bi, hỉ xả, tinh thần đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái, “Lợi lạc quần sinh”, sự hƣớng thiện, sự báo ân công đức biển trời của đấng sinh thành… của nhà Phật đƣợc thực hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết

thực của nhân dân trong vùng cũng nhƣ du khách thập phƣơng, và đƣợc nhân dân trong toàn tỉnh ủng hộ.

Tuy các lễ hội có những hoạt động và nghi thức khác nhau, và mang đậm những sinh hoạt văn hóa truyền thống xứ Thanh. Nhƣng đồng thời lại thể hiện những triết lý đạo Phật đã và đang ảnh hƣởng và xâm nhập vào trong các hoạt động văn hóa của nhân dân trong tỉnh. Các lễ hội dƣới sự ảnh hƣởng những giáo lý nhƣ “Tứ diệu đế”, “Ngũ giới”, “Thập giới”, “Bát chính đạo” , “Luật nhân quả”, “Đạo kính hiếu”, … của nhà Phật đều hƣớng đến ca ngợi đức hạnh và sự tôn kính ngƣời mẹ, thể hiện sự kính hiếu đối với đấng sinh thành, những anh hùng đã xả thân vì dân tộc, lòng yêu quê hƣơng làng xóm, sự thủy chung sâu sắc, tinh thần đoàn kết, lòng thiện nguyện… Từ một số nghiên cứu thực tế về các lễ hội truyền thống nói trên ở Thanh Hóa, còn cho thấy Phật giáo ảnh hƣởng đậm nét đến cấu trúc từ Lễ cho đến Hội, góp phần tạo nên sự tồn tại sống động của các lễ hội truyền thống của xứ Thanh. Đồng thời cũng nói lên quá trình Việt hoá Phật giáo ở xứ Thanh khá rõ nét nhƣ hình ảnh đức thánh Mẫu Liễu Hạnh, hay Bà Triều kết chạ với thần Độc Cƣớc vị thần Phật này phải chịu làm em Bà Triều vì thua cuộc thi đan Xúc… Do đó, chúng ta có thể khẳng định, những lễ hội này là một trong những hoạt động văn hóa tâm linh kết hợp giữa các hoạt động văn hóa dân gian nhƣng lại mang đậm yếu tố của đạo Phật.

2.1.5 Phật giáo đối với công tác từ thiện xã hội

Triết lý sâu xa của Phật giáo không chỉ nằm trong những trang kinh của nhà Phật mà hiện hữu trong dòng chảy văn hóa dân tộc bởi sức lan tỏa của triết lý ấy luôn hƣớng mọi ngƣời về điều thiện, sự sẻ chia và lòng vị tha. Tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo nhanh chóng hòa quyện cùng những triết lý sống của ngƣời dân xứ Thanh, nhƣ: “Lá lành đùm lá rách”, “Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”,….Hay thậm chí là: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một ngƣời”. Trong những năm gần đây, Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều biến chuyển tích cực trong công tác phật sự, có nhiều đóng góp thiết thực và lợi ích cho việc đạo, việc đời cũng nhƣ góp phần

xây dựng và phát triển an sinh xã hội. Không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ con ngƣời bằng các liệu pháp tinh thần nhƣ cúng bái, cầu nguyện, tin tƣởng…mà còn biểu hiện thông qua những hành động mang tính thực tiễn, thiết thực, nổi bật là sự hỗ trợ vật chất của các tôn giáo trong hoạt động hành đạo, chú trọng đến các hoạt động nhân đạo từ thiện xã hội nhƣ khám chữa bệnh miễn phí, tƣ vấn, giúp đỡ ngƣời nhiễm HIV, cứu trợ nhân dân các vùng bị thiên tai... Những hoạt động từ thiện- xã hội này không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là một biểu hiện quan trọng chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo, góp phần cùng nhau nỗ lực thực hiện an sinh, phúc lợi xã hội vì sự phát triển cộng đồng, thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa đạo với đời.

Những năm gần đây, hƣởng ứng lời kêu gọi phát động của Mặt trận tổ quốc tỉnh, Ban Trị sự Phật giáo đã thực hiện các cuộc vận động đóng góp xây dựng các quỹ từ thiện xã hội nhƣ: quỹ cho ngƣời mù, quỹ học sinh nghèo vƣợt khó, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ khuyến học khuyến tài, quỹ chất độc mầu da cam và Hội Chữ thập đỏ; vận động tín đồ của tôn giáo mình tích cực đóng góp ủng hộ quỹ từ thiện nhằm thực hiện các chƣơng trình: “Xoá đói giảm nghèo”, “Xoá nhà tranh tre dột nát”, “Đền ơn đáp nghĩa”, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, động đất, sóng thần, nạn nhân chất độc màu da cam… Công tác từ thiện của Phật giáo Thanh Hóa cũng có nhiều thành tựu nổi bật, trong các năm 2005, 2006, 2007, tỉnh Thanh Hoá thƣờng xuyên bị bão lụt, gây hậu quả nghiêm trọng, Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hoá đã tổ chức quyên góp mỗi năm đƣợc trên một tỷ đồng cứu trợ đồng bào bị thiên tai, bão lụt. Điển hình 6 tháng cuối năm 2007, Ban Từ thiện đã ủng hộ đồng bào nạn nhân lũ lụt cơn bão số 6 và số 7 tiền, quà và thực phẩm trị giá trên 2,8 tỷ đồng. Từ năm 2008 đến năm 2012, tổng trị giá công tác từ thiện nhân đạo đạt 10,824 tỷ đồng; Giáo hội Phật giáo tỉnh đã xây dựng đƣợc 30 ngôi nhà đại đoàn kết cho gia đình nghèo với số tiền trên 300 triệu đồng. Riêng năm 2010, Tăng Ni Phật tử trong tỉnh đã quyên góp, ủng hộ 2,483 tỷ đồng, trong đó tặng quà Tết cho ngƣời nghèo trị giá 450 triệu đồng; xây dựng nhà đại đoàn kết, thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, tặng hàng ngàn xuất quà cho các gia đình chính sách, phụng dƣỡng suốt đời 8 Bà

mẹ Việt Nam anh hùng (1 mẹ ở Cẩm Thuỷ, 1 mẹ ở Quan Hóa và 6 mẹ ở Nông Cống); tặng quà cho ngƣời tàn tật, trẻ mồ côi, học sinh nghèo vƣợt khó trị giá 730 triệu đồng; ủng hộ đồng bào bị bão lụt tại Nghệ An và Hà Tĩnh hơn 1,2 tỷ đồng, ủng hộ nhân dân vùng bị bão lụt trong tỉnh hơn 100 triệu đồng. Kết quả năm 2012, công tác khuyến học và từ thiện xã hội của Hội Phật giáo huyện đạt đƣợc là: mỗi năm Hội Phật Giáo đã giúp 4 em có hoàn cảnh khó khăn đƣợc cắp sách đến trƣờng với giá trị 10 triệu đồng; ủng hộ đồng bào Miền Trung gạo, mì tôm, quần áo tổng trị giá trên 80 triệu đồng và ủng hộ 470 triệu đồng cho ngƣời nghèo trong huyện ăn tết... Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, ban đại diện phật giáo các huyện, thị xã, thành phố, các nhà chùa, Tăng Ni Phật tử trong tỉnh đã quyên góp đƣợc 1,5 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện. Đặc biệt là tháng 09/05/2013, Thƣờng trực Ban trị sự tỉnh đã công bố và trao quyết định thành lập bếp ăn tình thƣơng chùa Thanh Hà do Đại Đức Thích Nguyên Pháp, trị sự chùa Bái Chăm – Thành Phố Thanh Hoá làm bếp trƣởng cùng 12 thành viên. Kết thúc buổi lễ phái đoàn đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh phát 300 suất cơm đầu tiên cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại bệnh viện. Đây là mô hình hoạt động từ thiện khá thực tiễn và đầy đạo lý tình ngƣời. Mô hình này đã và đang đƣợc nhân rộng và phát triển ở tất cả các ban đại diện trong toàn bộ tỉnh Thanh Hoá. Với phƣơng châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” cùng tinh thần “Từ bi cứu khổ”, “Vô ngã vị tha”, Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa đã vận động chính các Tăng Ni Phật tử tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. Công tác từ thiện đƣợc Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức đều đặn. Nhân dịp tết cổ truyền, Ban đại diện các chùa trong tỉnh đã tổ chức các phái đoàn đi thăm tặng quà cho các gia đình nghèo và gia đình chính sách với mục tiêu “Không nhà nào không có bánh chƣng ăn tết”, “Không để ngƣời nghèo không có tết. Các chƣơng trình tết cho ngƣời nghèo, tặng quà cho ngƣời nghèo ở địa phƣơng nhân ngày Phật đản, tài trợ mổ tim, xây dựng nhà tình thƣơng cho ngƣời nghèo ở các huyện, đặc biệt là các huyện nghèo, vùng xâu sa, miền núi nhƣ: Bá Thƣớc, Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa…., tổ chức cứu trợ đồng bào nghèo vùng lũ, bị bão lụt tàn phá nhƣ Thạch Thành, Yên Định, Hậu Lộc, Nga Sơn… đều đƣợc chú trọng thực hiện. Nhân dịp đầu xuân mới

mỗi năm, các Tăng Ni Phật tử còn tổ chức hành hƣơng, lễ Phật cầu bình an, kết hợp với công tác từ thiện xã hội, tặng quà cho ngƣời nghèo, tổ chức khám, phát thuốc miễn phí cho ngƣời nghèo,… Hàng năm vào các ngày “Thƣơng binh liệt sĩ 27/7”, Ban Trị sự và một số chùa trong tỉnh thƣờng tổ chức thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, tổ chức tụng kinh cầu siêu tại các nghĩa trang liệt sĩ, dành hàng trăm triệu đồng để mua sổ tiết kiệm tình nghĩa tặng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, những gia đình thƣơng binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn… Đây là những việc làm rất có ý nghĩa, thể hiện tình cảm, tấm lòng của ngƣời con Phật đối với những hoàn cảnh còn khó khăn, vất vả trong xã hội. Nói về công tác từ thiện của Phật giáo tỉnh nhà, Đại đức Thích Tâm Đức, Trƣởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa từng khẳng định: “Với tinh thần Từ, Bi, Hỷ, Xả, Vô ngã vị tha của đạo Phật, trong thời gian tới, ban trị sự tiếp tục vận động nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp, ủng hộ tiền và hiện vật giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn để họ

vươn lên trong cuộc sống”.

2.2. Những thách thức của quá trình hội nhập và phát triển

2.2.1 Sự lệch lạc trong nhận thức của Tăng Ni Phật tử

Trƣớc sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng, sự chạy đua theo vật chất đã và đang nảy sinh trong một bộ phận Tăng Ni Phật tử, các biểu hiện tiêu cực và xa rời đạo đức nhà Phật của họ ngày càng có biểu hiện rõ ràng và trầm trọng hơn.

Không ít Tăng Ni, Phật tử đã có những nhận thức lệch lạc, chủ trƣơng thế tục hóa tôn giáo của Phật giáo, dẫn đến việc gắn đời sống tu hành với thái độ thực

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)