5. Cấu trúc của luận văn:
3.2.4. Kiến trúc điêu khác chùa Mật Đa (Phường Nam Ngạn, Thành phố Thanh
Thanh Hóa )
Chùa Mật Đa (hay còn gọi là Mật Đa Tự) tọa lạc tại phƣờng Nam Ngạn, Thành phố Thanh Hóa. Chùa còn đƣợc nhân dân trong tỉnh gọi theo địa danh với các tên khác nhƣ chùa Mật hay chùa Nam Ngạn. Chùa Mật Đa là một trong những ngôi chùa cổ của Thanh Hóa còn lƣu giữ đƣợc nguyên vẹn kiến trúc đặc trƣng của chùa đồng bằng Bắc Bộ. Chữ “Mật Đa Tự” mang hàm nghĩa là rừng cây hình chữ bảo tháp, có hoa thơm quả ngọt của đất Phật, có nhiều phúc đức, nên từ xa xƣa chùa đã thu hút rất đông khách thập phƣơng về chiêm bái thể nguyện tâm linh, cầu phúc, làm việc thiện giúp đời…
Chùa Mật Đa đƣợc xây dựng vào thời Hậu Lê – đời Bảo Thái năm thứ tƣ, tức Năm Quý Mão (1724). Chùa nằm trong quần thể di tích làng cổ Đông Sơn, nơi phát hiện nền văn minh sơ khai – văn hóa trống đồng Đông Sơn và cụm di tích lịch sử Hàm Rồng – Nam Ngạn. Chùa Mật Đa nằm ở thế đất đẹp, trung tâm của làng Nam Ngạn, bên trái có núi hình con rồng vƣơn ra biển, bên phải có hình hổ trắng đang chầu, trƣớc mặt có sông chảy, sau lƣng có chim phƣợng chầu. Kiến trúc chùa Mật Đa hình chữ đinh gồm 5 gian tiền đƣờng và hai gian hậu cung, bên trong chính điện có treo một bức đại từ sơn son thiếp vàng, chạm ba chữ “Mật Đa tự” và gian giữa là bức đại tự với dòng chữ „„Pháp giới mông huân”, gian ngoài cũng treo một bức có 4 chữ “ Tam giới độc tôn”, phía tây nam chùa là nhà Tăng và nhà Tổ, kết cấu của chùa bằng khung gỗ vững chắc, cột bằng gỗ lim, chùa lợp bằng ngói nung mái cong, trong chùa bài trí tƣợng pháp khá đầy đủ, bên ngoài có tƣợng Tổ và tƣợng Mẫu. Hai pho tƣợng Hộ pháp khuyến thiện và trừ ác cao hơn 3m. Ở gian phía tả nơi chính diện còn lƣu giữ đƣợc một pho thổ tƣợng với đƣờng nét uyển chuyển. Chính điện chùa Mật Đa hiện nay với những bức cửa võng đƣợc chạm trổ hoa văn: „„Lƣỡng long chầu nhật” với hai giải rũ mà mỗi giải tạo hình chim phƣợng chầu vào. Đây là một ngôi chùa có bức cửa võng mang đậm nét nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Trong hậu cung chùa các pho tƣợng Phật uy nghiêm nơi Tam Bảo, toát lên tinh thần „„Hòa quang đồng trần” phụng sự cuộc sống xã hội và đời sống tâm linh.
Trải qua nhiều biến cố của thiên nhiên và thăng trầm của lịch sử, chùa Nam Ngạn đã có một thời kỳ bị xuống cấp nghiêm trọng. Đƣợc sự quan tâm của Đảng, chính quyền và các ngành chức năng của địa phƣơng quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện nên mấy năm nay chùa đƣợc tôn tạo, tu bổ xây dựng do đó chùa đã khang trang, to đẹp hơn nhiều. Hiện nay, chùa Mật Đa đƣợc coi là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Thành phố Thanh Hóa, còn lƣu giữ nguyên vẹn, kiến trúc của chùa đồng bằng Bắc Bộ, và một số di vật thời Hậu Lê. Chùa đã đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 1821- VH/QĐ ngày 06/11/1989 của Bộ Văn hóa - Thông tin.
3.2.5. Kiến trúc điêu khắc chùa Đại Bi (Phường Đông Vệ, Thành Phố
Thanh Hóa )
Chùa Đại Bi (hay còn đƣợc gọi là chùa Mật Sơn), nằm tọa lạc ở phía Nam Thành phố Thanh Hóa (xƣa là làng Mật, xã Bố Vệ, tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá), dƣới chân núi Kỳ Lân, bên dòng Kênh Vi. Lúc bấy giờ, núi Kỳ Lân là một trong những danh sơn nổi tiếng xứ Thanh, đƣợc các vua nhà Lê yêu thích và nhiều lần du ngoạn. Đời vua Lê Thần Tông trị vì, trong một lần về thăm xứ Thanh, ngƣỡng mộ cảnh đẹp của núi Kỳ Lân, ông đã sai dựng một ngôi chùa cạnh núi và đặt tên chùa là Đại Bi. Do đó, nơi đây sau này cũng đƣợc lựa chọn đặt Thƣợng sàng hạ mộ cho vua Lê Thần Tông. Đây chính là nét độc đáo nhất của ngôi chùa Phật ở Thanh Hóa, vì nó là một công trình kiến trúc tôn giáo dùng để thờ Phật, song lại gắn liền với tên tuổi đức nghiệm của vị Hoàng Đế Lê Thần Tông. Đây cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử diễn ra trong quá trình vận động đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Chùa Đại Bi đƣợc xây dựng bố cục theo hình chữ Đinh (I). Bái đƣờng gồm 5 gian, chính điện 3 gian, cách Kênh Vi chừng 200m. Sân chùa bài trí rất nhiều hiện vật bằng đá nhƣ: voi, ngựa, nghê, bia đá, khánh đá. Ở khu vực điện thờ đƣợc bài trí gồm: gian thứ nhất (tính từ trong ra ngoài) là ba pho tƣợng “Tam thế”, gian thứ hai thờ tƣợng Quan Thế Âm, gian thứ ba chia làm hai: bên phải là tƣợng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn, bên trái là tƣợng vua Lê Thần Tông đặt cao, phía trƣớc mặt
thấp hơn, xếp theo tả hữu là tƣợng 6 bà hoàng phi mặc quốc phục. Điều đặc biệt là mặc dù là tƣợng tạc, nhƣng vẫn tạo nên sự khác biệt của sáu bà hoàng với 6 dân tộc Kinh - Thái - Mƣờng - Hán - Lào - Hà Lan khác nhau. Trong đó, trƣợng bà Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đƣợc tạc ngự trên toà sen hai lớp, còn các bà khác đƣợc tạc đội vƣơng miện trong tƣ thế tọa thiền. Dọc điện thờ chùa Đại Bi là hai dải Tả vu, Hữu vu. Theo các cụ cao niên trong làng, trƣớc kia, trong chùa có hàng trăm pho tƣợng Phật và La Hán mang phong cách nghệ thuật điêu khắc thế kỉ XVII. Tuy nhiên hiện nay, các pho tƣợng này phần lớn đã bị thất lạc. Tƣợng của vua Lê Thần tông và các bà Hoàng phi đều phải gửi sang khu Thái Miếu nhà Lê để khói hƣơng hƣớng lễ. Dấu tích còn lại của ngôi chùa cổ chỉ còn chiếc giếng chùa xây từ thế kỷ XVII, với “thành đá đƣợc xây dựng bằng đá phiến ghè đẽo công phu theo độ cong của giếng. Đáy giếng đƣợc lát một lớp đá phiến, mỗi tảng đẽo có hình tôm, cua, cá. Có thể nói “đáy giếng tiên” giống nhƣ thủy cung”[6, Tr. 93]. Đây là một trong những di vật kết nối chùa Đại Bi xƣa và nay, cũng là công trình văn hóa giao thoa kiến trúc dân gian và bác học.
Những năm gần đây, theo nguyện vọng của nhân dân trong tỉnh; đƣợc sự quan tâm của Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa; nhờ công sức của các Tăng Ni Phật tử, sự cung tiến tài lực, vật lực của các nhà hảo tâm trong tỉnh, trong nƣớc và nƣớc ngoài, chùa Đại Bi đã đƣợc tôn tạo và ngày càng khang trang, bề thế. Với những di tích đặc sắc và công trạng của mình, năm 1996 nhà chùa đã đƣợc công nhận là một di tích lịch sử văn hoá và đƣợc xếp dạng di tích lịch sử cấp tỉnh.