Phật giáo đối với kiến trúc, điêu khắc chùa chiền

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 73)

5. Cấu trúc của luận văn:

3.2.Phật giáo đối với kiến trúc, điêu khắc chùa chiền

Chùa không chỉ là nơi giảng đạo cầu kinh, thờ cúng Phật mà còn là nơi hội họp, nuôi dƣỡng tinh thần, gửi gắm tâm linh, tham quan vãn cảnh, đồng thời chùa cũng là nơi kết tinh các giá trị văn hóa, kiến trúc nghệ thuật dân gian… Chính vì vậy, ngôi chùa đã trở thành di sản vô cùng quý giá kiến cho nhiều ngƣời quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu. Trải qua gần 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa luôn là đề tài đƣợc các nhà nghiên cứu khám phá, khai thác nhiều nhất.

Theo thống kê của Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, đến tháng 9 năm 2009, cả tỉnh có 269 ngôi chùa. Trong đó có 82 ngôi chùa đƣợc xếp hạng di tích (14 ngôi chùa đƣợc xếp hạng di tích quốc gia và 68 ngôi chùa đƣợc xếp hạng di tích cấp tỉnh). Các ngôi chùa đƣợc xếp hạng di tích cấp quốc gia hầu hết là các ngôi chùa có niên đại từ thời Lý, Trần. Cùng với thời gian, các ngôi chùa của Thanh Hóa hiện tại không còn hoàn toàn theo kiểu kiến trúc cổ, mà đã thay đổi nhiều qua những lần trùng tu. Tuy nhiên, chúng vẫn thể hiện và toát lên tinh thần của đạo Phật ở cả kiến trúc của chùa, cũng nhƣ những điêu khắc chùa, tƣợng, bia…. “Khi xây dựng, các ngôi chùa ở Thanh Hóa thƣờng đƣợc xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Đinh, kiểu chữ Công, kiểu chữ Tam, kiểu nội công, ngoại quốc, phía bên ngoài có Tam Quan; ở các phía bên trong có các kiến trúc khác nhƣ nhà Tổ, nhà Tăng, sau này có thêm nhà mẫu, lại có tháp cao để thờ phật hoặc chứa xá lị của nhà sƣ đã viên tịch”[9, Tr. 31]. Chúng ta dễ dàng nhận thấy những điều này khi xem xét một số chùa tiêu biểu ở Thanh Hóa.

3.2.1. Kiến trúc điêu khắc Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (Văn Lộc,

Hậu Lộc, Thanh Hóa)

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một ngôi chùa cổ có từ trƣớc thời Lý, chùa thuộc địa phận thôn Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, chùa còn đƣợc nhân dân địa phƣơng còn gọi với cái tên quen thuộc là chùa Duy Tinh.

Theo “Từ điển di tích văn hoá Việt Nam” trang 582, NXb Khoa học&Xã hội thì “Chùa có từ lâu, trƣớc đời Lý. Vua Lý Nhân Tông đi tuần phƣơng nam, xa giá dừng ở trị sở châu Ái (Thanh Hoá) rồi trở về... để báo ơn vua, chúc quốc vận trƣờng tồn, Thông phán Chu Công (ngƣời đƣợc vua nhà Lý cử trấn giữ, cai quản Thanh Hóa) bàn giao cho huyện lệnh là Lê Chiếu dựng lại ngôi chùa cổ đã đổ nát. Dân bản huyện góp lƣơng, góp sức, san gò, lấp trũng, thợ mộc, thợ nề, gắng sức trong hơn 2 năm dựng xong chùa vào cuối năm Mậu Tuất hội, Tƣờng đại khánh thứ 9 (1118). Quy mô kiến trúc to lớn, xây dựng chạm trổ công phu… ”. Kể từ đó, Chùa trở thành một nơi thiền viên nổi tiếng, đƣợc đánh giá là có danh tiếng ở Ái Châu. Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm và biến động của lịch sử và tự nhiên, chùa ngày càng hƣ hỏng và bị đổ nát. Kiến trúc cũ của ngôi chùa đã bị biến dạng hoàn toàn qua nhiều lần tôn tạo sửa chữa. Dấu tích thời Lý chỉ còn giữ đƣợc là 3 bệ sen bằng đá ở trung tâm Phật điện, rồng Lý khắc ở bậc đá của chùa và một tấm bia vô giá dựng năm 1118 ghi lại việc dựng chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh.

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh đƣợc thiết kế theo lối kiến trúc kiểu khép kín, chùa tọa lạc theo hƣớng Nam, Khu chùa chính kiến trúc theo kiểu chữ Công (I). Chùa vừa mang vẻ đẹp của nghệ thuật kiến trúc, vừa giàu chất nghệ thuật văn chƣơng nhƣ tấm bia thời Lý còn lại ở chùa đã khắc: “…Nơi nhà uốn như trĩ bay xoè

cánh, đầu cột chạm trổ như Phượng múa Lân chầu…”, “...rường nhà cong cong

như vảy rồng nhô ra sau mưa, ngói uyên ương phơi dưới gió như xập xòe uốn lượn. Mái cong lấp lánh dưới mặt trời, hiên lượn quanh co trước gió. Tường vách chạy xung quanh..., hành lang bao bọc 4 mùa hiên cửa thanh hư. Bên hữu có vườn thơm, phía tả có ao mát, mặt nước hoa sen tốt tươi..., lại sắm đủ chiếu giường cho khách trọ nghỉ chân, lại xây đủ bếp núc cung cấp cho người thiền định...” [21, Tr.115]

Hiện nay, chùa còn một số hiện vật rất quý thời Lý mà ở các di tích khác cùng thời không có đƣợc, nhƣ: Hàng rồng chạm trên đá là phần còn lại của cây tháp lớn; tấm bia đƣợc lƣu giữ ở chùa đƣợc dựng vào năm 1118, cao 202 cm rộng 122 cm, trang sức đẹp, kiểu rồng xoắn, viền hoa cúc dây. Các loại hoa văn diềm bia ở đây nhƣ hoa cúc dầy, rồng uốn lƣợn đều là các mô típ hoa văn điển hình của thời

Lý. Đây là “một di tích, một hiện vật gốc, một tài liệu vô giá giúp chúng ta có nhiều tư liệu bổ ích để nghiên cứu tìm hiểu về sự phát triển Phật giáo Việt Nam thời Lý cũng như tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, phong tục, kiến trúc nghệ thuật…của

dân tộc ta thời hoàng kim của đạo Phật ở nước ta (TK XI - TKXII)”[8, Tr.171]. Mặt

bia có 36 dòng, gồm khoảng 2.400 chữ Hán. Nội dung của văn bia đề cập đến nhiều vấn đề nhƣ: ca ngợi đạo Phật, đề cao công đức của Thông Phán Chu Công ngƣời có công xây dựng chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh và cho biết quá trình xây dựng lại chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, ca ngợi cảnh trí và quy mô bề thế của chùa; Ba bệ sen bằng đá ở trung tâm Phật điện là ba tác phẩm điêu khắc đá quý hiếm có niên đại từ thời Lý còn sót lại, đƣợc trang trí cầu kỳ với các làn sóng dƣới chân. Mỗi bệ là một một tòa sen cách điệu có nhiều cánh viền quanh cân xứng, phía trên là con sƣ tử biến điệu sức mạnh đội cả bầu trời. “Đây là ba tác phẩm điêu khắc đá tinh xảo, biểu hiện trình độ thẩm mỹ cao của ngƣời xứ Thanh lúc đó. Từ ba bệ đá này, chúng ta có thể cảm nhận đƣợc tình cảm tâm hồn của ngƣời thợ đá xứ Thanh đã có cái gì phóng khoáng, thoáng đạt. Nó nhƣ một sự vƣơn dạy thoát ra sự gò bó khuôn mực công thức của nghệ thuật kiến trúc đƣơng đại” [9, Tr. 172-173]. Ngoài ra trong chùa Sùng Nghiêm Diện Thánh còn có rồng Lý trên bậc đá của chùa, đầu rồng đầu phƣợng bằng đất nung thời Trần và các hiện vật khác nhƣ tƣợng bằng gỗ, chuông, bia công đức thời Nguyễn… Những hiện vật này là một tài liệu khoa học vô giá giúp chúng ta có nhiều tƣ liệu bổ ích để nghiên cứu tìm hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, chính trị - xã hội, phong tục tín ngƣỡng, kiến trúc nghệ thuật…của dân tộc ta thời Lý, và tìm hiểu Lỵ sở ở đất Ái Châu xƣa.

Trải qua biến động của lịch sử, chùa bị thu hẹp so với trƣớc, tuy nhiên chùa đã đƣợc tu bổ và tôn tạo để thêm phần khang trang, vững chãi, nhƣng vẫn giữ lại đƣợc những đƣờng nét chạm khắc xƣa cũ, giúp chúng ta hiểu rõ đƣợc sự phát triển hoàng kim của chùa chiền thời Lý trên đất nƣớc ngàn năm văn hiến. Đây là ngôi chùa thời Lý duy nhất ở đất Thanh Hoá còn lại đến ngày nay, đƣợc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử văn hoá - kiến trúc nghệ thuật năm 1990.

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 73)