Tập tục Cầu siêu và Làm chay

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 43)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.1.3.2 Tập tục Cầu siêu và Làm chay

Ngƣời Thanh Hóa rất coi trọng việc cúng tế cho những ngƣời thân trong gia đình khi mất, đặc biệt là trong giai đoạn 3 năm đầu sau khi mất. Họ quan niệm rằng, con ngƣời không ai có thể chọn ngày chết, do đó, hàng năm cứ đến ngày mất thì làm giỗ, dù cho có những năm, ngày đó rất xấu, có cả trùng phục, trùng tang, sát chủ, quả tú, cô thần... Giỗ đƣợc thực hiện theo gia lễ: Lễ chung thất, Tốt khốc, Tiều tƣờng, Ðại tƣờng, cứ theo đúng ngày và trật tự mà lần lƣợt làm lễ. Vào ngày giỗ, con cháu ở xa đều nhớ ngày về làm lễ, thân nhân và gia chủ đều sắm sửa lễ đúng ngày tới dự. Trong các ngày cúng giỗ, họ thƣờng mời các nhà sƣ đến làm lễ, trong đó, Cầu siêu và Làm chay là hai nghi thức đƣợc thực hiện cho ngƣời đã chết theo nghi lễ nhà chùa.

Cầu siêu

Trong lễ cúng tuần, các gia đình thƣờng tiến hành lễ Cầu siêu với mong muốn vong hồn ngƣời chết đƣợc mát mẻ. Lễ Cầu siêu đƣợc thực hiện vào cuối tuần thứ 5 sau khi mất (35 ngày) bởi lúc đó hồn đƣợc phép về thăm nhà, rồi mới Siêu linh, nếu đƣợc Sƣ tăng tụng niệm họ sẽ lên thuyền Bát Nhã, qua miền Tịnh thổ để về cõi niết bàn. Do vậy, vào những ngày này ngƣời dân Thanh Hóa thƣờng có tục lệ thỉnh Sƣ tăng đến nhà để cầu siêu cho linh hôn ngƣời đã mất. Đồ lễ là lễ chay gồm: hƣơng, hoa tƣơi, quả chín, oản, xôi, chè... Khi cầu siêu thƣờng dùng kinh A-di-đà,

với nội dung: “Nguyện sinh vào đất Tây phƣơng trong sạch, hoa Sen nở chín tầng làm cha mẹ. Hoa nở thấy Phật gặp cõi vãng sinh. Lòng thành dâng Lễ, vạn tội tiêu tan, nguyện cho linh hồn thơm tho, đắc độ siêu thoát cùng gia quyến yên vui lợi lộc”. Sau lễ Cầu siêu, con cháu thành tâm công đức để tu sửa chùa.

Hiện nay, lễ cầu siêu không chỉ dừng lại ở trong phạm vi những gia đình có ngƣời mới mất mà nó còn đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm và thực hiện vào ngày Thƣơng binh liệt sĩ. Trong ngày này, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành liên quan phối hợp với tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa tổ chức cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ, những ngƣời có công với đất nƣớc tại các nghĩa trang liệt sĩ trong toàn tỉnh. Do đó, trở thành thông lệ, cứ đến ngày 27 tháng 7 thì các nghĩa trang liệt sĩ trong toàn tỉnh đều thỉnh các sƣ Tăng đến cầu siêu cho các vong linh anh hùng liệt sĩ đã mất, đồng thời đây cũng là dịp để nhân dân và các cấp lãnh đạo trong tỉnh cầu cho toàn dân an lành, hạnh phúc.

Làm chay

Làm chay thƣờng đƣợc thực thiện vào Lễ chung thất (49 ngày) và tốt khốc (100 ngày) của ngƣời đã mất. Quan niệm cho rằng, 49 ngày sau khi chết là thời kỳ vong linh còn mờ mịt, nổi chìm chƣa định, nên phải cúng vong để giúp vong hồn của ngƣời đã chết đƣợc chuyển sinh vào chỗ thiện. Theo thuyết của Phật giáo: vừa mới chết, hồn ngƣời chết bị Thành Hoàng là vị thần cầm sổ bộ địa phƣơng phái Ngƣu Đầu và Mã Diện áp tải đến tra án trong 49 ngày về những hành vi thuở sinh còn sống, qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty (tức 1 tuần, nhƣng không phải tuần lễ theo dƣơng lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát sẽ tự do hay bị gông cùm tuỳ theo tội trạng. Do vậy, làm chay trong tuần Tứ cửu (cúng 49 ngày) là tập tục không thể thiếu đối với những gia đình có ngƣời mất ở Thanh Hóa. Đàn chay lập ra gồm 3 tầng: trên cùng là tƣợng Tam bảo đƣợc thay bằng 3 bình hƣơng; tiếp theo là tƣợng Tam phủ (Trời, Đất, Nƣớc gồm Thiên Quang, Thích Ca và Thành Hoàng; dƣới cùng là ban thờ chúng sinh. Khi tiến hành có Lễ Phật, lễ Tam phủ, Cầu vong, phá ngục, giải oan cắt đoạn, phóng sinh và cúng cháo.

Ngoài ra, nhiều gia đình, sau khi làm lễ chung thất hay tốt khốc, họ xin dẫn vong linh về chùa để tu cho sớm đƣợc siêu thăng tịnh độ, nên những lễ tốt khốc, tiểu tƣờng, đại tƣờng, đàm tế đều tổ chức ở chùa, đốt vàng mã cũng tại đó.

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 43)