Sự thay đổi trong chất lượng xây dựng chùa hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 83)

5. Cấu trúc của luận văn:

3.2.7. Sự thay đổi trong chất lượng xây dựng chùa hiện nay

Nói về kiến trúc các chùa Thanh Hóa, ngƣời viết cũng muốn nói thêm về một số vấn đề trong sự thay đổi trong chất lƣợng xây dựng chùa trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, việc xây dựng chùa cảnh đã đạt đƣợc những thành tựu

to lớn. Tuy nhiên, chất lƣợng thực sự của các ngôi chùa vẫn còn là điều phải suy nghĩ. Hiện nay, nhiều ngôi chùa trong tỉnh Thanh Hóa đƣợc xây dựng với kinh phí khá lớn nhƣng chất lƣợng chƣa hẳn đã cao, kiến thiết chƣa hẳn đã đẹp, nhất là khi xem xét về bố cục tổng thể, về kiến trúc, về quy hoạch không gian... Trong thực tế, vẫn tồn tại hai hiện tƣợng trái ngƣợc nhau trong cách ứng xử với ngôi chùa thờ Phật ở Thanh Hóa. Một là hiện tƣợng một số ngƣời dân, Tăng Ni chƣa chủ động tham gia bảo vệ di sản Phật giáo, còn trông chờ vào ngân sách Nhà nƣớc và ngƣợc lại; hai là, một số ngôi chùa đƣợc tu sửa do sự hảo tâm của Phật tử, nhân dân, nhƣng lại tu sửa không đúng quy trình, dẫn đến hiện tƣợng làm sai lệch, biến dạng và thậm chí mất hẳn yếu tố gốc, yếu tố cơ bản làm nên giá trị ngôi chùa. Thêm vào đó, khi xây dựng chùa, mỗi vị trụ trì đều làm theo chủ ý riêng của mình trong khi không phải ai cũng am hiểu sâu về kiến trúc và xây dựng. Trong nhiều trƣờng hợp, vai trò tƣ vấn, phản biện chƣa đƣợc coi trọng. Vai trò chỉ đạo của Ban Trị sự tỉnh hội chƣa đƣợc đề cao. Do đó, để mỗi ngôi chùa đƣợc trùng tu, xây dựng thực sự là những danh lam, những công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị, xứng đáng với từng đồng tiền mà tín đồ thập phƣơng đã công đức, thì việc Ban trị sự tỉnh cần có bộ phận chuyên môn hƣớng dẫn cũng nhƣ việc mỗi vị trụ trì cần quan tâm huy động và lắng nghe tƣ vấn của các nhà chuyên môn về lĩnh vực này là vấn đề đáng đƣợc lƣu tâm.

Ngoài ra, một số chùa trong tỉnh đã đƣợc công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc xây dựng, trùng tu, sửa chữa các công trình này nhìn chung chƣa thực hiện đúng quy định của Nhà nƣớc về việc quản lý di tích. Nhiều ngôi chùa đã đƣợc công nhận là di tích cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, nhƣng khi tiến hành trùng tu đã không còn giữ lại đƣợc dấu tích lịch sử vốn có. Hoặc có những chùa dù chƣa đƣợc sự cho phép, khảo sát và quy hoạch theo đúng yêu cầu chuyên môn của các ban ngành, nhƣng nhân dân trong vùng và trụ trì nhà chùa vẫn tiến hành trùng tu, tôn tạo theo những ý kiến và kinh nghiệm cá nhân, làm theo “lệ làng”, do đó dẫn đến hiện tƣợng chùa mới đƣợc tu bổ lên khang trang, nhƣng lại mất đi giá trị văn hóa và lịch sử vốn có của nó. Do đó, việc tu bổ và hiện đại hóa các chùa đòi hỏi phải chú trọng giữ gìn truyền thống và

bản sắc văn hóa dân tộc, đây là yêu cầu đúng đắn và cấp thiết trong việc tu bổ và tái tạo lại các chùa trong tỉnh. Bởi vì từ chối hội nhập và hiện đại hóa là không thể, nhƣng hội nhập và hiện đại hóa mà mất đi nét riêng lại càng không thể chấp nhận. Hai quá trình này cần phải có tính chất song hành, không loại trừ mà phải bổ sung cho nhau.

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)