Phật giáo đối với văn hóa lễ hội

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 47)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.1.4 Phật giáo đối với văn hóa lễ hội

Ảnh hƣởng từ tƣ tƣởng đạo Phật, các hoạt động lễ hội của nhân dân Thanh Hoá thƣờng mô phỏng theo các hoạt động của nhà Phật nhƣ đề cao hệ thống Tứ Pháp, kính hiếu cha mẹ trong lễ Vu Lan... Những ngày hội này thƣờng đƣợc tổ chức rất trang trọng và đa dạng. Phần nghi lễ của ngày hội thƣờng mang tính giáo dục

hƣớng thiện sâu sắc. Các hoạt động văn hóa lễ hội ngoài việc đƣợc tổ chức tại các đền, chùa: nhà chùa đứng ra mới các bản hội, thiện nam, tín nữ từ các nơi trong và ngoài tỉnh đến dự; tổ chức rƣớc kiệu, múa lân, cờ lọng, phƣờng bát âm rầm rộ vang trời, thu hút hàng vạn ngƣời tham gia; ngoài ra còn đƣợc tổ chức tại các di tích lịch sử văn hóa. Tuy có những mục đích khác nhau, nhƣng vẫn thể hiện rõ nét sự ảnh hƣởng của đạo Phật trong các phần lễ hội.

Đối với ngƣời dân Thanh Hóa, thì các lễ trọng đại của Phật giáo và Dân tộc nhƣ Đại lễ Phật đản, Vu Lan, Phật thành đạo, Rằm tháng 7, Tết nguyên đán, lễ tƣởng niệm chƣ vị Tổ sƣ, chƣ tôn Giáo phẩm viên tịch, rằm tháng Giêng cầu nguyện Quốc thái dân an, lễ vía Đức Phật và Bồ Tát, lễ kỷ niệm húy nhật chƣ vị Tổ sƣ của các chùa … là những lễ hội có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đồng thời thể hiện đậm nét tƣ tƣởng của Đạo Phật. Hội đền Sòng (Phố Cát), Phủ Thanh Lâm (Thành phố Thanh Hóa), Phủ Na (Nông Cống, Nhƣ Xuân)… là những lễ hội quen thuộc đối với nhân dân trong tỉnh và đƣợc nhân dân hƣởng ứng và tham gia tích cực. Ngoài ra, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và giáo dục truyền thống yêu nƣớc, giúp dân của các Thiền Sƣ cổ Đức, các bậc Thánh nhân đối với các thế hệ trẻ ngày nay, Ban Trị sự các chùa trong tỉnh đã kết hợp với ngành Văn hóa các cấp tổ chức và phục hồi các lễ hội truyền thống nhƣ: Lễ hội truyền thống chùa Thông (huyện Vĩnh Lộc); chùa Vồm, chùa Hƣơng Nghiêm (huyện Thiệu Hóa); chùa Vĩnh Thái (huyện Nông Cống); Chùa Tiên (huyện Nga Sơn); Chùa Chặng (huyện cẩm Thuỷ), lễ hội “Tế Thánh Lý Thƣờng Kiệt” chùa Sùng Nghiêm (huyện Hậu Lộc); Lễ hội “Kỳ Phúc Thành Hoàng” chùa Linh Cảnh (huyện Thọ Xuân); Lễ hội “Cỗ oản Kỳ phúc” chùa Khải Minh (TX sầm Sơn)... Dƣới đây là một số lễ hội tiêu biểu:

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)