Củng cố và phát triển tín đồ Phật tử

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 65)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.3.3Củng cố và phát triển tín đồ Phật tử

Thanh Hóa có dân số đông (gần 4 triệu ngƣời, sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội), trong thời kỳ đổi mới, nhu cầu tín ngƣỡng của nhân dân trong tỉnh ngày càng gia tăng. Do đó, Thanh Hóa trở thành địa phƣơng thu hút đƣợc số lƣợng lớn tín đồ Phật tử theo đạo Phật. Do đặc điểm của Phật giáo là tự giác, tự nguyện, nên việc thống kê, quản lý về số lƣợng tín đồ Phật tử trong toàn tỉnh tƣơng đối khó khăn. Qua nghiên cứu, từ lễ hội, các nghi lễ thờ cúng của cƣ dân trong tỉnh và báo cáo thống kê sơ bộ các huyện, thị, thành phố năm 2009, Ban trị sự tỉnh đã ƣớc định số lƣợng tín đồ Phật giáo và những ngƣời có cảm tình Phật giáo của Tỉnh Thanh Hóa khoảng dƣới 2 triệu ngƣời, trải rộng trên 27 huyện, thị, Thành phố.

Để nhân dân trong toàn Tỉnh có thể phục hành giáo lý của đức Phật thì trƣớc hết phải khiến cho họ hiểu và thấy đƣợc những giá trị tốt đẹp mà giáo lý của Đức Phật đem lại. Chính vì vậy, đối với công tác phổ biến, truyền bá kiến thức Phật giáo, Ban trị Sự Phật giáo Thanh Hoá luôn chỉ đạo chủ nhiệm các câu lạc bộ Phật tử phải đa dạng ngƣời làm công tác giáo dục Phật pháp, không chỉ là các Tăng Ni mà còn cần có cả những Phật tử, cƣ sĩ am hiểu về đạo Phật tham gia công tác này. Để công tác giáo dục đạt hiệu quả và có sức lan truyền lôi cuốn cần phải tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức các trò chơi, và lồng ghép vào những cuộc thi tìm hiểu về Phật pháp... Những buổi giải Pháp, hoàng Pháp cũng nên tùy theo đối tƣợng, có sự lựa chọn và phân loại đối tƣợng để truyền đạt kiến thức cho phù hợp, giúp mọi ngƣời cùng hiểu, tránh trƣờng hợp ngƣời nghe không hiểu ngƣời giảng đang nói gì, chỉ ngồi cho đủ lệ. Với khoảng gần 2 triệu ngƣời là tín

đồ và ngƣời yêu mến Phật giáo trên toàn địa bàn tỉnh Thanh Hóa, con số này là một điều kiện vô cùng thuận lợi trong việc hƣớng dẫn đời sống sinh hoạt của cộng đồng Phật tử. Mặt khác, đạo Phật hƣớng dẫn đời sống tâm linh của cộng đồng phật tử hoàn toàn phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống của ngƣời Việt Nam nói chung và ngƣời dân Thanh Hóa nói riêng nhƣ việc thờ cúng ông bà và tổ tiên. Chính vì thế, thời gian qua, tín đồ Phật tử trong tỉnh ngày một tăng về số lƣợng và chất lƣợng. Họ không chỉ tin theo và thực hành nhƣ một tín đồ thuần thúy nữa mà đều có những hiểu biết khá sâu sắc về đạo. Những năm gần đây, Ban trị sự Phật giáo Thanh Hóa còn chỉ đạo cho Ban hƣớng dẫn phật tử kết hợp với ban hoàng pháp tổ chức giảng giáo lý cho Phật tử trong ba tháng An cƣ, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Phật pháp trong dịp đại lễ Phật đản, tổ chức lớp học giáo lý và cuộc thi giáo lý cho cƣ sỹ phật tử, tổ chức hội trại Phật giáo với tuổi trẻ, Thiền biển…

Đối với xã hội, tuổi trẻ đƣợc xem là tƣơng lai của đất nƣớc, là thế hệ kế thừa trên hai phƣơng diện truyền thống và hiện đại. Phật Giáo cũng không đi ngoài quy trình đó. Chính thế hệ Thanh Thiếu niên phật tử trẻ đƣợc sinh ra và lớn lên trong môi trƣờng cha mẹ là những Phật tử thuần thành sẽ là những thế hệ tiếp nối gìn giữ và phát triển truyền thống Phật giáo của ông bà tổ tiên để lại. Do đó, để củng cố và phát triển tín đồ Phật tử, Phật giáo Thanh Hóa chủ trƣơng đƣa giáo lý của đạo Phật, cũng nhƣ những tƣ tƣởng tốt đẹp của Đức Phật phổ biến rộng rãi trong tầng lớp Thanh Thiếu niên, làm cho họ hiểu đƣợc những lợi ích mà đạo Phật đem lại, từ đó chủ động tu dƣỡng bản thân, rèn luyện nhân cách, lối sống và bản lĩnh bản thân trƣớc những cám dỗ cuộc đời…Để thu hút giới Thanh Thiếu niên Phật tử tu tập đúng đạo Pháp và tạo sân chơi lành mạnh cho các em, Thƣờng trực Ban trị sự đã áp dụng mô hình câu lạc bộ Thanh Thiếu niên Phật Tử chùa Quán sứ để thành lập thí điểm câu lạc bộ Thanh thiếu niên phật tử chùa Thanh Hà, bƣớc đầu đã thu đƣợc nhiều kết quả khả quan và đã nhân rộng trong toàn tỉnh.

Những hoạt động của Ban Hƣớng dẫn Phật tử đã khơi dạy niềm tin, hiểu biết của Phật tử đối với Chính Pháp, ứng dụng lời dạy của Đức Phật vào cuộc sống

thực tế và thực hành nó trong đời sống hàng ngày, đem lại niềm an lạc cho mỗi cá nhân, góp phần giữ gìn đạo đức truyền thống của dân tộc và hạn chế mê tín dị đoan trong tín đồ Phật tử.

Câu lạc bộ Thanh Thiếu niên Phật tử là một trong những tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút Thanh Thiếu niên đến sinh hoạt, học tập giáo lý nhà Phật. Mục đích của câu lạc bộ Thanh Thiếu niên Phật tử là đƣa giáo lý Phật vào cuộc sống, đến với tầng lớp Thanh thiếu niên. Đồng thời Câu lạc bộ Thanh thiếu niên phật tử cũng trở thành sân chơi hấp dẫn và bổ ích đối với Thanh thiếu niên. Nhận thấy những điều này, Ban trị sự Phật giáo Thanh Hóa đã chủ trƣơng xây dựng các Câu lạc bộ Thanh Thiếu niên Phật tử ở khắp các chùa trong toàn tỉnh; chỉ đạo các Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ phải không ngừng đổi mới các phƣơng thức hoạt động, đa dạng hóa các hoạt động và nâng cao chất lƣợng các buổi sinh hoạt; có sự thay đổi hình thức sinh hoạt cho phù hợp với đối tƣợng và chủ đề nội dung sinh hoạt. Ngoài ra, cần chú trọng tạo điều kiện cho các bạn trẻ tham gia trực tiếp các hoạt động, phong trào từ thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa do nhà chùa, Giáo hội tổ chức. Trên thực tế, hầu hết các bạn trẻ cả trong và ngoài Câu lạc bộ thanh thiếu niên phật tử đều đã đƣợc tham gia các hoạt động và phong trào từ thiện do Giáo hội Phật giáo Thanh Hóa tổ chức, gần đây nhất là đêm “Thiền Trà–Tri ân Cha Mẹ” tại khóa tu Phật Giáo với tuổi trẻ 2012, tiếp đến là Lễ Phát động chiến dịch hiến máu tình nguyện dịp Tết Nguyên Đán và Hội Xuân Hồng 2013 với chủ đề: Giọt Hồng Từ Bi đã đƣợc tổ chức tại chùa Thanh Hà. Ngoài ra còn có các buổi Giao lƣu Thanh thiếu niên phật tử với Thanh thiếu niên phật tử Hà Tĩnh, Hà Nội…

Qua các hoạt động này, Thanh Thiếu niên có thể suy ngẫm, thảo luận và thực hành những điều tốt đẹp mà bản thân đƣợc tiếp thu từ các buổi học giáo lý Phật giáo.

CHƢƠNG 3

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO THANH HOÁ ĐỐI VỚI

VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT CỦA TỈNH NHÀ TỪ NĂM 1984 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 65)