5. Cấu trúc của luận văn:
3.2.2. Kiến trúc điêu khắc chùa Hoa Long (Vĩnh Thịnh, Vĩnh lộc, Thanh Hóa)
Hóa)
Chùa Hoa Long (tên chữ là Hoa Long Tự) thuộc địa phận thôn Trung, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Hoa Long Tự là ngôi chùa mang nhiều dấu tích nghệ thuật kiến trúc thời Trần còn lại ở Thanh Hoá.
Chùa Hoa Long gắn liền với di tích lịch sử văn hoá quốc gia đền thờ Trần Khát Trân (một danh tƣớng thời nhà Trần) trên một khu đất rộng khá bằng phẳng, trong tay ngai của năm dãy núi Kim Âu bao quanh làm thế tựa vững chắc. Chùa quay hƣớng Nam, trƣớc mặt là dòng sông Mã, xa xa là dãy núi đá vôi có động Kim Sơn, Tiên Sơn nổi tiếng Thanh Hoá.
Theo nguồn tƣ liệu Hán Nôm về kiến trúc còn lại đến nay cho biết, chùa Hoa Long đƣợc xây dựng từ thời Trần, vào năm Thành Thái thứ 4 (1892). Chùa đƣợc bố cục theo hình chữ Nhị (=) gồm hai toà nhà tiền đƣờng và nhà hậu cung liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một khối thống nhất. Chùa gồm 3 gian, bốn mái uốn cong lợp ngói mũi hài; trên bờ nóc, ở giữa đắp nổi mặt hổ phù, hai bên đầu nóc gắn hình hai con xô quy đầu vào nhau. Cửa ra vào hai gian bên đƣợc thƣng bằng hai bức trạm khắc gỗ, đề tài và đƣờng nét hoa văn phong phú. Bƣớc vào nhà tiền đƣờng, chúng ta bắt gặp ngay những mảng chạm khắc hình rồng và hoa sen. Rồng đƣợc chạm ở xà ngang, cột trụ ở cửa võng đầu đao ở xà nách, kẻ hiên; bình hoa sen đƣợc chạm ở đá tảng, bệ phật, ở đầu dƣ, con dấu có lẽ chính những đề tài điêu khắc trên đã khiến cho ngƣời xƣa gọi ngôi chùa là Hoa Long. Nhà tiền đƣờng là kiến trúc gỗ đời Trần mang tính tôn giáo duy nhất còn tồn tại ở địa phƣơng, kiến trúc còn giữ lại đƣợc nhiều mảng chạm khác gỗ, phong phú về các đề tài truyền thống với tính nghệ thuật cao bằng bàn tay tài hoa cộng với cái nhìn bao quát ngƣời nghệ nhân thủa ấy đã thể hiện sống động, nhƣng rất gần gũi hình ảnh chú bé ngồi trên lƣng hạc, khóm trúc hoa sen, đôi rồng ẩn dƣới đài sen... các mảng chạm hình dáng chắc khỏe tinh xảo phong phú thể hiện cho nghệ thuật điêu khắc gỗ tiêu biểu nhất cho kiến trúc Phật giáo đời Trần ở Thanh Hoá. Cửa võng đƣợc coi là bức chạm khắc chủ đạo trong nhà Tiền đƣờng làm nền cho Phật điện. Hai bên cửa võng chạm hình hai con
chim hạc mỏ ngậm hai dải phƣớn nhà Phật, đang trong tƣ thế bay đi truyền bá tƣ tƣởng “Từ - Bi - Hỉ - Xả” của đức Phật tới mọi chốn nhân gian. Phía trên cùng chạm hai tiên nữ đứng trên đài sen dang rộng đôi cánh nhƣ sẵn sàng bay đi “cứu hộ chúng sinh” đem đến sự thái bình, an lạc. Hậu Cung chùa Hoa Long gồm 3 gian, xây theo kiểu vòm cuốn. Gian chính giữa có bệ thờ tam bảo bằng đá, còn gọi là bệ đá Tam thế. Bệ Tam thế là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá tiêu biểu thể hiện một bông sen khổng lồ mọc lên trên những ngọn sóng nhấp nhô dƣới ánh trăng trí tuệ mang triết lý sâu xa của đạo Phật. Nghệ thuật chạm khắc này đƣợc bình luận:
“Với nghệ thuật chạm bóng hình đôi rồng uốn thành ba khúc mềm mại, đầu ngẩng
lên chầu đỡ viên ngọc quý với những tia sáng toả ra xung quanh, như muốn truyền nguồn hào quang huyền diệu của đức Phật tới mọi cõi dương gian, khai sáng đức
thiện tâm của đông đảo tín đồ phật tử” [8, Tr. 87-88]. Trải qua nhiều biến thiên lịch
sử, chùa Hoa Long đã nhiều lần đƣợc trùng tu và di chuyển địa điểm, nhƣng chùa Hoa Long hiện tại vẫn giữ đƣợc tƣơng đối nguyên dạng kết cấu ban đầu của kiến trúc thời Trần. Với những giá trị đặc sắc và nổi bật, chùa Hoa Long thực sự là di tích Phật giáo độc đáo của Thanh Hoá nói riêng và Việt Nam nói chung, đã đƣợc bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích văn hoá cấp quốc gia năm 2004.