Xây dựng, củng cố và phát triển các Ban đại diện Phật giáo

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 63)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.3.2 Xây dựng, củng cố và phát triển các Ban đại diện Phật giáo

Xác định Chùa không những là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, mà còn là trung tâm sinh hoạt cộng đồng và lƣu giữ các giá trị lịch sử văn hoá. Mỗi một ngôi chùa là đại diện cho một “khu vực” hoạt động, sinh hoạt Phật giáo. Phật giáo có phát triển mạnh mẽ hay không phụ thuộc rất nhiều vào các ban đại diện Phật giáo cơ sở. Do đó, sau khi thành lập, Ban trì sự Phật giáo tỉnh Thanh Hoá đã không ngừng xây dựng các ban đại diện cấp huyện, thị, thành phố để củng cố, phát triển vị thế của Phật giáo trong lòng quần chúng nhân dân trong toàn tỉnh. Việc ra đời các

ban đại diện ở các địa phƣơng trong toàn tỉnh là cánh tay dài của Ban trị sự tỉnh Thanh Hóa, là cầu nối giữa Tăng Ni Phật tử và Ban Trị sự cũng nhƣ các cấp chính quyền. Theo thống kê của Ban tôn giáo tỉnh Thanh Hóa, bắt đầu từ nhiệm Kỳ I, cả tỉnh Thanh Hóa có 9 ngôi chùa có sƣ Trụ trì trên 5 huyện, thị, thành phố, bao gồm: Thành phố Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Vĩnh Lộc. Đến đầu nhiệm kỳ II, đã bổ sung thêm 3 sƣ Trụ trì, nâng số chùa lên 12/6 huyện, thị, thành phố. Đầu nhiệm kỳ III, có 16 ngôi chùa có sƣ Trụ trì trên 7 huyện, thị, thành phố. Đầu nhiệm kỳ IV, có 22 ngôi chùa có sƣ Trụ trì trên 9 huyện, thị, thành phố. Đầu nhiệm kỳ V, cả tỉnh có 35 ngôi chùa có sƣ Trụ trì trên 13 huyện, thị, thành phố; tại nhiệm kỳ VI cũng đã kiện toàn 10 ban đại diện Phật giáo cấp huyện, thành lập thêm bốn ban đại diện, nâng tổng số ban đại diện Phật giáo lên 14/27 huyện, thị, thành phố trong đó bao gồm: Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn, huyện Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Nông Cống, Tĩnh Gia, Hoàng Hóa, Cẩm Thủy, Triệu Sơn. Tính đến nay, đã có tổng 46 ngôi chùa có sƣ Trụ trì trên 15 huyện, thị, thành phố; các ban ngành chuyên môn cũng đƣợc thành lập nhƣ: Tăng sự, Hoàng Pháp, hƣớng dẫn Phật tử, nghi lễ, văn hóa, Bảo trợ học đƣờng… Những ban ngành này đã và đang góp phần đẩy mạnh các hoạt động của tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa.

Có thể nói việc thành lập Ban đại diện Phật giáo các huyện, thị xã, Thành phố không những là một bƣớc đột phá lớn trong quá trình hoạt động và truyền bá Phật giáo Thanh Hóa, mà còn là cơ sở tốt để thu hút và phát triển số lƣợng tín đồ theo đạo Phật. Trƣớc kia các thông tin về hoạt động của Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa xuống cơ sở gặp rất nhiều hạn chế, nhƣng hiện nay, thông qua hệ thống hành chính giáo hội, việc thông tin và liên lạc giữa Tỉnh hội với các huyện, giữa các ban đại diện Phật giáo các huyện với nhau trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Thông qua các ban đại diện Phật giáo cấp huyện, thị, thành phố các hoạt động Phật sự, các cuộc vận động, các hoạt động tự thiện nhân đạo đƣợc triển khai thuận lợi, rộng khắp và nhanh chóng, do đó, nhu cầu tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân đƣợc đáp ứng kịp thời, các chùa trong huyện có sự trao đổi và liên hệ với nhau mật thiết hơn, công

tác hoàng pháp đƣợc triển khai thuận lợi hơn… Ngoài ra, Văn phòng Ban trì sự cũng đã đƣợc xây dựng có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ các mặt hoạt động Phật sự, có văn thƣ trực văn phòng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, nhằm giải quyết kịp thời các Phật sự của tỉnh hội. Thƣờng trực ban trì sự cũng đã mở 3 lớp tập huấn cho các thành viên ban Trị sự, Ban đại diện và trụ trì các chùa trong tỉnh, từ đó mà cải thiện phần nào công tác hành chính đạo của Giáo hội Phật giáo tỉnh.

Một phần của tài liệu Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)