Chính sách công nghệ và phát triển thị trường công nghệ

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 89)

I. HIỆN TRẠNG NHU CẦU ĐMCN TRONG DN DỆT TỈNH NAM ĐỊNH

3.5.Chính sách công nghệ và phát triển thị trường công nghệ

3. Kết quả phân tích SWOT với một số chính sách thị trường kéo

3.5.Chính sách công nghệ và phát triển thị trường công nghệ

Trong chính sách công nghệ và phát triển thị trường công nghệ hiện nay, nước ta đã thông qua một số biện pháp ban đầu khuyến khích các DN đầu tư ĐMCN với các cơ chế khuyến khích về thuế, tín dụng, thương mại… đối với nhiều lĩnh vực kinh tế, được thể hiện ở Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); Luật thuế TNDN; Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các DN đầu tư vào hoạt động KH&CN; Nghị định 149/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thuế XNK. Với hoạt động khuyến khích phát triển TTCN, Việt Nam đã thông qua và ban hành hai bộ luật quan trọng đó là Luật CGCN và Luật sở hữu trí tuệ đây là cơ sở pháp lý cho phát triển TTCN. Cùng với đó là các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật như: Nghị định số 11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về CGCN (sửa đổi); Thông tư số 30/2005/TT-

84

BKHCN của Bộ KH&CN hướng dẫn một số điều của Nghị định 11/2005/NĐ-CP; Thông tư số 14/2006/TT-BKHCN của Bộ KH&CN về việc hướng dẫn việc giám định công nghệ các dự án đầu tư và CGCN. Và Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Nghị định 159/2004/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH&CN, đề án phát triển TTCN được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

3.5.1. Chính sách công nghệ:

Trong luận văn này sẽ phân tích một vài điều, khoản liên quan đến cơ chế ưu đãi của Chính phủ khuyến khích DN đầu tư ĐMCN được thể hiện ở Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); Luật thuế TNDN; Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các DN đầu tư vào hoạt động KH&CN; Nghị định 149/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế XNK, cụ thể:

• Khoản 1 điều 3; khoản 3 điều 4; điều 6, điều 7 của Nghị định 119/1999/NĐ-CP, • Khoản 6 điều 15; khoản 1, 2, 3 điều 22; khoản 1 điều 25; khoản 1, 2, 3, 4 điều 26; khoản 1, 3, 5 điều 28 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước,

• Khoản 3 điều 13; khoản 1, 2 điều 14 của Luật thuế TNDN, • Khoản 6, 9, 14, 16 điều 16 của Nghị định số 149/2005/NĐ-CP,

Điểm mạnh (S)

(1)Chính sách công nghệ được Nhà nước thể chế hóa dưới dạng Luật, Nghị định, các văn bản hướng dẫn và áp dụng với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế,

(2)Nhà nước đưa ra các cơ chế ưu đãi, khuyến khích DN đầu tư ĐMCN, cụ thể: -Ưu đãi về mức thuế suất thuế TNDN, -Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế, -Được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc trong dây chuyền công nghệ (trường hợp trong nước chưa sản xuất được),

-Được vay vốn trung hạn và dài hạn với

Điểm yếu (W)

-Không thống nhất về mức thuế suất thuế TNDN và thời gian miễn giảm thuế đối với hoạt động ĐMCN,

-Không có sự phân biệt giữa dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư ĐMCN, -Khó xác định ranh giới giữa có/không miễn thuế nhập khẩu với máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...

-Không chỉ rõ mức lãi suất ưu đãi là bao nhiêu,

-Mức vốn vay và mức vốn được bảo lãnh không thống nhất,

85 lãi suất ưu đãi,

-Được đáp ứng mức vốn từ 50% đến 70% số vốn đầu tư tại quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ phát triển KH&CN, -Được quỹ hỗ trợ và phát triển bảo lãnh vốn trung hạn và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển và được quỹ hỗ trợ phát triển cấp bù khoản chênh lệch giữa lãi suất vay ưu đãi với lãi suất vay thông thường,

-Được Quỹ xuất khẩu cho vay/bảo lãnh tín dụng xuất khẩu,

(3)Có phạm vi điều chỉnh được thể hiện một cách hệ thống đối với các loại hình hoạt động KH&CN,

nghệ, về thương mại đối với các DN khi tiến hành ĐMCN,

-Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với DN thì điều kiện để vay vốn rất chặt chẽ, thủ tục phức tạp và không có ưu đãi đối với DN vay vốn để tiến hành ĐMCN,

-Các mức hỗ trợ thấp, chưa phù hợp so với yêu cầu thực tế của ĐMCN,

-Các chính sách đưa ra theo hướng nếu DN tiến hành ĐMCN sẽ được hỗ trợ ưu đãi, ngược lại nếu DN không tiến hành ĐMCN thì sẽ không nhận được hỗ trợ ưu đãi. Chính sách không theo hướng tiếp cận tạo áp lực ảnh hưởng đến sự phát triển, tồn tại của DN, nếu DN không tiến hành ĐMCN sẽ phải gặp các điều kiện khó khăn về thuế, tín dụng, thương mại… trong quá trình SXKD,

-Chậm ban hành văn bản hướng dẫn.

Cơ hội (O)

-Lĩnh vực dệt vải, hoàn thiện các sản phẩm dệt, sản xuất tơ, sợi các loại được Nhà nước khuyến khích đầu tư,

- Nhà nước hiểu sự cần thiết và có hỗ trợ, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư ĐMCN của DN,

-Nhà nước tạo ra nhiều kênh tín dụng để cấp vốn cho DN có thể vay vốn,

-Đối xử bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp,

Thách thức (T)

-Nhà nước đã ban hành và thực hiện những chính sách hỗ trợ DN tiến hành ĐMCN, nhưng DN vẫn chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về các chính sách,

-DN chưa tích cực hưởng ứng các cơ chế chính sách đó,

-Hệ thống văn bản của chính sách còn có nhiều mâu thuẫn và gây cho DN khó hiểu để thực thi chính sách,

-Tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực trong các cơ quan tài chính, vẫn tồn tài cơ chế xin cho,

86

-DN rất hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn vốn mạo hiểm hoặc vốn “mồi” để đầu tư ĐMCN,

-Thiếu đội ngũ chuyên gia tư vấn về công nghệ và kinh doanh cho DN,

-Tỉnh Nam Định chưa hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu, và chỉ có quỹ phát triển KH&CN nhưng chưa hoạt động,

Qua các phân tích trên cho thấy, chính sách công nghệ ở Việt Nam được Nhà nước chú trọng khuyến khích DN đầu tư ĐMCN nâng cao sức cạnh tranh bằng nhiều công cụ chính sách để ưu đãi DN. Tuy nhiên, kết quả cho thấy hiệu quả thực thi các chính sách này còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều DN tham gia hưởng ứng do bản thân chính sách chứa đựng nhiều mâu thuẫn, các mức ưu đãi thấp chưa phù hợp với nhu cầu cấp thiết của DN, cách tiếp cận đơn giản, chưa chú trọng đến kích cầu công nghệ của DN bằng cơ chế tạo sức ép đến sự tồn tại và phát triển của DN.

3.5.2. Chính sách phát triển thị trường công nghệ:

Trong số các văn bản này sẽ phân tích một vài điều, khoản liên quan đến hoạt động hỗ trợ phát triển TTCN của Luật CGCN, Nghị định 159/2004/NĐ-CP cùng với đề án phát triển TTCN, cụ thể:

• Khoản 1, 2, 3 điều 5; khoản 1 điều 8; khoản 1 điều 9; khoản 1 điều 34; khoản 2 điều 40; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 điều 44; điều 45; điều 46; điều 47 của Luật CGCN,

• Khoản 3 điều 5; khoản 1, 2 điều 18 của Nghị định 159/2004/NĐ-CP, • Khoản 1, 3 điều 12 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước,

• Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30/08/2005 của Chính phủ phê duyệt đề án phát triển TTCN,

Điểm mạnh (S)

(1)Chính sách khuyến khích phát triển TTCN được Nhà nước thể chế hóa dưới dạng Luật, Nghị định, các văn bản hướng

Điểm yếu (W)

-Chậm và thiếu ban hành các cơ chế phát triển TTCN (có đề án phát triển TTCN nhưng mới đề ra một số nhiệm vụ chủ

87 dẫn khác,

(2)Nhà nước đưa ra nhiều cơ chế chính sách nhằm kích cầu và thúc đẩy cung công nghệ với nhiều ưu đãi:

-Được nhận và chỉ phải trả tiền thù lao cho tác giả đã nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách Nhà nước,

- Miễn thuế thu nhập cho tổ chức, cá nhân góp vốn bằng bằng sáng chế, công nghệ, -Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, ĐMCN,

- Miễn thuế TNDN cho phần thu nhập tăng thêm trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bảy năm tiếp theo với cơ sở đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, ĐMCN,

- Miễn thuế thu nhập trong 4 năm với điều kiện tổng giá trị miễn thuế không vượt quá 50% tổng kinh phí đầu tư cho ĐMCN với DN đầu tư ĐMCN có tiếp nhận công nghệ thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao,

(3)Khuyến khích phát triển tổ chức dịch vụ CGCN, khuyến khích các hoạt động thông tin KH&CN để phục vụ hoạt động tư vấn, chuyển giao, ĐMCN, mua bán sản phẩm KH&CN và các hoạt động khác nhằm thúc đẩy phát triển TTCN,

yếu đến năm 2010, chưa có chiến lược tổng thể cho các giai đoạn sau. Còn nhiều nội dung của đề án chưa hoàn thành như xây dựng các đề án thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm; đề án nâng cao năng lực quản lý và phát triển công nghệ cho DN; chuyển các tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chuyển các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ của Nhà nước có sản phẩm gắn với thị trường sang hoạt động theo cơ chế DN…),

-Chính sách chú trọng nhiều vào các ưu đãi kích cung công nghệ hơn là kích cầu công nghệ,

-Mức ưu đãi kích cung và kích cầu công nghệ chưa thu hút sự tham gia của hai bên cung và cầu,

-Cơ chế kết nối hai bên cung và cầu công nghệ chưa cụ thể, chưa thúc đẩy phát triển TTCN,

-Vai trò cơ quan quản lý và phát triển TTCN mờ nhạt, thực thi các chính sách hiệu quả chưa cao,

-Hệ thống văn bản về phát triển TTCN thiếu và chưa đồng bộ, việc thực thi ở các địa phương chậm,

-Hệ thống thông tin công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ TTCN đã được thiết lập nhưng chưa đạt mức có thể tạo điều kiện và khuyến khích các chủ thể tham gia

88

thực hiện giao dịch trên TTCN,

Cơ hội (O)

-Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động CGCN,

-Nhà nước ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; phát triển nguồn nhân lực công nghệ đồng bộ với đầu tư ĐMCN,

-Nhà nước quan tâm phát triển mạnh TTCN; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

-Nhà nước khuyến khích CGCN tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;

-Các DN có nhu cầu lớn về công nghệ và dây chuyền thiết bị,

Thách thức (T)

-Nguồn cung về công nghệ phụ thuộc chủ yếu từ nhập khẩu từ bên ngoài,

-Năng lực lựa chọn công nghệ của DN kém, nên có thể nhập công nghệ và dây chuyền thiết bị lạc hậu,

- Thiếu các tổ chức tư vấn, hỗ trợ về đầu tư và lựa chọn công nghệ,

-DN chưa có thói quen sử dụng tư vấn khi đầu tư mua sắm công nghệ,

-Tỉnh Nam Định chưa có chính sách cụ thể để quản lý hoạt động CGCN và phát triển TTCN,

-Thực thi về SHTT chưa được đảm bảo, tình trạng vi phạm quyền SHTT còn tràn lan,

-Hệ thống thông tin công nghệ và ĐMCN chưa đa dạng,

-Thiếu mạng lưới các tổ chức xúc tiến TTCN,

Qua các phân tích trên cho thấy, chính sách TTCN ở Việt Nam được Nhà nước quan tâm và bước đầu cũng có hành động nhằm xây dựng và thúc đẩy phát triển TTCN như ban hành hệ thống pháp luật, khuyến khích các tổ chức tham gia TTCN, phát triển các yếu tố cấu thành của thị trường (hệ thống thông tin công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ TTCN). Tuy nhiên, các Luật quy định về CGCN, ĐMCN, SHTT và các cơ chế khuyến khích tham gia phát triển TTCN cần phải tiếp tục hoàn thiện như đề ra nhiều cơ chế ưu đãi để kích cầu công nghệ và tạo điều kiện hình thành nhiều kênh cung cấp công nghệ, hỗ trợ các điều kiện về thông tin, dịch vụ tư vấn, môi giới… để kết nối các tổ chức tham gia vào TTCN.

89

KẾT LUẬN CHƯƠNG II.

1. Hiện trạng nhu cầu đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp công nghiệp dệt:

- Ngành công nghiệp dệt có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH và là ngành đứng thứ hai về đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút nhiều lao động trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Ngành dệt và may được định hướng, quy hoạch phát triển là một trong tổng số năm ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh có nhiều lợi thế so sánh.

- Tình hình hoạt động sản xuất của các DN ngành dệt tỉnh Nam Định chững lại, đang có chiều hướng suy giảm so với các ngành công nghiệp của tỉnh và so với ngành dệt của cả nước.

- Hiện trạng công nghệ của các DN dệt tỉnh Nam Định kém so với các ngành công nghiệp khác (cụ thể so với ngành công nghiệp may):

+ Về máy móc, thiết bị của các DN nhìn chung đạt mức trung bình. Tỷ lệ thiết bị tự động và bán tự động trong dây chuyền công nghệ rất thấp. Dây truyền thiết bị thiếu đồng bộ, các máy móc thiết bị cũ, thủ công, chắp vá;

+ Các thiết bị, máy móc và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất còn phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên việc đầu tư công nghệ mới chỉ dừng ở mức độ mua thiết bị máy móc, chưa có kèm mua bí quyết về công nghệ trong sản xuất;

+ Các DN dệt có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu năng lực ĐMCN;

+ Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu thấp, chủng loại và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN may xuất khẩu trong nước và trên địa bàn tỉnh; - Hiện các DN dệt tỉnh Nam Định đang gặp nhiều sự cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước nên hầu hết các DN đều ý thực được sự cần thiết phải đầu tư ĐMCN, nhưng tình hình ĐMCN trong các DN chưa thực sự nhìn thấy mấu chốt của hoạt động đổi mới, chưa định vị được hoạt động nào đóng vai trò quan trọng và là khâu đột phá đầu tiên, cụ thể:

+ Các hoạt động ĐMCN được tiến hành chỉ ở một số ít DN và tập trung chủ yếu là hoạt động cải tiến các quy trình công nghệ và các sản phẩm hiện có, hoạt động áp dụng các quy trình sản xuất mới thường được thực hiện với tính chất là mở

90

rộng sản xuất nhiều hơn là ĐMCN, hoạt động nghiên cứu triển khai ở cấp DN không được chú trọng và đa phần phục vụ mục đích ứng dụng, vận hành công nghệ hơn là ĐMCN;

+ Các DN chi tài chính đầu tư cho ĐMCN còn rất thấp, chủ yếu là mua máy móc và thiết bị chưa chủ động đầu tư vào những hoạt động đổi mới quan trọng, quyết định sự phát triển của DN;

+ Các DN có đầu tư mở rộng sản xuất thường sử dụng hai phương thức là nhập thiết bị công nghệ từ nguồn nước ngoài và bắt chước, thiết kế lại theo mẫu. Việc hợp tác với các cơ quan khoa học trong nước và tự tổ chức nghiên cứu và triển khai trong nội bộ DN cũng được sử dụng nhưng với số lượng ít và phần nhiều liên quan đến các cải tiến nhỏ về sản phẩm/quy trình sản xuất;

+ Hầu hết DN mới chỉ dừng ở giai đoạn tiếp thu công nghệ một cách thụ động thông qua nhập khẩu máy móc và thiết bị;

+ Các DN đều hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thị trường nhưng các hoạt động liên quan đến nghiên cứu thị trường mới được thực hiện ở mức độ đơn giản và thiếu liên tục. Và các DN đã chú trọng hoạt động đăng ký bảo

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 89)