Chính sách thương mại

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 84)

I. HIỆN TRẠNG NHU CẦU ĐMCN TRONG DN DỆT TỈNH NAM ĐỊNH

3.3.Chính sách thương mại

3. Kết quả phân tích SWOT với một số chính sách thị trường kéo

3.3.Chính sách thương mại

Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động phát triển thị trường. Chính các chính sách đã hỗ trợ DN khai thác được những cơ hội của thị trường mang lại. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO thì công cụ ảnh hưởng lớn đến chính sách thương mại là thuế quan, mức thuế suất áp đặt vào các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu sẽ thể hiện chính sách khuyến khích hay không khuyến khích phát triển đối với ngành sản xuất đó trong nước. Thuế quan sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động XNK và tác động gián tiếp tới hoạt động sản xuất, tới động lực đầu tư ĐMCN của DN. Hệ thống các văn bản liên quan đến thuế XNK gồm: Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 28/9/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng; Luật thương mại; Luật thuế XNK; Nghị định của Chính phủ số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 quy định chi tiết thi hành Luật thuế XNK; Thông tư 261/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 quy định mức thuế suất của biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.

Trong số các văn bản này sẽ phân tích một vài điều, khoản liên quan đến hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và ưu đãi thuế XNK của Luật thuế XNK; Nghị định của Chính phủ số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 quy định chi tiết thi hành Luật thuế XNK, Thông tư 261/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 quy định mức thuế suất của biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, cụ thể:

• Khoản 1, 6, 9, 14, 16 điều 16; khoản 2 điều 27 của Nghị định 149/2005/NĐ-CP, • Điều 6 của Nghị định 119/1999/NĐ-CP,

Điểm mạnh (S)

(1)Chính sách được xây dựng theo hướng phân công trách nhiệm cụ thể cho các Bộ chức năng tham gia vào việc thực thi

Điểm yếu (W)

-Các văn bản dưới Luật quá nhiều, sửa đổi, bổ xung và thay thế liên tục, cơ quan chức năng chậm ban hành văn bản hướng dẫn

79 chính sách,

(2)Nhà nước khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực dệt vải, hoàn thiện các sản phẩm dệt, sản xuất tơ, sợi các loại. Và nếu có 80% sản phẩm xuất khẩu sẽ được Nhà nước đặc biệt khuyến khích đầu tư,

(3)Nhà nước khuyến khích DN về hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm:

-Được miến thuế XNK hàng hóa khi tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, -Miễn thuế nhập khẩu với thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư để phục vụ sản xuất khi mở rộng quy mô dự án, thay thế đổi mới công nghệ,

-Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong thời gian 5 năm, -Quy định cụ thể thuế suất thuế xuất khẩu với hàng hoá xuất khẩu,

gây khó khăn cho việc tra cứu và thực thi. Còn tồn tại điểm mâu thuẫn (Nghị định của Chính phủ số 149/2005/NĐ-CP ban hành năm 2005 có điều khoản bãi bỏ điều khoản của Nghị định 119/1999/NĐ-CP nhưng đến nay vẫn chưa sửa đổi),

-Thủ tục nhập khẩu và xét miễn thuế phức tạp, chưa rõ ràng,

-Hệ thống thuế quan còn khá phức tạp, số lượng thuế quan còn nhiều và độ phân tán giữa các mức thuế quan còn khá cao, -Chưa chú trọng đến hoạt động chống gian lận thương mại, hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu cho DN,

-Thiếu quy hoạch phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ hàng vải sợi trong nước. Chưa liên kết được quan hệ giữa sản xuất và lưu thông, bán buôn và bán lẻ,

-Mức thuế xuất chưa khuyến khích sản xuất sản phẩm dệt trong nước,

-Một số nguyên liệu chính của ngành dệt như sơ bông, sợi vẫn bị áp mức thuế nhập khẩu trung bình từ 5%-12%

-Không xác định được mức thuế suất xuất khẩu đối với các nguyên liệu và sản phẩm dệt,

-Thiếu chặt chẽ về phạm vi và thời gian áp dụng nên khó xác định thời gian miễn giảm,

- Tỷ lệ thuế suất hiện hành không đồng đều (Mức thuế suất bảo hộ các ngành dệt thay thế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho

80

ngành may chưa thể hiện vai trò nổi bật trong nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt),

-Quá chú trọng tới bảo hộ đầu vào và đầu ra của sản phẩm mà chưa quan tâm đúng mức các cơ chế khuyến khích đối với các nhân tố quan trọng là sử dụng công nghệ hiện đại,

-Chưa có chính sách khuyến khích DN nghiên cứu và tìm kiếm thị trường,

Cơ hội (O)

-Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, là thành viên của Khu vực Mậu dịch Tự do, nên đã rỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan,

-Được Nhà nước bảo hộ sản xuất của ngành dệt trong nước có điều kiện, phù hợp với điều ước quốc tế,

-Đối xử bình đẳng giữa các loại hình DN và hàng hóa nhập khẩu (trong và ngoài nước),

-DN có thể thu được nhiều lợi ích khi gia nhập thị trường xuất khẩu,

-Nhu cầu của thị trường sản phẩm ngành dệt trong nước rất lớn,

Thách thức (T)

-Hệ thống thông tin về thị trường kém, -Hệ thống các cơ quan chống gian lận thương mại hoạt động không hiệu quả, tình trạng gian lận thương mại chưa được ngăn chặn,

-Nhiều yếu tố tiêu cực trong các cơ quan tài chính, thuế,

-Chịu tác động tiêu cực về thương mại (thuế nhập khẩu giảm nên hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước),

-Gặp nhiều rào cản về kỹ thuật, trong khi chất lượng, mẫu mã sản phẩm thấp và giá thành cao,

-Nguồn trong nước cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt thiếu, chủ yếu phải nhập khẩu,

-Thiếu quy hoặc và sự liên kết, hỗ trợ trong nội bộ ngành thông qua việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của nhau như các DN ngành dệt mua sợi sản xuất trong

81

nước, DN nhuộm mua vải của DN dệt và DN may đặt hàng cho DN dệt, nhuộm... -Hàng vải sợi từ nước ngoài trốn lậu thuế, giá rất rẻ đã làm cho sản xuất trong nước bị ảnh hưởng,

-Các DN chưa có thương hiệu,

Qua các phân tích trên cho thấy, chính sách thương mại đã hỗ trợ các DN phần nào mở rộng được thị trường sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài trong lúc gặp nhiều khó khăn khi gia nhập WTO. Bên cạnh tác động tích cực đã đạt được vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như chính sách thiếu không đồng bộ, nhất quán đặc biệt là việc điều chỉnh bổ sung danh mục các hàng hóa chịu thuế XNK không kịp thời, chưa chú ý đến mối quan hệ tương tác giữa các ngành/lĩnh vực sản xuất trong việc đề ra tỷ lệ thuế suất. Việc ban hành các văn bản liên quan đến trách nhiệm của nhiều bộ ngành nhưng hoạt động phối hợp ban hành, hướng dẫn chậm. Chính sách chỉ quan tâm đến việc bảo hộ đầu vào và đầu ra của sản phẩm, chưa chú trọng tới một số hoạt động rất quan trọng khác như hỗ trợ các DN nghiên cứu tìm kiếm thị trường, quảng bá và phát triển thương hiệu, chống gian lận thương mại, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm… Những tồn tại này đã cản trở DN đầu tư ĐMCN vì các hỗ trợ khuyến khích của Nhà nước chưa đảm bảo được sản phẩm của DN sau ĐMCN sẽ có sức cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 84)