Chính sách công nghiệp

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 87)

I. HIỆN TRẠNG NHU CẦU ĐMCN TRONG DN DỆT TỈNH NAM ĐỊNH

3. Kết quả phân tích SWOT với một số chính sách thị trường kéo

3.4. Chính sách công nghiệp

Hiện nay đã có chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển cho từng giai đoạn đối với một số ngành công nghiệp được xác định là công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. Với ngành dệt có 02 văn bản được Chính phủ và Bộ Công thương ban hành gồm: Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, cụ thể:

82

Điểm mạnh (S)

Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành dệt đưa ra:

-Về quan điểm: Nâng cao chất và lượng sản phẩm; khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may về thương hiệu của các doanh nghiệp, mẫu mã thời trang, công nghiệp phụ trợ, cung cấp nguyên phụ liệu; mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển tối đa thị trường nội địa...

-Về mục tiêu: Đưa ra các số liệu cụ thể của tốc độ tăng trưởng và một số chỉ tiêu về doanh thu, xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá, sản phẩm chính, sử dụng lao động của từng giai đoạn,

-Về định hướng phát triển: đưa ra các định hướng về áp dụng tiêu chuẩn sản phẩm, thiết kế thời trang, kêu gọi đầu tư, quy hoạch CSHT, bảo vệ môi trường...

- Về giải pháp: đưa ra các giải pháp về đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, về khoa học công nghệ, thị trường, cung ứng nguyên vật liệu, tài chính,

Điểm yếu (W)

-Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành dệt theo phương pháp lập kế hoạch cũ xác định các mục tiêu là sản lượng, giá trị xuất khẩu, đầu tư mới, tỷ trọng cung nội địa, và tỷ lệ nội hóa, dựa chủ yếu vào mong muốn của các nhà lãnh đạo hơn là các phân tích có tính khoa học để chỉ ra định hướng cạnh tranh,

-Chính sách đưa ra các giải pháp chung chung không phù hợp với mục tiêu cụ thể, -Xây dựng chiến lược và quy hoạch nhưng không căn cứ vào các chính sách về tín dụng, thuế, thương mại, công nghệ… -Các Bộ, địa phương chưa có chính sách cụ thể về tín dụng, công nghệ, thương mại tạo điều kiện đối với ngành dệt,

-Thiếu mối liên kết giữa chính sách thương mại và chính sách thuế,

Cơ hội (O)

-Ngành dệt có lợi thế so sánh so với nhiều nước trên thế giới,

-Lao động ngành dệt trong nước nhiều và có tay nghề cao,

-Ngành dệt may là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, và đã xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển,

-Tỉnh Nam Định đã xây dựng quy hoạch

Thách thức (T)

-Thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ và tiếp thu công nghệ để thúc đẩy ngành dệt phát triển,

-Không thu hút được dự án FDI vào ngành dệt,

-Thiếu sự hỗ trợ gián tiếp và tổng quát đối với ngành dệt thông qua các thể chế hỗ trợ thị trường như thông tin, công nghệ, quản

83 phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2015, định hướng đến năm 2020,

lý sản xuất, marketing, cơ sở dữ liệu công ty...

- Các nguyên phụ liệu đầu vào chủ yếu phải nhập khẩu,

-Hàng dệt Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước,

-Hầu hết các DN có quy mô sản xuất nhỏ và công nghệ, năng lực công nghệ sản xuất lạc hậu,

Từ kết quả phân tích trên, có thể thấy việc đề ra chiến lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may với đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp theo hướng nâng cao sức cạnh tranh của các DN ngành dệt may. Nhưng các nội dung thể hiện chung chung, chưa đưa ra những giải pháp tổng thể hỗ trợ DN dệt ĐMCN từ căn cứ các chính sách khác để chỉ rõ cho DN thấy được những ưu đãi hỗ trợ của Chính phủ đối với DN ngành dệt nói riêng và ngành dệt may nói chung khi đầu tư ĐMCN. Hạn chế này sẽ cản trở việc thực thi các chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp dệt, điều này cũng lý giải tại sao ngành công nghiệp dệt của tỉnh Nam Định chậm đổi mới.

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)