Chính sách khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 35)

III. CÁC CHÍNH SÁCH THỊ TRƯỜNG KÉO

2. Các chính sách thị trường kéo tác động tới ĐMCN ở doanhnghiệp

2.1. Chính sách khoa học và công nghệ

Theo UNESCO: Chính sách KH&CN là tập hợp các biện pháp lập pháp và hành pháp được thực hiện để nâng cao, tổ chức và sử dụng tiềm lực KH&CN với

30

mục tiêu đạt được mục đích quốc gia. Theo thông lệ chung chính sách KH&CN là

những phương châm, điều lệ, qui định. Đó là những nguyên tắc và qui tắc do một Nhà nước, một ngành, một cơ sở (Viện, trường, DN) trong một thời kỳ nhất định và với một mục tiêu chiến lược nhất định, đặt ra nhằm phát triển KH&CN. Chính sách KH&CN bao gồm các chính sách về: R&D, sở hữu trí tuệ, phát triển công nghệ và

TTCN, phát triển nhân lực KH&CN, TCĐLCL; dịch vụ KH&CN

Hiện nay, tri thức ở tất cả các dạng khác nhau đóng một vai trò chủ chốt trong phát triển kinh tế. Để DN phát triển sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm thì cần tiến hành hoạt động ĐMCN. Và chính sách KH&CN trực tiếp tác động đến các khiếm khuyết của thị trường và khiếm khuyết của hệ thống, thông qua đó tác động đến khả năng đầu tư và sự quan tâm tới hoạt động ĐMCN của các DN này. Các hoạt động ĐMCN được đảm bảo diễn ra khi chính sách KH&CN tạo ra môi trường thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của cả bên cung và cầu về CN thực hiện, cụ thể: chính sách thu hút vốn và đầu tư hiệu quả cho các tổ chức R&D trong nước để tạo ra nguồn CN nội sinh và phát triển chúng, khắc phục tính không chắc chắn, rủi ro trong các hoạt động R&D; chính sách khuyến khích về hoạt động CGCN, TTCN để đáp ứng nhu cầu CN; chính sách thông tin KH&CN để truyền bá tri thức và công nghệ; chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng, các DN đầu tư vốn cho ĐMCN; chính sách về SHTT, về TCĐLCL…

Ngoài ra cần phải quan tâm đến các khía cạnh văn hoá của chính sách KH&CN. Theo Jamison, Baark và Elzinga, có bốn "nền văn hoá chính sách" (nhóm chính sách) cùng hình thành và tồn tại trong xã hội; chúng cạnh tranh nhau để thu hút các nguồn lực và khẳng định mức độ ảnh hưởng, đồng thời tìm kiếm phương thức tác động của mỗi nền văn hoá chính sách đến sự phát triển KH&CN theo những hướng khác nhau. Bản chất về chính sách KH&CN quốc gia khác nhau phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng tương đối và phương thức tương tác giữa các nền văn hoá chính sách nêu trên. Chính sách KH&CN quốc gia sau khi hình thành sẽ ảnh hưởng đến những quy định thiết chế tại mỗi quốc gia về hình thức tổ chức hoạt động KH&CN nói chung và phương thức tạo ra tri thức KH&CN nói riêng.

31

Nền văn hoá chính sách mang tính kinh tế của chính sách KH&CN - chủ yếu

dựa vào các DN mà ở đó KH&CN là những phương tiện cho các mục tiêu phát triển sản xuất, góp phần tạo nên của cải vật chất và tăng trưởng kinh tế. Mối quan tâm của dòng văn hoá chính sách này là sử dụng tri thức (ứng dụng và chuyển đổi thành sản phẩm và quy trình có khả năng thương mại hoá). Văn hoá chính sách này quan tâm đến chính sách ứng dụng, thích nghi và truyền bá công nghệ, coi DN là trung tâm của đổi mới, là nơi tạo ra của cải vật chất cho xã hội [9].

2.2. Chính sách công nghiệp:

Chính sách công nghiệp là một loại can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế nhằm những mục tiêu nhất định, trong đó mục tiêu công nghiệp hóa là chủ đạo. Tùy thuộc bản chất của can thiệp, có hai quan điểm khác nhau về chính sách công nghiệp;

- Theo các nhà “tân cổ điển” thì chính sách công nghiệp chỉ nên giới hạn ở những can thiệp theo hướng khắc phục những thất bại thị trường, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, tạo sân chơi bình đẳng và để thị trường điều tiết các hoạt động kinh tế thông qua hệ thống giá cạnh tranh, chính sách công nghiệp theo nghĩa này còn được gọi là chính sách công nghiệp chức năng. Chính sách này thực hiện chức năng hỗ trợ thị trường và không phân biệt đối xử giữa các ngành;

- Chính sách công nghiệp riêng ngành can thiệp trực tiếp và/hoặc gián tiếp của Chính phủ hướng các nguồn lực và ưu tiên cho những ngành chọn lọc để các nhà sản xuất trong những ngành này được hưởng những ưu đãi so với các ngành khác. Chính sách công nghiệp theo nghĩa này sẽ khiến cơ cấu công nghiệp của một nền kinh tế khác đi so với cơ cấu lẽ ra nó có khi không có can thiệp.

Theo chính sách công nghiệp chức năng thì ở đâu thị trường mất khả năng điều tiết tối ưu hay điều tiết của thị trường dẫn đến những kết quả tiêu cực về mặt xã hội thì ở đó cần có sự can thiệp của Chính phủ. Khi một DN đầu tư để làm chủ một qui trình CN mới thì DN phải nghĩ cách giữ lại lợi ích, tránh các DN khác có thể làm nhái mà không phải đầu tư nghiên cứu tìm tòi hoặc nhân sự kỹ thuật chủ chốt của DN có thể chuyển sang DN khác mang theo các bí quyết, các tri thức công nghệ. Như vậy, nếu một DN bỏ chi phí đầu tư ĐMCN nhưng không có các biện

32

pháp để thu được đầy đủ lợi ích mà xã hội được hưởng từ đổi mới đó thì điều này sẽ không khuyến khích DN đầu tư. Ngoài ra, một số dự án phát triển công nghệ có thể đòi hỏi một qui mô tối thiểu mà các DN riêng lẻ không có khả năng thực hiện. Hệ quả là đầu tư cho phát triển công nghệ bị thu hẹp ở những lĩnh vực, loại hình mà DN có biện pháp bảo vệ hữu hiệu thành quả nghiên cứu của họ và nằm trong khả năng tài chính và quản lý của họ. Đầu tư cho phát triển công nghệ do vậy đạt trạng thái cân bằng ở mức thấp hơn mức tối ưu Pareto.

Để vượt qua trạng thái đầu tư dưới mức mong muốn về phát triển công nghệ trên đây, can thiệp của Chính phủ để phát triển thị trường công nghệ được coi là cần thiết và theo các nhà tân cổ điển thì đó chính là một loại chính sách công nghiệp. Tuy nhiên, tiếp cận theo quan điểm chính sách công nghiệp chức năng không phải là cách phổ biến về chính sách công nghiệp. Thông thường chính sách công nghiệp thường được hiểu đồng nghĩa với chính sách công nghiệp riêng ngành, bao gồm tập hợp các biện pháp mà chính phủ sử dụng để can thiệp trực tiếp và/hoặc gián tiếp vào sự phát triển của một số ngành chọn lọc nhằm đạt các mục tiêu công nghiệp hoá.

Chính sách công nghiệp riêng ngành thường được xây dựng dựa trên niềm tin cho rằng những ngành chọn lọc hay ưu tiên là những ngành có vai trò then chốt có ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển lâu dài hay an ninh quốc gia, nên cần được nâng đỡ nuôi dưỡng khi ngành đó đang còn non nớt hoặc đó là những ngành đã suy yếu nhưng sự thu hẹp có thể gây ra những vấn đề xã hội, do vậy cần được duy trì.

Chính sách công nghiệp thường bao gồm nhiều loại biện pháp khác nhau, từ việc bảo đảm cho những ngành ưu tiên ưu đãi về thuế, tín dụng, bảo hộ mậu dịch cũng như các ưu đãi chính sách khác, cho đến việc Chính phủ trực tiếp đầu tư cho những ngành này thông qua thành lập mới hay tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước. Các biện pháp can thiệp như trên có thể thuộc loại theo thị trường nếu sự can thiệp đi theo hướng do thị trường xác định, cũng có thể là những biện pháp dẫn thị trường nghĩa là sự can thiệp đi ngược lại hướng mà thị trường tự do qui định thậm chí tạo dựng thị trường theo ý chí của các nhà hoạch định chính sách.

33

Có thể nói chính sách công nghiệp có ảnh hưởng quan trọng tới bộ mặt công nghiệp của đất nước, qua đó chi phối nhu cầu công nghệ và việc đáp ứng nhu cầu [5, tr.125].

2.3. Chính sách tài chính và tín dụng:

Trong nền kinh tế thị trường chính sách tài chính và tín dụng là trung tâm của hệ thống chính sách, có vai trò quyết định cho hoạt động thị trường. Do đó chính sách này tác động mạnh mẽ và quyết định đối với các DN. Để thực hiện ĐMCN dù bằng con đường tự làm ra CN hay thông qua CGCN thì các DN đều cần đến vốn.

Về vốn đầu tư cho ĐMCN, DN có thể có được từ việc trích một phần lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động tái đầu tư. Nhưng đầu tư cho ĐMCN đòi hỏi một lượng vốn rất lớn so với khả năng của các DN và với thời gian thu hồi khá dài, chứa đựng nhiều rủi ro. Kênh chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn để ĐMCN cho các DN là nguồn tín dụng từ các nguồn khác nhau. Việc ban hành những chính sách để tạo điều kiện cho các DN dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn có lẽ là việc làm quan trọng của Chính phủ.

Nhu cầu vốn có thể được đáp ứng dựa trên việc huy động vốn từ thị trường tài chính (vốn vay, vốn cổ phần), từ các kênh chính thức như các quĩ đầu tư, các ngân hàng thương mại, các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ phát triển sản xuất… hoặc là từ kênh phi chính thức như vốn tự có từ gia đình, bạn bè…

Việc Chính phủ can thiệp vào thị trường tài chính và sử dụng như những công cụ thực hiện chính sách thì đều có tính hai mặt.

- Cụ thể, nếu sự can thiệp của Chính phủ khiến hoạt động của các ngân hàng không hoàn toàn tuân theo cơ chế thị trường thì việc cho vay nhiều khi không tuân theo các qui tắc về kinh doanh tín dụng mà theo sự chỉ đạo thì kết quả là thị trường tài chính bị bóp méo, vốn được dồn cho những hoạt động không phải theo tín hiệu thị trường mà theo ý chí của các nhà hoạch định chính sách;

- Nếu cũng nhờ có sự can thiệp của Chính phủ thì các DN có dự án đầu tư ĐMCN mới có thể được các ngân hàng cho vay với điều kiện ưu đãi. Có vay được

34

như vậy thì DN mới có thể đầu tư cho CN và làm tăng nhu cầu công nghệ trên thị trường [5, tr.134].

Các nhà kinh tế cho rằng, trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhiều vấn đề đòi hỏi Nhà nước không chỉ quan tâm về khung luật pháp, chính sách khuyến khích mà còn cần hỗ trợ cả về tài chính cho các hoạt động công nghệ. Hoạt động công nghệ là một dạng tri thức được sử dụng để tăng năng suất trong các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh cần được đưa vào chi phí sản xuất. Với vai trò của một loại hàng hóa đặc biệt, công nghệ đem lại lợi ích xã hội thường lớn hơn nhiều lần lợi ích của nhà đầu tư, nếu được trợ cấp đổi mới hoăc khuyến khích để giảm chi phí và nâng cao lợi ích, chắc chắn người sản xuất sẽ quan tâm nhiều hơn để đổi mới công nghệ.

2.4. Chính sách thuế:

Thuế là nguồn thu ngân sách quan trọng để rồi khoản thu đó lại được chi cho các hoạt động của Chính phủ, quyền thu thuế có lẽ là quyền lớn nhất của một Chính phủ và ưu đãi thuế hay trừng phạt thuế được sử dụng như một công cụ điều chỉnh hành vi. Khác với khuyến khích theo kiểu trợ cấp theo đó Chính phủ phải bỏ tiền ra, ưu đãi thuế đồng nghĩa với việc Chính phủ không thu khoản thuế lẽ ra người được ưu đãi phải nộp. Đối với các hoạt động ĐMCN, để khuyến khích, Chính phủ đã có những chính sách ưu đãi thuế thể hiện ở nhiều chủ trương và văn bản pháp lý khác nhau. Hiện nay, ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp được thể hiện dưới bốn hình thức:

- Miễn thuế: thường dưới dạng miễn một số loại thuế trong một số năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu áp dụng công nghệ mới;

- Giảm thuế: giảm bớt số thuế đáng lẽ phải nộp với mục đích làm giảm gánh nặng về thuế cho các đối tượng cần khuyến khích trong một số trường hợp nhất định. Giảm thuế nhiều khi còn là gián tiếp qua việc cho phép hay không cho phép đưa vào chi phí hợp lý một khoản chi tiêu nào đó hay thông qua chính sách khấu hao;

- Ưu đãi bằng hệ thống thuế suất: là việc áp dụng biểu thuế suất riêng đối với các doanh nghiệp thực hiện ứng dụng và ĐMCN;

35

- Hoàn thuế: là trả lại phần thuế mà doanh nghiệp đã nộp trong một số trường hợp nhất định.

Các dạng ưu đãi trên được thể hiện ở các luật thuế như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế XNK. Tuy nhiên, việc dùng ưu đãi thuế làm công cụ chính sách có những hạn chế mang tính cơ cấu, ngoài ra xung đột mục tiêu trong thu thuế có thể làm vô hiệu hóa những ưu đãi trên giấy tờ hay ít ra là giảm bớt việc thực thi các ưu đãi. Ưu đãi về thuế gặp phải vấn đề xác định đối tượng được hưởng ưu đãi, với hệ thống thuế phức tạp nhiều mức thuế suất nhưng lỏng lẻo và thường xuyên thay đổi thì các hành vi gian lận thuế rất dễ xảy ra. Thay vì thực sự ĐMCN, tăng cường sức cạnh tranh thì các DN tìm mọi cách để vận động điều chỉnh chính sách thuế sao cho có lợi cho DN [5, tr.141].

2.5. Chính sách thương mại:

Chính sách thương mại có ảnh hưởng quyết định đến sự tham gia của các DN vào nền kinh tế. Sự tham gia đó chịu ảnh hưởng rất lớn của công nghệ mà họ đang sở hữu và ngược lại điều đó có tác động đến khả năng ĐMCN của DN thông qua việc khai thác các cơ hội thương mại, tác động của áp lực cạnh tranh và sự chi phối của quy luật thị trường.

Sau nhiều năm theo đuổi chiến lược thay thế nhập khẩu, nền kinh tế Việt Nam đã gặp phải những khó khăn nghiêm trọng. Từ khi đổi mới, chúng ta đã xác định lại chiến lược phát triển đất nước theo hướng tự do hóa thương mại và xuất khẩu. Việc thực hiện chủ trương phát triển xuất khẩu đã tạo ra những xáo trộn trong nền kinh tế. Hiển nhiên toàn bộ nền kinh tế không ngay lập tức chuyển từ chiến lược thay thế nhập khẩu sang định hướng xuất khẩu và đương nhiên có một giai đoạn chuyển đổi với những xung đột về chính sách. Các phân hệ trong nền kinh tế phản ứng khác nhau trước sự thay đổi này khiến sự đồng bộ tương đối của các chính sách thay thế nhập khẩu trước kia bị phá vỡ nhưng không bị loại bỏ hoàn toàn. Điều đó xuất hiện những xu hướng đan xen nhau trong chính sách thương mại của Việt Nam với những ảnh hưởng khác nhau tới sự phát triển của TTCN. Xuất khẩu tăng làm tăng thu nhập cho ngành xuất khẩu và các ngành có liên quan, từ đó

36

tăng tích lũy và khả năng đầu tư cho ĐMCN của các ngành này đồng thời mở ra các cơ hội mới đối với các tổ chức R&D.

Việc Việt Nam cam kết xoá bỏ các biện pháp trợ cấp bị cấm theo quy định của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ có tác động không nhỏ đến nhiều ngành công nghiệp. Khi đó, Việt Nam cần phải điều chỉnh chính sách thương mại nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là thiết lập được một cơ chế trợ cấp vừa phù hợp với quy định của WTO, lại vừa đạt được những mục đích kinh tế như để khắc phục những thất bại của thị trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp, hỗ trợ đẩy mạnh phát minh sáng tạo và trợ giúp các ngành vốn được coi là đặc biệt quan trọng và nhạy cảm với nền kinh tế, cho đến các mục đích phi kinh tế như bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự tăng trưởng của các địa phương kém phát triển, hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu đối với các ngành đang suy thoái.

2.6. Chính sách đầu tư:

Trong tất cả các nền kinh tế, Chính phủ là người tiêu dùng khổng lồ và chính

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)