Thị trường công nghệ

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 26)

II. PHÁT TRIỂN TTCN Ở VIỆT NAM

1. Hàng hóa trong thị trường công nghệ

1.2. Thị trường công nghệ

1.2.1. Khái niệm thị trường công nghệ:

Từ việc phân tích khái niệm công nghệ và thị trường có thể đưa ra một định nghĩa mang tính tác nghiệp, theo đó thị trường công nghệ được hiểu là những thể chế đảm bảo cho việc mua bán công nghệ được thực hiện thuận lợi trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia.

Định nghĩa theo cách trên bao hàm phần lớn các định nghĩa khác của thị trường ở trên. Theo Greif thì thể chế là các qui tắc, cơ chế thi hành và các tổ chức, do vậy TTCN sẽ bao gồm cả các qui tắc, cơ chế thi hành và các tổ chức. Vế sau của định nghĩa hàm ý thị trường là một cơ chế phân bổ nguồn lực, qui định sản xuất, phân phối sản phẩm và dịch vụ thông qua hệ thống giá cạnh tranh.

Trong một số nghiên cứu về thị trường còn nói tới việc xây dựng các thể chế hỗ trợ thị trường theo nghĩa xây dựng các qui tắc, cơ chế thi hành và tổ chức để thị

21

trường hay đúng hơn là cơ chế thị trường có thể phát huy được những ưu điểm của nó [11].

1.2.2. Hàng hóa và giao dịch trong thị trường công nghệ:

CN mua bán có nhiều dạng khác nhau và được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau, dựa vào các vật mang CN khác nhau. CN được lưu chuyển thông qua vật mang CN và dòng lưu chuyển CN (hoạt động qua đó CN được lưu chuyển) lại tùy vào thuộc tính của CN. Kết hợp giữa thuộc tính của CN và vật mang CN, OECD (1992) đưa ra phân loại về các dòng lưu chuyển CN và các giao dịch có liên quan tới việc lưu chuyển CN theo bảng sau:

Phương tiện lưu

chuyển

Thuộc tính của công

nghệ Dòng lưu chuyển Giao dịch thương mại và theo hợp

đồng (các dòng hỗn hợp) Phổ biến thống Hệ Hãng I. Con người

A B C 1.Giáo dục và đào tạo (A)

2.Quan hệ cá nhân (A,B,C) 3.Thuyên chuyển cán bộ (A,B,C) 4.Hợp tác kỹ thuật (A,B) 5.Hỗ trợ kỹ thuật giữa các hãng (B,C,F) Hợp tác kỹ thuật chính thức (1,2,4,6,7) Thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật giữa các hãng (2,5,7,8,9,10) II. Tài liệu D

G

E H

F I

6.Hội nghị, hội thảo (D,E) 7.Xuất bản phẩm về nghiên cứu kỹ thuật, tài liệu hoặc kỷ yếu về patăng (D,E) 8.Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi và các dự án (G,H,I) 9.Bản vẽ, phương án (G,H,I)

10.Bản vẽ thiết kế công trình chi tiết, qui tắc và qui trình vận hành (F,G,H,I) Hợp đồng với các hãng và công ty tư vấn kỹ thuật công trình (8,9,10 và có thể cả 11,12) Lixăng patăng (5,7,8,9,10) III. Thiết bị và sản phẩm

J K L 11.Máy móc, thiết bị, công

cụ (J,K,L)

12.Nhà máy dạng chìa khóa trao tay (J,K,L)

Mua bán thiết bị (5,11)

Đầu tư trực tiếp tại các công ty

con/liên doanh

(1,2,3,5,8,9,10,11) Căn cứ vào phân loại bảng trên, với mục đích thống nhất phương pháp thu thập thống kê về mua bán công nghệ qua biên giới, OECD (1992) xác định những

22

loại doanh vụ được tính là mua bán công nghệ và phân thành các nhóm như sau: (1) Doanh vụ về kỹ thuật (gồm chuyển giao patăng; chuyển giao sáng chế không đăng ký patăng; chuyển quyền sử dụng pa tăng; phổ biến (tiết lộ) know-how), (2) Doanh vụ gắn với nhãn hiệu hàng hóa, thiết kế, kiểu dáng (bán đứt, chuyển quyền sử dụng thông qua hợp đồng lixăng hoặc frachising), (3) Doanh vụ gắn với các dịch vụ có nội dung kỹ thuật (gồm nghiên cứu kỹ thuật và công trình; hỗ trợ kỹ thuật nói chung), (4) R&D thương mại.

Điểm đáng lưu ý trong phân loại của OECD là việc mua bán máy móc thiết bị thuần túy không được coi là mua bán CN. Nhưng ở các nước đang phát triển, CN chủ yếu được thu nạp thông qua mua sắm máy móc thiết bị nên mua bán CN cần bao gồm cả mua bán thiết bị hay mua bán thiết bị nằm trong phạm trù TTCN, điều này cũng thống nhất với Luật KH&CN. Có thể thấy định nghĩa CN của Luật mở rộng hơn nhiều so với định nghĩa của OECD và CN được hiểu là bao gồm cả công cụ và phương tiện tức là cả máy móc thiết bị. Nếu hiểu theo cách này thì TTCN sẽ bao hàm cả thị trường máy móc thiết bị.

Kết hợp giữa đề xuất của OECD và thực tiễn ở Việt Nam xác định các dạng thức công nghệ sau đây có thể là đối tượng mua bán trong thị trường công nghệ: (1). Patăng sáng chế và patăng giải pháp hữu ích, (2) Thiết bị chứa đựng công nghệ, (3) Công nghệ thuần túy: qui trình, bí quyết, bản vẽ, mô tả, (4) Dịch vụ kỹ thuật nói chung, (5) Dịch vụ R&D.

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)