Chính sách thuế

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 78)

I. HIỆN TRẠNG NHU CẦU ĐMCN TRONG DN DỆT TỈNH NAM ĐỊNH

3.1.Chính sách thuế

3. Kết quả phân tích SWOT với một số chính sách thị trường kéo

3.1.Chính sách thuế

Hiện nay, ở Việt Nam đã có tới 11 luật, pháp lệnh về thuế, phí và rất nhiều các văn bản dưới luật khác. Trong đó văn bản đã đề cập tới việc khuyến khích các DN tiến hành ĐMCN gồm: Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/5/1998, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN và các văn bản dưới luật khác. Và trong 6 sắc thuế ưu đãi đối với hoạt động KH&CN, có tới 5 sắc thuế liên quan đến đầu tư ĐMCN trong DN, bao gồm: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế XNK, thuế đất… Trong số các văn bản này sẽ phân tích một vài điều, khoản liên quan đến ưu đãi về thuế (chủ yếu là thuế TNDN, thuế GTGT) khi DN đầu tư ĐMCN của 3 bộ luật chính chi phối chính sách thuế của Việt Nam, cụ thể:

• Khoản 6 điều 15; khoản 1, 2, 3 điều 22; khoản 1 điều 25; khoản 1, 2, 3, 4 điều 26 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước;

• Khoản 17, 20 điều 5; khoản 2, 3 điều 8 của Luật thuế GTGT;

• Khoản 3 điều 4; khoản 1, 3 điều 13; khoản 1, 2 điều 14 của Luật thuế TNDN;

Điểm mạnh (S)

(1)Chính sách các loại thuế được Nhà nước thể chế hóa dưới dạng Luật, Nghị định, các văn bản hướng dẫn khác. Và được Nhà nước đảm bảo quyền lợi về thuế cho các DN,

(2)Được hưởng một số ưu đãi về thuế: -Giảm thuế thu nhập nếu đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, ĐMCN,

-Miễn thuế nhập khẩu, thuế GTGT nếu

Điểm yếu (W)

-Các Luật được ban hành ở thời điểm khác nhau (Luật khuyến khích đầu tư ban hành năm 1998; Luật thuế GTGT và thuế TNDN ban hành năm 2008), và không ổn định (sau 5 năm cả 3 luật đều sửa đổi lần 2),

-Có mâu thuẫn giữa Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật thuế TNDN (trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước có ưu đãi giảm thuế TNDN với DN

73 nhập khẩu thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định của DN hoặc mở rộng quy mô đầu tư, ĐMCN với điều kiện trong nước chưa sản xuất được,

-Giảm thuế thu nhập nếu có hàng xuất khẩu,

-Thuế suất GTGT 0% với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu, 5% với bông sơ chế,

-Thuế suất TNDN 20% trong thời gian 10 năm và được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo với DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, (3)Việc kê khai thuế theo nguyên tắc tự khai, tự nộp tạo tiện lợi với DN nộp thuế,

có hàng xuất khẩu trong khi Luật thuế TNDN không có),

-Những ưu đãi thuế cho hoạt động ĐMCN được gộp chung với những ưu đãi cho các dự án mở rộng SX, DN thành lập mới có đầu tư mua thiết bị mới. Các DN không thể thấy rõ những khoản ưu đãi khác nhau giữa mở rộng SXKD với ĐMCN,

-Đối tương ưu đãi thuế hạn chế (chỉ có có 3 đối tượng được hưởng: dây chuyền thiết bị, máy móc nằm trong CN để mở rộng quy mô đầu tư, ĐMCN; và sản phẩm xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu. Các nguyên liệu khác như bông, sợi, thuốc nhuộm… không được ưu đãi trong khi nguyên liệu này trong nước chưa đáp ứng được),

-Chưa có ưu đãi đối với nguyên liệu được sản xuất trong nước phục vụ sản xuất tạo ra sản phẩm,

-Chưa có ưu đãi để phân biệt giữa sản phẩm trước và sau ĐMCN,

-Mức thuế suất GTGT và thuế TNDN cao gây nên giá thành sản phẩm cao, -Ưu đãi trong thuế TNDN phần nào khuyến khích các nhà đầu tư “chia” DN hay dự án đầu tư của mình thành từng phần nhỏ, thay vì đầu tư mở rộng hoặc ĐMCN nhằm nâng cao quy mô sản xuất và năng lực cạnh tranh,

74

Cơ hội (O)

-Nhà nước hiểu sự cần thiết và hỗ trợ DN để giảm thiểu khó khăn trong đầu tư, khuyến khích DN tiến hành ĐMCN,

- Chính sách thuế đã được cải cách, điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc thị trường, quy định của WTO và các hiệp định thương mại tự do. Với cơ cấu thuế suất hợp lý, mở rộng cơ sở tính thuế, cải cách quản lý hành chính về thuế và áp dụng các loại thuế tiên tiến,

-Đối xử ngày càng bình đẳng giữa các loại hình DN và hàng hóa nhập khẩu (trong và ngoài nước),

Thách thức (T)

-Hệ thống quản lý DN và quản lý thuế của Việt Nam còn yếu,

-Nhiều yếu tố tiêu cực trong các cơ quan thuế, hải quan,

- Gia nhập WTO phải điều chỉnh chính sách thuế, thuế quan để tuân thủ và thực thi các cam kết gia nhập WTO,

-Các thủ tục hành chính về thuế phức tạp và khó hiểu khó khai đối với DN, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Cơ chế xin cho vẫn tồn tại ở một số thủ tục (DN phải làm hồ sơ xin miễn giảm thuế để cơ quan thuế xác nhận),

-DN vẫn chưa nắm bắt được tốt và vẫn thường xuyên gặp các vướng mắc trong việc hiểu và áp dụng chính sách thuế, -Thủ tục xem xét phức tạp, khó khăn cho DN khai báo thuế,

Qua các phân tích trên cho thấy, chính sách thuế được ban hành có một số điều khoản ưu đãi DN đầu tư ĐMCN. Tuy nhiên việc thể chế các văn bản của chính sách còn chưa đồng bộ và thường xuyên sửa đổi, bổ xung, dẫn đến một số nội dung có điểm trùng lặp, có điểm bỏ sót, thậm chí còn mâu thuẫn, các thuật ngữ sử dụng gây nhầm lẫn và khó hiểu… Các đối tượng hưởng ưu đãi quá ít và chưa phù hợp, mức ưu đãi quá thấp, chưa phải là động lực chính thúc đẩy DN đầu tư ĐMCN. Ngoài ra các thủ tục kê khai thuế phức tạp, vẫn tồn tại cơ chế xin cho và tiêu cực đối với các DN được hưởng ưu đãi.

(1) Một ví dụ có thể khẳng định rằng, cùng là nguyên liệu phục vụ trong ngành dệt và may, đó là bông sơ chế nhưng lại có hai cách tính thuế khác nhau, theo Luật thuế GTGT quy định không thu thuế GTGT đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, còn sản phẩm bông sơ chế trong nước bị áp thuế GTGT 5%. Trong khi đó đặc điểm của ngành dệt và may

75

chủ yếu sản xuất gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, do đó việc nhập nguyên liệu sẽ có lợi hơn là sử dụng nguyên liệu trong nước. Vướng mắc này dẫn đến nguyên liệu bông trong nước thiếu cho ngành dệt và nếu có sử dụng nguyên liệu trong nước thì giá thành sẽ cao.

(2) Một ví dụ khác chỉ ra sự thiếu nhất quán trong chính sách thuế, theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước: Nhà nước sẽ miễn thuế, giảm thuế TNDN, miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc trong dây chuyền công nghệ để mở rộng quy mô đầu tư, ĐMCN nếu DN đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, ĐMCN; cải thiện sinh thái và môi trường, vệ sinh đô thị; di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị; đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm; đầu tư vào ngành nghề sử dụng nhiều lao động trong nước; xuất khẩu sản phẩm. Nhưng trong Luật thuế TNDN không đề cập đến ưu đãi này, chỉ ưu đãi đối với DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 78)