Chính sách về tín dụng

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 81)

I. HIỆN TRẠNG NHU CẦU ĐMCN TRONG DN DỆT TỈNH NAM ĐỊNH

3.2.Chính sách về tín dụng

3. Kết quả phân tích SWOT với một số chính sách thị trường kéo

3.2.Chính sách về tín dụng

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản pháp quy có liên quan đến khía cạnh tín dụng để đáp ứng nhu cầu ĐMCN cho các DN như Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Nghị định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 (quỹ hỗ trợ phát triển), Nghị định 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998, Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 quy định về đảm bảo tiền vay, Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 phát triển hình thức thuê tài chính.

Trong số các văn bản này sẽ phân tích một vài điều, khoản liên quan đến ưu đãi về tín dụng khi DN đầu tư ĐMCN của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các DN đầu tư hoạt động KH&CN, cụ thể:

76

• Khoản 1, 2 điều 1; điều 7 của Nghị định 119/1999/NĐ-CP, •Khoản 1, 3, 5 điều 28 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước,

Điểm mạnh (S)

(1)Chính sách tín dụng được nhà nước thể chế hóa dưới dạng Luật, Nghị định, các văn bản hướng dẫn khác,

(2)Nhà nước khuyến khích DN thuộc mọi thành phần kinh tế nếu đầu tư vào ĐMCN DN sẽ:

-Được vay vốn trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi,

-Được đáp ứng mức vốn từ 50% đến 70% số vốn đầu tư tại quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ phát triển KH&CN, -Được quỹ hỗ trợ và phát triển bảo lãnh vốn trung hạn và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển và được quỹ hỗ trợ phát triển cấp bù khoản chênh lệch giữa lãi suất vay ưu đãi với lãi suất vay thông thường,

-Được thế chấp tài sản tại Quỹ bảo lãnh tín dụng,

(3)Nhà nước mở rộng tao điều kiện tiếp cận vốn vay tín dụng và có nhiều kênh huy động vốn,

Điểm yếu (W)

-Chưa có kênh tín dụng riêng dành cho ĐMCN,

-Không khuyến khích DN đầu tư ĐMCN (Mức vốn đáp ứng nhu cầu vốn để ĐMCN của DN quá thấp chưa phù hợp với khả năng của nhiều DN, và mức ưu đãi lãi suất thấp chưa phù hợp đặc thù gặp rủi ro cao của ĐMCN),

- Mức vốn được hưởng ưu đãi lãi suất không thống nhất ở 2 văn bản (Theo NĐ 119 thì DN được đáp ứng mức vốn vay đến 70% số vốn đầu tư. Theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước thì DN được đáp ứng đến 50% số vốn đầu tư),

-Các quy định về hồ sơ, thủ tục xin ưu đãi tín dụng và cấp, thanh toán kinh phí phức tạp, mất nhiều thời gian, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho DN,

-Điều kiện thế chấp phức tạp,

-Thiếu cơ chế chính sách phát triển vốn đầu tư mạo hiểm (quỹ đầu tư mạo hiểm), -Hình thức huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu...) chưa phát triển,

Cơ hội (O)

- Nhà nước hiểu sự cần thiết và hỗ trợ, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư ĐMCN của DN,

-Nhà nước tạo ra nhiều kênh tín dụng để

Thách thức (T)

-Hệ thống văn bản của chính sách quá nhiều và còn có nhiều mâu thuẫn, gây cho DN khó hiểu để thực thi chính sách, -Tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực trong các cơ

77 cấp vốn cho DN có thể vay vốn,

-Đối xử bình đẳng giữa các loại hình DN,

quan tài chính, vẫn tồn tài cơ chế xin cho, - Thiếu các chế tài và hiệu quả thực thi chế tài còn kém trong việc xử lý nợ,

-Rất khó tiếp cận với nguồn vốn trung hạn và dài hạn,

-Chủ yếu là các DNVVN không có nguồn lực tài chính, thiếu vốn,

-Quá trình ĐMCN kéo dài và chứa đựng nhiều rủi ro,

-DN chưa quen sử dụng hình thức thuê mua tài chính,

Qua các phân tích trên cho thấy, chính sách tín dụng được ban hành đã tạo ra nhiều kênh, nhiều hình thức với một số ưu đãi để cung cấp vốn cho DN đầu tư ĐMCN. Tuy nhiên việc thể chế các văn bản của chính sách còn có mẫu thuẫn trong chính sách và với các chính sách khác, nhiều nội dung chưa cụ thể rõ ràng gây khó hiểu trong quá trình thực thi. Chính sách tín dụng chưa chú ý đến đặc thù của hoạt động ĐMCN là mức độ gặp rủi ro cao nên còn thiếu kênh cấp tín dụng riêng cho ĐMCN, trong khi đó hoạt động ĐMCN cũng chịu các ràng buộc về thủ tục, điều kiện vay như các hoạt động khác, điều này làm cho DN không thấy được sự khác biệt về sự ưu đãi của chính sách giữa hoạt động ĐMCN và hoạt động khác. Những tồn tại trên dễ dàng lý giải tại sao chính sách tín dụng chưa khuyến khích DN nhận ưu đãi để đầu tư ĐMCN trong thời gian qua.

(1) Một ví dụ điển hình chỉ ra nghịch lý đang xảy ra là: các DN may đang nhập khẩu vải để làm hàng xuất khẩu và vay ngân hàng bằng USD với lãi suất 6,5%/năm. Nhưng nếu ký hợp đồng vay vốn mua vải của DN sản xuất trong nước và vay bằng đồng Việt Nam phải chịu lãi suất từ 14 đến 15%/năm. Do chính sách tín dụng khi DN may vay vốn nhập khẩu vải bằng USD lãi suất thấp, nhưng vay mua vải và phụ liệu trong nước lãi suất cao thì các DN may sẽ lựa chọn việc nhập khẩu vải có lợi hơn. Với cơ chế lãi suất này sẽ không khuyến khích tiêu thụ vải, nguyên phụ liệu trong nước, dẫn tới các DN dệt khó phát triển được.

78

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 81)