Vận hành của thị trường công nghệ

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 28)

II. PHÁT TRIỂN TTCN Ở VIỆT NAM

2. Vận hành của thị trường công nghệ

Với thị trường nói chung và TTCN nói riêng, chỉ có thể đạt được khi thị trường vận hành bình thường tức là khi các thể chế của nó đảm bảo: (i) có cầu, có cung; (ii) quyền sở hữu đối với hàng hoá mua bán được xác định rõ ràng; (iii) bên cung và bên cầu có cơ hội gặp nhau; (iv) giao dịch mua bán được thực hiện thuận lợi trên cơ sở lợi ích của cả người mua và người bán; (v) số lượng giao dịch đủ lớn; (vi) không gây ra những tác động xã hội tiêu cực.

2.1. Nhu cầu đổi mới công nghệ:

Sẽ không có thị trường nếu không có nhu cầu. Nhiều loại tổ chức khác nhau có nhu cầu CN nhưng cơ bản phải kể tới DN và Nhà nước. DN có nhu cầu CN để

23

tiến hành đổi mới, để học hỏi nâng cao năng lực CN, để cạnh tranh và phát triển. Nhà nước cần tới công nghệ để thực hiện tốt chức năng của mình nhưng trong nhiều trường hợp là để giải quyết những vấn đề lớn, có ý nghĩa chiến lược, xã hội quan trọng.

Để đổi mới thành công (đưa được sản phẩm mới ra thị trường hoặc qui trình mới được áp dụng trong sản xuất), DN cần thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, tuỳ thuộc vào bản chất của đổi mới đó. Tuỳ thuộc tính chất, các hoạt động này được phân thành: (i) hoạt động thu nạp và tạo ra tri thức mới; (ii) các hoạt động chuẩn bị sản xuất; (iii) hoạt động tiếp thị. Có thể thấy, quá trình ĐMCN làm phát sinh nhiều loại nhu cầu CN khác nhau, rất đa dạng, thậm chí còn có cả những nhu cầu phi CN. Với những đổi mới mang tính đột phá, nhu cầu CN có thể là dịch vụ R&D, sáng chế hay li-xăng CN, thiết bị đặc chủng cũng như các dịch vụ liên quan tới hoạt động chuẩn bị sản xuất. Với những đổi mới bình thường hơn, như tiến hành sản xuất một sản phẩm đã có trên thị trường nhưng là mới đối với DN, nhu cầu CN có thể chỉ là hệ thống thiết bị chuyên dùng sản xuất ra loại sản phẩm đó, nguyên liệu sản xuất, dịch vụ kỹ thuật nào đó, hay R&D để điều chỉnh qui trình cho phù hợp với nguyên liệu địa phương.

Nhu cầu công nghệ của DN có thể được đáp ứng thông qua giải pháp thị trường (mua hoặc thuê bên ngoài) hoặc giải pháp phi thị trường (tự làm, ăn trộm, xin). Trong trường hợp cả hai giải pháp trên đều không tồn tại hoặc có tồn tại nhưng với chi phí không chấp nhận được thì DN đành phải từ bỏ nhu cầu. Trong trường hợp việc ăn trộm, làm nhái công nghệ có chủ sở hữu là tràn lan, dễ dàng (không bị trừng phạt bởi các thể chế hiện hành, thậm chí không ý thức rằng đó là hành vi lệch chuẩn) thì thị trường công nghệ có thể còn bị tê liệt.

Tóm lại, đổi mới làm phát sinh nhu cầu CN của DN ở nhiều dạng khác nhau nhưng không phải lúc nào những nhu cầu này cũng được đáp ứng bằng giải pháp thị trường. Ngoài ra, không nhất thiết cứ phải đổi mới hay đang tiến hành đổi mới thì DN mới có nhu cầu CN. Việc học hỏi và tích luỹ năng lực CN của DN, có thể hoàn toàn không gắn với một đổi mới nào cụ thể, cũng làm phát sinh nhu cầu đối với CN.

24

2.2. Cung cấp công nghệ:

TTCN cũng không tồn tại nếu không có những nhà cung cấp. Nhà cung cấp CN có thể là DN, các tổ chức KH&CN, Chính phủ, và các nhà sáng chế độc lập.

2.2.1. Vấn đề vai trò của Chính phủ trong phát triển kinh tế đã được nhiều tác giả

nghiên cứu, vai trò của Chính phủ được coi là quan trọng cho phát triển kinh tế nói chung và cho các hỗ trợ phát triển KH&CN nói riêng. Theo Scholtes việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt cho công dân là trách nhiệm về mặt bản chất của Nhà nước, sản phẩm của các tổ chức NC&PT là các hàng hoá mang tính chất công, thiên về phục vụ hiện tượng gọi là hiệu ứng sử dụng miễn phí. Theo các tác giả Dalum, Joshnson và Lundvall, mặc dù có những quan điểm chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường, do bản chất của tri thức là biến chuyển và tích luỹ dần dần theo quĩ đạo tương đối ổn định, Nhà nước sẽ có vai trò trong việc kích thích quá trình biến đổi theo các quĩ đạo này và chuyển từ quĩ đạo này sang quĩ đạo khác tránh nguy cơ mắc kẹt vào các CN cũ. Như vậy các hành động mang tính chất công cộng của Nhà nước trong phát triển CN là cần thiết cho việc tạo ra sự đa dạng về CN và thể chế.

2.2.2. Các tổ chức KH&CN thường được coi là bên cung CN, mặc dù cũng có trường hợp là người mua CN. Sản phẩm chủ yếu của các tổ chức KH&CN, đặc biệt các tổ chức NC&PT là những CN ở dạng chưa hoàn chỉnh, ở qui mô labô, là những ý tưởng mới, giải pháp mới, có thể đã được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, có thể chưa nhưng vẫn có giá trị thương mại tiềm tàng. Các nhà sáng chế độc lập cũng có thể coi là một dạng đặc biệt của các tổ chức KH&CN và sản phẩm lao động sáng tạo của họ cũng thường là những ý tưởng mới, giải pháp mới.

2.2.3. Vai trò của DN vừa là bên cầu CN, vừa là bên cung CN, nhiều DN tự phát

triển CN để đáp ứng nhu cầu của họ và việc bán CN chỉ là một dẫn suất của việc bán sản phẩm. Phát triển CN ở DN được thực hiện ở những qui mô rất khác nhau.

2.3. Trở ngại và các thể chế hỗ trợ thị trường công nghệ:

TTCN là loại thị trường không hoàn hảo bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Trong đó, các yếu tố cung và cầu CN là những yếu tố quyết định nhưng với một

25

loại hàng hoá đặc biệt như CN thì vận hành thị trường có thể bị hạn chế bởi rất nhiều yếu tố, đòi hỏi phải có những thể chế hỗ trợ thích hợp.

2.3.1. Quyền sở hữu đối với công nghệ:

Điểm cơ bản trong quan hệ mua bán là vấn đề sở hữu. Quyền đối với tài sản của người bán trước và sau khi giao dịch mua bán xảy ra cũng như quyền đối với tài sản của người mua sau khi giao dịch xảy ra, phải được qui định rõ ràng và được pháp luật hoặc một thể chế tương đương bảo vệ, nếu không thị trường sẽ bị méo mó thậm chí bị đông cứng. Mua bán CN cũng không nằm ngoài sự phát triển này, tuy nhiên do đặc thù của CN nên quyền tài sản đối với CN có những điểm riêng, đòi hỏi những thể chế hỗ trợ đặc biệt.

2.3.2. Chợ công nghệ và hoạt động môi giới:

Hình thành và phát triển chợ là một trong những thể chế hỗ trợ tiếp xúc giữa người mua và bán CN, nó cung cấp hạ tầng và dịch vụ kèm theo để người mua, người bán gặp được nhau, thoả thuận và thực hiện giao dịch mua bán. Cùng với chợ là hoạt động môi giới, có cùng chức năng cơ bản là xúc tiến tiếp xúc của người mua và người bán. Điểm khác biệt ở chỗ chợ hỗ trợ xúc tiến tiếp xúc của người mua và người bán nhờ vào hạ tầng mà nó đáp ứng, trong khi đó hoạt động môi giới dựa vào thông tin mà người môi giới có được.

Khác với hàng hoá thông thường, CN với nhiều nội dung mang bản chất thông tin, phi hiện vật, cơ hội cho người mua và người bán CN gặp được nhau (chưa nói đến chuyện thực hiện được giao dịch) không hề dễ dàng. Bởi vậy, các thể chế xúc tiến tiếp xúc như tổ chức chợ và hoạt động môi giới là rất cần thiết cho vận hành của TTCN nhưng cũng phải nói rằng mua bán CN vẫn có thể diễn ra mà không cần đến những thể chế này. Mặt khác, việc chợ và hoạt động môi giới giúp người mua và người bán gặp nhau không có nghĩa là giao dịch mua bán sẽ diễn ra thuận lợi. Do đặc thù của CN, giao dịch mua bán loại hàng này rất dễ lâm vào thế bế tắc và để vượt qua sẽ phải cần đến những thể chế hỗ trợ khác.

2.3.3. Bất bình đẳng về thông tin:

Sự bất bình đẳng về thông tin giữa người mua và người bán có thể khiến thị trường bị tê liệt mặc dù người mua muốn mua, người bán muốn bán. Đối với CN,

26

trong rất nhiều trường hợp sự bất bình đẳng về thông tin là không thể tránh khỏi thậm chí nếu nói ra để đảm bảo bình đẳng về thông tin thì chẳng còn gì để bán.

Theo kinh tế học thông tin và lý thuyết trò chơi chỉ ra rằng, tình trạng bế tắc trên có thể được giải quyết phần nào nhờ vào các cơ chế “phát tín hiệu” để gây dựng lòng tin hay thông qua tổ chức trung gian có uy tín đứng ra bảo lãnh hay cung cấp dịch vụ thẩm định. Dịch vụ thẩm định phải được đặt chủ yếu trên cơ sở uy tín của cơ quan cung cấp dịch vụ chứ không phải tư cách pháp nhân của cơ quan này. Việc định chế hoá công tác thẩm định có thể là cần thiết nhưng không phải là yếu tố quyết định, mà phải có cơ quan thẩm định có uy tín được cả bên mua và bên bán tin tưởng mới là yếu tố quyết định hoặc cho dù một cơ quan do Chính phủ thành lập cũng không thể thực hiện tốt chức năng của nó.

2.3.4. Chi phí giao dịch:

Chi phí cho giao dịch mua bán CN trước mua bán và sau mua bán cũng là yếu tố có thể làm tê liệt TTCN. Nếu chi phí giao dịch trong mua bán CN là quá cao theo đánh giá của một hoặc hai bên tham gia thì giao dịch đó có thể sẽ không được thực hiện. Việc TTCN bị đóng băng do bất bình đẳng về thông tin suy cho cùng là do chi phí giao dịch cao gây ra.

Chi phí giao dịch cao là đe dọa thực sự cho vận hành của TTCN, do vậy gây dựng những thể chế cho phép giảm thiểu chi phí giao dịch cũng có nghĩa là góp phần phát triển thị trường. Trên thực tế có rất nhiều yếu tố làm phát sinh chi phí giao dịch gắn với mua bán CN và không phải lúc nào cũng có giải pháp, nhiều giao dịch về CN vẫn được giải quyết bằng các biện pháp phi thị trường.

2.3.5. Cơ chế xác lập giá mua bán công nghệ và yếu tố liên quan:

Xác lập giá theo cung cầu là một qui luật cơ bản của cơ chế thị trường, giá cả một hàng hoá được xác lập theo tương tác cung cầu đối với hàng hoá đó. Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cân bằng được xác lập khi tại mức giá đó lượng cung cân đối với lượng cầu và ít nhất về ngắn hạn không có động cơ nào khiến cung cầu bị đẩy ra khỏi vị trí cân bằng.

Qui luật xác lập giá theo cung cầu, về nguyên tắc cũng đúng trong TTCN, cho dù CN có thể là thiết bị, là bí quyết, là sáng chế, là dịch vụ, hay là sự kết hợp

27

của các loại hình trên đây. Trong thị trường có tính cạnh tranh cao (như thị trường một số loại thiết bị hay dịch vụ kỹ thuật phổ biến) và thông tin là đầy đủ thì giá cân bằng sẽ được xác lập mà không bị chi phối bởi cá nhân một người bán hay một người mua đơn lẻ nào. Do vậy, những thể chế khuyến khích cạnh tranh, trong đó đáng chú ý là việc đảm bảo thông tin đầy đủ (hữu ích, miễn phí hoặc rẻ) cho mọi đối tượng và việc dỡ bỏ các hạn chế cạnh tranh trong TTCN sẽ góp phần phát triển thị trường này [5].

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)