Hiện trạng nhu cầu đổi mới công nghệ trong doanhnghiệp dệt

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 52)

I. HIỆN TRẠNG NHU CẦU ĐMCN TRONG DN DỆT TỈNH NAM ĐỊNH

2. Hiện trạng nhu cầu đổi mới công nghệ trong doanhnghiệp dệt

Phần này sẽ trình bày các phân tích khách quan về hiện trạng công nghệ và tình hình ĐCMN trong các DN dệt Nam Định. Cơ sở cho những phân tích/đánh giá này dựa trên số liệu thống kê về tình hình KT-XH, số liệu của Sở Công thương tỉnh Nam Định hàng năm và CSDL về hiện trạng công nghệ của các ngành công nghiệp chính tỉnh Nam Định cùng với thông tin từ các ý kiến trả lời của DN. Mỗi nội dung dưới đây được trình bày chung cho các DN dệt tỉnh Nam Định và riêng cho các nhóm DN được phỏng vấn điều tra trong đề tài này, để qua đó thấy được bức tranh ĐMCN của các doanh nghiệp dệt Nam Định.

2.1. Hiện trạng công nghệ, máy móc thiết bị của ngành dệt:

Nhìn chung, cả hai ngành dệt và ngành may là những ngành có CN không phức tạp, hay còn gọi là ngành công nghệ thấp. Tuy nhiên, lĩnh vực dệt và may có những đặc trưng CN riêng. Công nghệ sử dụng trong ngành dệt phức tạp hơn so với CN sử dụng trong ngành may;

Việc đánh giá năng lực CN hoặc trình độ CN, máy móc thiết bị của các DN dưới góc độ chuyên môn thuần tuý là một việc làm tương đối khó và đòi hỏi có sự tham gia khảo sát, đánh giá trực tiếp của các chuyên gia về CN. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn chỉ đánh giá hiện trạng CN, máy móc thiết bị của ngành dệt tỉnh Nam Định qua các thông tin bao gồm: tính đồng bộ của dây chuyền CN,

47

mức độ hiện đại của máy móc thiết bị, mức độ làm chủ của DN trong sản xuất kinh doanh, tỷ lệ thiết bị tự động và bán tự động trong dây chuyền CN của DN;

Theo số liệu CSDL về hiện trạng CN của các ngành công nghiệp chính và số liệu của Sở Công thương của tỉnh Nam Định điều tra bổ xung hàng năm cho thấy:

2.1.1. Về tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ: Trong số 42 DN được khảo sát

chỉ có 17 DN (chiếm 40%) hiện đang sử dụng các dây chuyền CN đồng bộ được xác định dựa trên mức độ đảm bảo tối đa công suất của các thiết bị trong dây chuyền và mức độ đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng theo yêu cầu đặt ra. Số DN còn lại sử dụng dây chuyền CN không đồng bộ và chắp vá;

Trong tổng số các DN dệt Nam Định mới chỉ có 03 DN (Công ty dệt Nam Định, Công ty dệt lụa Nam Định, Công ty dệt may Sơn Nam) có dây truyền thiết bị trong sản xuất ở cả 3 công đoạn kéo sợi - dệt vải - tẩy nhuộm hoàn tất, số DN còn lại chỉ có dây truyền thiết bị sản xuất từ 1 đến 2 công đoạn.

2.1.2. Về mức độ hiện đại của thiết bị máy móc: Mức độ hiện đại của thiết bị máy

móc sử dụng trong DN được đánh giá thông qua thế hệ sản xuất của chúng. Kết quả khảo sát 42 DN cho thấy, nhìn chung, các DN hiện đang sử dụng các thiết bị, máy móc từ những năm 60 (chiếm 36%), 70 (chiếm 47%). Chỉ có số ít DN sử dụng máy móc thiết bị thuộc thế hệ những năm 80 (chiếm 15%) và 90 (chiếm 2%). Tỷ lệ thiết bị tự động và bán tự động đạt từ 50% trở lên chỉ chiếm 15%, thiết bị tự động và bán tự động đạt từ 25% đến 50% chiếm 28%, 57% là thiết bị tự động và bán tự động đạt dưới 25%.

• Thiết bị kéo sợi: tổng số hiện có khoảng 146.000 cọc sợi, gồm nhiều thế hệ khác nhau, đa dạng về chủng loại, trong đó số đầu tư mới khoảng 15.000 cọc. Số cọc còn lại đã được sử dụng trên 20 năm, thậm chí trên 30 năm. Trong những năm qua mặc dù đã được đầu tư đổi mới và thải loại những thiết bị quá cũ và lắp đặt những thiết bị mới nhưng chỉ thay đổi được 10,3% so với thiết bị hiện có. Tỷ lệ thiết bị mới được thay thế còn ít nên dù chất lượng sản phẩm sợi tuy có được cải thiện nhưng loại sợi có chất lượng cao còn ít và vẫn phải nhập khẩu;

• Thiết bị dệt vải: có khoảng 1.700 máy dệt các loại có xuất sứ từ rất nhiều nước, trong đó chỉ có 16% mới được đầu tư tính từ năm 2002 trở lại đây là 274

48

máy dệt kiếm, dệt thổi khí do Nhật Bản, Bỉ, Italia, Hàn Quốc sản xuất đã sử dụng trung bình 9 năm. Số còn lại chủ yếu là máy dệt thoi khổ hẹp do Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên Xô cũ, Pháp, Đức sản xuất và đã sử dụng từ 12 đến 50 năm. Nhà máy Dệt và nhà máy Dệt lụa tỉnh Nam Định đã ra đời cách đây hơn trăm năm hiện nay vẫn là hai DN có quy mô lớn về thiết bị, các dây chuyền thiết bị dệt, ngoài các máy dệt thoi cũng đã đầu tư thay thế dần các máy dệt kiếm, dệt thổi khí.

• Thiết bị dệt kim: có khoảng 30 máy dệt kim có xuất từ Trung Quốc và Đài Loan, hầu hết đã sử dụng ít nhất là 10 năm;

• Thiết bị nhuộm, hoàn tất: Thiết bị của công đoạn này được các DN dệt Nam Định chú trọng nhiều hơn tới ĐMCN. Trong 10 năm trở lại đây, các DN đầu tư máy thuộc thế hệ mới, có tính tự động hoá cao và tuổi thiết bị trung bình dưới 10 năm, xuất xứ phần lớn là từ Nhật Bản, Đài Loan, Ba Lan.

2.1.3. Về mức độ làm chủ công nghệ của doanh nghiệp trong sản xuất:

Mức độ làm chủ công nghệ của DN trong sản xuất kinh doanh có thể được xem xét dựa trên sự phụ thuộc của DN vào các yếu tố nhập khẩu, bao gồm nguyên liệu nhập khẩu, thiết bị CN nhập khẩu và bí quyết CN nhập khẩu.

Số liệu điều tra cho thấy, hầu hết các DN hiện vẫn còn rất phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tiếp đến là thiết bị CN nhập khẩu. Trong khi đó, mức độ phụ thuộc vào bí quyết CN nhập khẩu không có. Cụ thể:

• Về nguyên liệu: Trong số 42 DN dệt, có 81% DN phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ sản xuất, chỉ có 19% DN phụ thuộc ở mức ít hơn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, không có DN nào hoàn toàn không phụ thuộc vào yếu tố nhập khẩu này. Do năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nên các DN phải nhập khẩu nguyên phụ liệu thiết yếu như bông, xơ, sợi, hoá chất, thuốc nhuộm. Và có nhiều DN sản xuất theo phương thức kiểu gia công theo các hợp đồng phụ nên các DN hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu cao hơn.

• Thiết bị công nghệ: 100% dây truyền của các DN đều nhập khẩu thiết bị, máy móc đã qua sử dụng có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nước và kết hợp với một số thiết bị do trong nước chế tạo hoặc/và chế tạo theo thiết kế của nước ngoài.

49

• Bí quyết công nghệ nhập khẩu: Không có một DN nào nhận CGCN. Hầu hết các DN tự tìm kiếm các nguồn thiết bị máy móc, vì các DN dệt không cần nhiều đến yếu tố này.

• Về nhân lực: Trong tổng số 9802 lao động của 42 DN, tỷ lệ lao động có trình độ đại học cao đẳng chiếm khoảng 9,3% so với tổng số lao động trong ngành dệt, công nhân lao động có tay nghề từ bậc 5/7 chiếm tỉ lệ khá cao khoảng 32%. Tuy nhiên, theo đánh giá của DN về năng lực của kỹ sư và công nhân kỹ thuật cho thấy 100% DN có năng lực vận hành CN, 31% DN có năng lực tiếp thu và làm chủ CN, không có DN nào đạt mức năng lực hỗ trợ cho tiếp thu CN và năng lực ĐMCN.

Với các thông tin trên, có thể cho phép đánh giá một cách khái quát bức tranh về hiện trạng công nghệ tại các DN dệt tỉnh Nam Định hiện nay:

(1) Về máy móc, thiết bị của các DN đạt mức trung bình. Tỷ lệ thiết bị tự động và bán tự động trong dây chuyền CN rất thấp, chỉ có công đoạn nhuộm trong số 03 công đoạn có tỷ lệ thiết bị tự động hoá cao. Dây truyền thiết bị thiếu đồng bộ, các máy móc thiết bị cũ, thủ công, và chắp vá hiện vẫn được sử dụng phổ biến.

(2) Các thiết bị, máy móc và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất còn phụ thuộc vào nhập khẩu. Việc đầu tư CN mới chỉ dừng ở mức độ mua thiết bị máy móc, chưa có kèm mua bí quyết về CN trong sản xuất.

(3) Các DN dệt có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề chiếm tỷ lệ cao, đây là thế mạnh của ngành dệt tỉnh Nam Định, nhưng mới chỉ dừng ở mức độ năng lực vận hành công nghệ; năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ.

(4) Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu thấp, chủng loại và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN may xuất khẩu trong nước và trên địa bàn tỉnh.

Lý do dẫn đến sự kém phát triển của các DN dệt tỉnh Nam Định có thể do: (1) Trong sản xuất của ngành dệt, để có sản phẩm đạt chất lượng thì cần thiết bị CN phức tạp và đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đây là một khó khăn trong việc đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, nâng cấp các máy móc thiết bị ở các DN dệt. Vì thế, ở một số DN dệt, một số công đoạn sản xuất đã có đầu tư sử dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong khi ở những công đoạn khác vẫn còn sử dụng máy móc cũ, lạc hậu. Việc thay thế, nâng cấp từng phần đã khiến các dây chuyền CN trong ngành dệt

50

chắp vá và thiếu tính đồng bộ. Nguyên nhân là do hầu hết các DN này thiếu vốn để đầu tư cho các hoạt động ĐMCN.

(2) Sản phẩm của các DN dệt chủ yếu tiêu thụ trong nước, tỷ lệ rất ít sản phẩm xuất khẩu. Có thể thiếu gắn kết giữa ngành dệt và ngành may trong việc thực hiện mục tiêu cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành may để xuất khẩu là ưu tiên, bởi nếu thực hiện mục tiêu này đòi hỏi các DN dệt phải đầu tư máy móc thiết bị và CN hiện đại, đồng bộ cao nhằm đảm bảo sức cạnh tranh cũng như đáp ứng các quy định khắt khe về công nghệ sử dụng, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm...

(3) Ngành dệt phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến giá trị nội địa trên một sản phẩm của ngành còn rất thấp, hiệu quả đầu tư ĐMCN không cao tác động đến quyết định đầu tư ĐMCN của DN.

2.2. Tình hình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp dệt:

Tình hình ĐMCN được tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát của 42 DN trong tổng số 88 doanh nghiệp dệt tỉnh Nam Định. Trong số 42 DN có 03 DNNN, 39 DNTN, việc lựa chọn 42 DN (có một hoặc cả hai, ba loại hình sản xuất kéo sợi, dệt, nhuộm hoàn tất) này với một số lý do: tỷ lệ số lượng chiếm 50% tổng số doanh nghiệp dệt của tỉnh, có tỷ lệ doanh thu lớn, số lượng lao động cao, có tiến hành hoạt động ĐMCN trong thời gian qua và sản xuất nhiều loại sản phẩm chủ yếu của ngành dệt Nam Định;

Xét từ góc độ doanh nghiệp, ĐMCN có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động nghiên cứu triển khai; hoạt động đổi mới quy trình sản xuất (mua mới, cải tiến) và hoạt động đổi mới sản phẩm (thiết kế đưa ra sản phẩm mới hay cải tiến sản phẩm). Mục đích của các hoạt động đổi mới công nghệ là nâng cao năng lực, trình độ công nghệ của doanh nghiệp nhằm qua đó cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, các DN buộc phải đầu tư ĐMCN để có thể tồn tại. Trong thời gian qua, các DN dệt đã ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phải ĐMCN, đồng thời đã đầu tư tiến hành các hoạt động ĐMCN. Tuy nhiên tốc độ đầu tư đổi mới rất chậm, dây truyền thiết bị chưa đồng bộ và theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành, các DN dệt chưa có năng

51

lực lựa chọn CN phù hợp phục vụ đổi mới. Đến nay, ngành dệt mới đổi mới được khoảng 10 - 16%, nhiều thiết bị kéo sợi của Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Xô từ những năm 1970 – 1975 vẫn còn tồn tại, chưa kể có những máy dệt đã có từ cách đây 100 năm hiện vẫn được sử dụng. Thực tế này dẫn đến năng suất dệt vải của Việt Nam rất thấp, nếu so với Trung Quốc, chỉ bằng 30%. Nguyên nhân là do máy móc thiết bị trong ngành dệt đòi hỏi vốn lớn, các DN dệt thì không đủ năng lực về vốn để có thể thay thế một cách đồng bộ, toàn phần.

2.2.1. Về sự cần thiết phải đổi mới công nghệ:

Hầu hết các DN được hỏi đều cho rằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, DN của họ cần phải ĐMCN để nâng cao sức cạnh tranh. Kết quả khảo sát cho thấy, 42/42 DN đánh giá tất cả các hoạt động ĐMCN được nêu là cần thiết, rất cần thiết và đem lại rất nhiều lợi ích như: nâng cao chất lượng sản phẩm; đưa ra thị trường loại sản phẩm mới; duy trì và mở rộng thị trường; đáp ứng các quy định tiêu chuẩn; mở rộng công suất; giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng; giảm tác động xấu đến môi trường; cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động; nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của DN. Điều này cho thấy, các DN đã ít nhiều ý thức được tầm quan trọng của các hoạt động ĐMCN đối với quá trình sản xuất kinh doanh của họ.

Bảng 1. Đánh giá sự cần thiết phải đổi mới công nghệ

Các hoạt động đổi mới Số lượng DN đánh giá

Không cần thiết

Cần thiết Rất cần thiết

Cải tiến các dây chuyền công nghệ hiện tại - 8 34

Đầu tư mới dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị 30 10 2

Nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm mới 22 15 5

Nâng cao năng lực nguồn nhân lực công nghệ 23 12 7

Bố trí lại tổ chức sản xuất - 10 32

(Nguồn: từ kết quả điều tra)

Bảng số liệu trên cho thấy mức độ đánh giá của các DN đối với mỗi hoạt động ĐMCN cụ thể. Với hoạt động cải tiến các dây chuyền công nghệ hiện tại được 42/42 DN đánh giá là cần thiết và rất cần thiết. Trong khi đó, hoạt động đầu tư mới dây chuyền CN, máy móc thiết bị chỉ có 12/42 DN cho rằng cần thiết và rất

52

cần thiết, 30/42 DN cho rằng không cần thiết. Hoạt động nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm mới và nâng cao năng lực nguồn nhân lực CN cũng được DN quan tâm nhưng còn hạn chế (22/42 DN đánh giá hoạt động nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm mới không cần thiết, 23/42 DN đánh giá hoạt động nâng cao năng lực nguồn nhân lực CN không cần thiết). Cho dù bức tranh về hiện trạng CN ngành dệt Nam Định còn yếu kém nhưng có thể các DN dệt không muốn mất đi lợi thế về tận dụng nguồn nhân công rẻ và có kỹ thuật, nên việc đầu tư đổi mới các dây chuyền CN, máy móc thiết bị mặc dù rất cần thiết nhưng ít cấp thiết hơn. Riêng đối với hoạt động bố trí lại tổ chức sản xuất, thì hầu như các DN đặc biệt quan tâm vì không có một DN nào đánh giá hoạt động này là không cần thiết. Và đây cũng là điều dễ hiểu khi mà rất nhiều các DN ngành này hiện còn yếu về khâu tổ chức và quản lý sản xuất, dẫn đến chi phí sản xuất mặc dù có lợi thế nguồn nhân công rẻ.

Khi trao đổi sâu với lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của các công ty đều mong muốn DN của họ tiến hành hoạt động ĐMCN, tuy nhiên mức độ quan tâm của họ đến mỗi hoạt động đổi mới cụ thể lại rất khác nhau.

- Với 03 DNNN, họ đánh giá rất cao sự cần thiết phải tiến hành các hoạt

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)