Những bài học có tính nguyên tắc

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 47)

IV. KINH NGHIỆM VỀ KÍCH CẦU CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH

5.Những bài học có tính nguyên tắc

Cần nói thêm rằng cái mà nền kinh tế và các DN cần để nâng cao năng suất, năng lực canh tranh không phải là các kết quả nghiên cứu, giải pháp công nghệ có

42

tiềm năng áp dụng chung chung, mà là sự đổi mới công nghệ trong thực tế. Ở đây, quyền lựa chọn công nghệ thuộc về các DN.

Cần hiểu rõ hơn các quy luật thúc đẩy đổi mới công nghệ. Chẳng hạn, mối quan hệ giữa “sức đẩy của khoa học và công nghệ” (Technology Push) và “sức kéo của thị trường/nhu cầu” (Market/Demand Pull). Trong điều kiện của các nước chậm phát triển, nếu quá coi trọng sức đẩy của khoa học và công nghệ có thể sẽ dẫn đến những sai lệch trong thiết kế và vận dụng các chính sách (quá coi trọng chính sách kích cung CN hơn là kích cầu CN...) và không tạo tiền đề cho việc thực thi con đường công nghiệp hóa rút ngắn như mong đợi.

Ý nghĩa thực tiễn ở đây là, chừng nào Nhà nước không có những cơ chế, chính sách khuyến khích hoặc thúc ép các DN nâng cao khả năng cạnh tranh thì khó có thể kích cầu đối với CN và sẽ triệt tiêu các nỗ lực kích cung CN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I.

1. Hoạt động ĐMCN bao gồm việc đưa ra thị trường một sản phẩm mới, áp dụng một quy trình CN mới hoặc các cải tiến CN đáng kể trong các sản phẩm, quy trình CN hiện có. Đổi mới sản phẩm và quy trình CN gồm một loạt các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại. ĐMCN được thực hiện dựa trên cơ sở áp dụng các sáng chế, các kết quả R&D hoặc từ CGCN.

2. Hoạt động ĐMCN là một hoạt động tất yếu gắn với sự phát triển của DN nhưng cũng là một quá trình phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Việc lựa chọn thời điểm ĐMCN là vấn đề quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả đổi mới. Thời điểm ĐMCN phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng của chủ thể đổi mới (làm chủ công nghệ, khắc phục rủi ro, nguồn tài chính, nhân lực…).

3. Chính sách thị trường kéo không phải là các chính sách đứng riêng rẽ, độc lập mà là một tập hợp/tổ hợp của các chính sách đã có như chính sách thuế, tín dụng, thương mại, công nghiệp, KH&CN, đầu tư…và các chính sách thị trường kéo này tác động đến đổi mới từ cả hai bên cung và cầu về CN.

4. Hoạt động ĐMCN và chính sách thị trường kéo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách thị trường kéo tác động tới hoạt động ĐMCN bằng những can thiệp của Chính phủ trong nền kinh tế với mục đích tác động đến quá trình ĐMCN thông qua hoạt động của thị trường.

43

CHƯƠNG II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH THỊ TRƯỜNG KÉO ĐẾN NHU CẦU ĐMCN Ở DN DỆT TỈNH NAM ĐỊNH.

Một phần của tài liệu Thực hành chính sách thị trường kéo kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp nhóm ngành công nghiệp dệt tỉnh Nam Định (Trang 47)