I. HIỆN TRẠNG NHU CẦU ĐMCN TRONG DN DỆT TỈNH NAM ĐỊNH
1. Giải pháp 1: Triển khai và thực thi các chiến lược, quy hoạch của Chính
phủ và tỉnh.
Để khắc phục tình trạng kém phát triển cũng như đảm bảo tăng trưởng một cách bền vững của các DN ngành dệt. Chính phủ đã xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch phát triển ngành dệt may của Việt Nam, tỉnh Nam Định cũng đã xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn 2020, trong đó có đề ra định hướng và mục tiêu phát triển đối với ngành dệt, cụ thể:
1.1. Quan điểm phát triển:
- Đầu tư phát triển ngành dệt thành một trung tâm dệt may của tỉnh Nam Định. - Định hướng các sản phẩm dệt may xuất khẩu theo hướng những sản phẩm đặc thù, có hàm lượng CN và chất xám cao, đạt tiêu chuẩn về môi trường và có nhãn mác sinh thái, tạo thương hiệu riêng cho các sản phẩm của địa phương, tăng tỷ lệ nguyên phụ liệu trong nước.
- Xây dựng các khu, cụm công nghiệp dệt may ở những khu sản xuất tập trung dựa vào lợi thế lao động tại chỗ có tay nghề ở các làng nghề.
- Phát triển ngành dệt may phù hợp với chiến lược phát triển của ngành.
- Thu hút vốn đầu tư ĐMCN, nâng cao năng suất lao động và bảo vệ môi trường.
1.2. Mục tiêu phát triển:
- Nâng cao kim ngạch xuất khẩu ưu tiên theo hướng tăng GTGT trong sản phẩm. - Tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế dân doanh tham gia phát triển ngành dệt may, nhằm thu hút vốn đầu tư trong dân, giải quyết lao động xã hội. Gắn công nghiệp dệt với công nghiệp may để nâng cao hiệu quả của từng ngành.
- Đầu tư phát triển ngành dệt may, đa dạng hoá các sản phẩm dệt may phục vụ nhu cầu thị trường. Phát triển khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm.
- Đầu tư sản xuất các loại nguyên phụ liệu cho may mặc xuất khẩu. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.
93