6. Đóng góp mới của đề tài:
3.3.4. Không gian mang trọng tải ngữ nghĩa
Đây là không gian có sự xuất hiện của nhân vật đồng thời ảnh hưởng tới nhân vật. Công ty Yumimoto là không gian của một nơi công nghiệp hiện đại với những con người có học. Điều này đã được “tôi” giới thiệu khá kĩ trong tác phẩm: “Yumimoto là một trong những công ty lớn nhất thế giới. Ông Haneda quản lý phòng Xuất – Nhập khẩu, chuyên mua và bán tất cả những gì tồn tại trên khắp hành tinh. Catalogue Xuất – Nhập khẩu của Yumimoto là phiên bản khổng lồ cuốn cata – logue của Prévert: nào là pho mát Phần Lan, xút Singapore, rồi sợi quang học Canada, lốp xe Pháp và sợi đay Tôgô, chẳng có gì trượt ra khỏi công ty Yumimoto. Tiền của Yumimoto vượt ngoài sức tưởng tượng của con người. Khi những con số không nhiều đến một mức nào đó thì tổng số tiền đã vượt khỏi lĩnh vực số học để bước vào lĩnh vực nghệ thuật trừu tượng” [1, tr.15]. Ngoài ra những cụm từ chỉ không gian với các tính từ “rộng thênh thang”, “khổng lồ” cũng xuất hiện hàng loạt trong tác phẩm. Nó không đơn thuần để chỉ căn phòng công ty về mặt diện tích mà còn nói về sự đồ sộ, hiện đại và phát triển ở đây. Lẽ ra trong không gian đó, nhân vật được thả sức thể nghiệm, khám phá và bộc lộ bản thân. Đồng thời, nó đảm bảo cho một quá trình thăng tiến bằng chính thực lực và tâm huyết của nhân viên. Nhưng ngược lại, sau bao phấn đấu khổ ải để được trở thành thành viên của công ty Yumimoto, sau cái tự hào, hứng khởi ban
đầu, tất cả dần dần tan biến hết. Yumimoto không những không khiến Amélia có cơ hội phát triển và bộc lộ bản thân mà nó còn co cô lại thành một thứ máy ngày càng mòn đi. Với những gì cô học được, công việc của cô phải càng ngày càng thăng tiến. Ngược lại, cô càng ngày càng thụt lùi, mòn đi, để cuối cùng trở thành một người dọn nhà vệ sinh và xin thôi việc ở công ty. Cuộc “phiêu lưu” của nhân vật trong không gian ấy khá mênh mông, nguy nga, nhiều tầng nhưng thực chất lại vô cùng đơn điệu, mòn mỏi. Chỉ bởi, công việc của cô chẳng đòi hỏi sự sáng tạo gì, cũng chẳng va vấp tới ai, chẳng nhiều thử thách, chẳng giúp cô vận dụng được gì trong những thứ cô đã học được và đang có được. Nó giống như cỗ máy được lập trình sẵn và cứ thế mà thực hiện. Ngày ngày đến công ty, cô biết việc mình làm là gì. Nó khác xa với sự đòi hỏi sáng tạo về mặt trí óc. Những công việc mà Amélie làm chỉ là công việc lao động chân tay – điều mà lẽ ra cô không phải khó nhọc mới được vào làm ở đây. Làm việc trong một không gian thuộc tầng cao nhất của tòa nhà – tầng thứ bốn mươi tư nhưng quá trình làm việc lại như đối lập hoàn toàn. Nó giống những nấc thang ngày càng trượt dân, trượt dần và khi bước chân ra khỏi công ty sau một năm làm việc chính là bước lùi lớn nhất: cô xin nghỉ việc.
Đây được coi là một trong những không gian quan trọng nhất của tác phẩm. Thông qua không gian này, tác phẩm truyền đạt được khá trọn vẹn tư tưởng của người viết tới độc giả. Nothomb đã thông qua những mối quan hệ, những giao tiếp, xung đột hàng ngày để khắc hoạ nên cả một xã hội Nhật Bản thu nhỏ. Với Amélie, sự e lệ, khép nép của các cô gái Nhật truyền thống cũng như những lề thói hà khắc của xã hội Nhật Bản đã được phơi bày một cách hiện thực, tàn nhẫn trong từng chi tiết truyện. Cô mỉa mai tất cả những lề thói cổ hủ ấy và chua xót cho thân phận những người phụ nữ không được phép thể hiện bản thân mình đúng theo những gì họ mong muốn hoặc mơ ước.
Tiểu kết
Khi tìm hiểu về những đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm văn xuôi, chúng ta không thể không quan tâm tới vấn đề không gian. Không gian không chỉ thể hiện những sáng tạo, sự tài hoa, tinh tế của nhà văn trong việc xây dựng một bối cảnh phù hợp với câu chuyện được kể mà còn góp phần thể hiện
tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Không gian trong Sững sờ và run rẩy tồn tại
dưới hai hình thức chủ yếu: không gian thử thách nhân vật và không gian tâm lý (thuộc về thế giới bên trong của nhân vật). Hai kiểu không gian này tồn tại song song và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Không gian thử thách nhân vật không những tái hiện được quá trình làm việc của Amélie tại công ty Yumimoto, những khó khăn thử thách mà cô vấp phải mà còn minh chứng cho ý chí, nghị lực của Amélie, “lật tẩy” tất cả những bất công của bộ máy quản lý dựa trên những nguyên tắc hà khắc, vô lý. Không gian tâm lý lại giúp chúng ta đi sâu vào thế giới nội tâm bên trong của nhân vật để khám phá ra những bí ẩn thuộc về thế giới riêng tư của nhân vật. Không gian song hành cùng nhân vật thể hiện mọi trạng thái tâm lý, giúp nhân vật bộc lộ mọi cung bậc cảm xúc và là không gian của những ước mơ, những khát vọng, giúp người đọc “phát hiện” ra một Amélie suy sụp, tuyệt vọng nhưng không bao giờ bỏ cuộc, một Amélie sợ hãi, bàng hoàng, sững sờ trước mọi tình huống trớ trêu nhưng không bao giờ khuất phục.
KẾT LUẬN
1. Amélie Nothomb mặc dù còn rất trẻ nhưng thực sự là một nhà văn tài năng, xứng đáng là một hiện tượng của văn học Pháp và văn học thế giới đương đại. Trong con người Amélie có sự kết hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau, điều này đã tạo cho tác phẩm của bà một dấu ấn riêng biệt, độc đáo không thể lẫn với bất cứ nhà văn nào khác, và cũng thật dễ hiêu vì sao có nhà nghiên cứu văn học đã đưa ra nhận xét rằng: “Amélie Nothomb là một trong những nhà văn nổi bật nhất trong thời đại cô. Với sự đều đặn của máy đếm nhịp, cây bút này cho ra đời những tiểu thuyết thường được ca ngợi bởi
sự độc đáo, tính nhân văn và chất dữ dội của chúng” (Tờ Le Soir).
2. Hai phương trời Đông Tây giờ đây đã nhích lại gần nhau hơn bao giờ hết, tuy nhiên, có những vấn đề về phong tục, tập quán, thói quen lại không hoàn toàn như vậy. Tiểu thuyết của Amélie Nothomb là một bức tranh phong phú, sâu sắc về con người và văn hóa Nhật Bản. Amélie Nothomb đã khéo léo phơi bày những nét văn hóa Nhật Bản chủ yếu nhất nơi công sở. Nói rộng ra, văn phòng công ty Yumimoto đã trở thành một xã hội Nhật Bản thu nhỏ với mọi điều phức tạp, rắc rối và những nghi thức riêng đủ khiến cho những người thuộc nền văn hóa khác phải cảm thấy “sững sờ và run rẩy”. Thói tật hành hạ đồng nghiệp mới, những mệnh lệnh khó hiểu, những toan tính, trù dập, hay cả sự ghen tỵ, hiềm khích chốn văn phòng đều được Nothomb phơi bày một cách tinh tế. Đằng sau những phơi bày về văn hóa Nhật có sự đối lập với nó là văn hóa phương Tây. Qua đó, người kể chuyện đã khéo kéo đề cập đến vấn đề lớn hơn là sự giao thoa và hòa hợp văn hóa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây.
3. Người kể chuyện xưng “tôi” đã phát huy hết khả năng của một “Người kể chuyện đáng tin cậy” khi đi vào miêu tả những cảnh huống, những va chạm
mà cả hai bên, đôi khi không hoàn toàn là do dụng ý xấu, không bao giờ có thể thấu hiểu nhau được. Từ câu chuyện cụ thể của nhân vật- người kể chuyện, nhân vật tham gia vào hành động và thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện đã để lại dư âm bi, hài kịch trong lòng độc giả. Đồng thời, câu chuyện mang tính thời sự cao.
4. Từ cốt truyện về những con người của hai phương trời trong một công sở ở Nhật thời hiện đại, tác giả đã tạo ra một kiểu giọng điệu đôi khi “ông nói gà bà nói vịt” mà lại không hẳn do nguyên nhân không hiểu ngôn ngữ của nhau (Nhân vật “tôi” được sinh ra tại Nhật và lớn lên ở đó cho đến tuổi thiếu niên nên tiếng Nhật không hoàn toàn lại ngoại ngữ đối với cô nữa). Chính sự “gà, vịt” đó đã khiến tác phẩm có những loại giọng điệu hài hước tinh tế, hiện đại (Nói quá chuẩn tiếng Nhật lại bị coi là tội trong một cuộc tiếp đãi đối tác, chẳng hạn).
5. Không gian chủ yếu là ở trong một công ti Yumimoto ở Nhật, nhưng sự “vượt thoát” và ám ảnh những phương trời khác của nhân vật trung tâm lại không dừng ở đó. Dư âm của những miêu tả (con người, đồ vật, xứ xở) đều phục vụ cho việc tái hiện lại không gian nhỏ của xứ sở hoa anh đào. Từ con người các ông chủ, đến cô Mori - “sếp” trực tiếp của nhân vật “tôi” - đều mang vẻ đẹp và cả những đặc trưng của đất nước Nhật. Không gian truyện kể đan cài vào không gian diễn ngôn tạo nên một vẻ rất đặc biệt trong tác phẩm của Amélie Nothomb.
6. Tác phẩm của Amélie Nothomb bước đầu cho người đọc khám phá thêm một đất nước mà nhiều khi ta mới được tiếp cận qua sách vở, nhất là qua đồ dùng, phương tiện giao thông. Đồng thời thông qua tác phẩm này, Amélie Nothomb đã xoáy sâu vào vấn đề quan trọng nhất là sự tiếp nhận văn hóa như thế nào. Mục đích cuối cùng của mọi sự tiếp nhận và giao thoa văn hóa là đưa đến sự ra đời của một nền văn hóa mới, văn minh và tiến bộ hơn. Ở đây, nhà
văn không nói tới điều đó mà chỉ nhắc đến sự hòa hợp, đồng thuận trong văn hóa. Và nhà văn đã đạt được điều đó nhờ vào cách tiếp cận của mình.
Với những gì mà tác phẩm này đã đạt được, người đọc ngày nay hoàn toàn tin tưởng vào giá trị đích thực của văn học thông qua các tác phẩm xuất sắc – những đứa con tinh thần của các nhà văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tác phẩm
1. Amélie Nothomb, Sững sờ và run rẩy, Nxb. Văn học, 2008, người dịch:
Thi Hoa.
Sách nghiên cứu
2.Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.
3. M.Bakhtin, Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb. Hội nhà văn, 2003,
Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch.
4. R.Barthes, Độ không của lối viết, Nxb. Hội nhà văn, 1997, Nguyên
Ngọc dịch.
5. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb. ĐHQG – HN.
6. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ - Tiểu luận phê bình, Nxb
Văn học, Hà Nội.
7. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb. Văn học,
Trung tâm nghiên cứu Quốc học.
8. Trần Minh Đức, Bàn về khía cạnh trần thuật trong tiểu thuyết, nguồn :
http://www.vietvan.vn.
9. Gégard Genette, Figure III, Édu Seuil, 1972, Tài liệu dịch của Đào Duy
Hiệp.
10. Đào Duy Hiệp (2001), Thơ và truyện và cuộc đời, Nxb. Hội nhà văn.
11. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb.
Giáo dục.
12. M.Jahn, Trần thuật học- nhập môn lý thuyết trần thuật, Phòng tư liệu
13. Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb. Tác phẩm mới.
14. Yuri M.Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương,
Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
15. G.N.Poxpelop, Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb. Giáo dục, 1998.
16. Hoàng Phê chủ biên (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Viện
ngôn ngữ học.
17. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học một số vấn đề lý luận và lịch sử,
Nxb. Đại học sư phạm.
18. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb. Giáo dục.
19. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại – những tìm tòi đổi mới, Nxb. Khoa học xã hội.
20. Lộc Phương Thủy (chủ biên) (2005), Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX, Nxb. Văn học.
21. Nhiều tác giả (1982), Số phận của tiểu thuyết, Nxb. Tác phẩm mới.
22. Một số tài liệu về lí thuyết bằng tiếng nước ngoài do người hướng dẫn
cung cấp: Description (Miêu tả); Espace (Không gian); Narrateur
(Người kể chuyện); Point de vue (Điểm nhìn); Voix (Giọng điệu); Personnage (Nhân vật).
23. Từ điển văn học (Bộ mới) (2004), Nxb. Thế giới.
24. Từ điển thuật ngữ văn học (1992), Nxb. Giáo dục.
25. Các khái niệm và thuật ngữ của trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Những người dịch: Đào Tuấn Anh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân.
Tạp chí
26. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”,
Tạp chí văn học (9).
27. Nguyễn Thị Bình, “Thời gian và không gian trong Sa mạc của J.M.G
Le Cleoze”, Nghiên cứu văn học, số 5/2004.
28. Trương Đăng Dung, “Văn học như một quá trình”, Tạp chí văn học nước ngoài, số 1- 3/2001.
29. Hoàng Ngọc Hiến (2003), “Giọng điệu trong văn chương”, Văn học… gần và xa, Nxb Giáo dục.
30. Trần Hinh, “Văn học Pháp đi về đâu?”, Nghiên cứu văn học nước ngoài, số 4/1997.
31. Đào Hùng, “Sợ - một nhu cầu tự nhiên của con người”, Nghiên cứu văn học nước ngoài, số 4/1998.
32. I.P.Lin, “Trần thuật học”, Tạp chí văn học, số 10/2001.
33. Lộc Phương Thủy, “Người kể chuyện trong tiểu thuyết Bọn làm bạc
giả của A. Gide”, Nghiên cứu văn học, số 9/2010.
Khóa luận, luận văn
34. Vũ Trúc Hà (2005), Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn Guy de Maupassant, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.
35. Tống Thị Thu Hường (2003), Các kiểu tình huống trong nghệ thuật truyện ngắn Guy de Maupassant, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngữ
văn, ĐHSP Hà Nội.
36. Bùi Thị Hồng Năm (2010), Không gian và giọng điệu trong Viên mỡ bò của Maupassant, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học
37. Nguyễn Thị Nga (2011), Không gian và giọng điệu trong tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy của Amélia Nothomb, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội. 38. Nguyễn Thị Nghệ (2010), Giao thoa văn hóa Đông – Tây trong Sững
sờ và run rẩy của Amélia Nothomb, Niên luận, Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội.
39. Phan Thị Bích Thảo (2009), Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy của Amélia Nothomb, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội. 40. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2011), Trần thuật trong Nhẫn thạch của
Atiq Rahimi, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn (ĐHQGHN), Hà Nội.
Các trang web 41. http://www.sachhay.org/book/200904212465/sung-so-va-run- ray.aspx 42. http://www.baomoi.com/Home/DuLich/www.anninhthudo.vn/Sung- so-va-run-ray/2239999.epi 43. http://www.xaluan.com 44. http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2008/12/3B9AE21F/