Giọng điệu người kể chuyện ngôi thứ nhất

Một phần của tài liệu Trần thuật trong sững sờ và run rẩy của Amélie Nothomb (Trang 33)

6. Đóng góp mới của đề tài:

2.3.1Giọng điệu người kể chuyện ngôi thứ nhất

Một trong những lí do khiến Sững sờ và run rẩy cuốn hút được đông đảo bạn đọc đến vậy chính là nhờ giọng điệu người kể chuyện chân thành, bình dị. Sững sờ và run rẩy là câu chuyện về chính cuộc đời tác giả Amélie Nothomb.

Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật, thông qua người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi” tự kể lại mọi biến cố, sự kiện liên quan đến bản thân và những

người khác. Vì vậy, giọng điệu kể chuyện trong Sững sờ và run rẩy trước hết

là giọng điệu chân thành, bình dị, giúp người đọc như được đồng hành cùng nhân vật tham gia mọi hoạt động, trải qua mọi khó khăn, thử thách; cũng như được đi sâu tìm hiểu suy nghĩ thầm kín bên trong của nhân vật, tạo nên sự tin tưởng cho người đọc.

Nhân vật chính trong tác phẩm là Amélie, đóng vai trò là người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất, “đồng nhất” với nhà văn.Với giọng điệu chân thành, bình dị của người kể chuyện đã tạo cho câu chuyện được kể lại mang tính chân thực hơn. Bằng vốn sống, hiểu biết và sức sáng tạo của mình, Amélie đã xây dựng nên nhân vật trung tâm mang bóng dáng của bản thân. Nhân vật từ đầu đến cuối đều xưng “tôi”, kể lại những gì mà bản thân mình đã trải qua, mà cụ thể là quá trình làm việc của nhân vật này trong một công ty Nhật Bản, cùng những mối quan hệ giao tiếp của nhân vật này với các nhân vật khác. Ở nhân vật Amélie hiện lên những đặc điểm mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong nhiều nhân vật khác ngoài cuộc sống hiện thực cũng như trong nhiều tác phẩm văn học khác. Câu chuyện về một nhân viên làm việc

trong công ty, cụ thể là công ty Nhật Bản, với những khó khăn, thử thách mà họ đã phải đương đầu, không xa lạ gì đối với rất nhiều người khác. Amélie không phải là nhân viên duy nhất làm việc như vậy nhưng là người trong quá trình đó đã có được những cảm xúc, cách đánh giá và nhìn nhận đặc biệt của riêng mình. Và cái quan trọng là chính bản thân cô đã không ngần ngại kể lại những điều được trực tiếp mắt thấy tai nghe, được tham gia và cũng chính là người lãnh nhận hậu quả. Với việc lựa chọn giọng điệu và cách kể như vậy, người đọc hình dung câu chuyện giống như thật và có độ tin cậy cao.

Nhân vật trong Sững sờ và run rẩy không được kể theo kiểu hư cấu hoàn

toàn mà được kể dưới dạng tự truyện nên chủ thể của nó được nổi bật lên thu hút sự chú ý của mọi người. Người đọc như được thực sự chứng kiến, tham gia cùng nhân vật. Người đọc tập trung mọi chú ý vào nhân vật, hồi hộp theo dõi và chứng kiến nhân vật “tôi” tham gia vào mọi hoạt động kể từ khi cô được nhận vào công ty làm cho tới khi cô rời khỏi công ty với những suy nghĩ, hành động và cảm xúc rất thật. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” với giọng điệu chân thành đã có chức năng định hướng , thuyết phục người đọc tập trung quan sát, suy ngẫm và cảm nhận vào đúng vấn đề mà cô đề cập đến. Điều này được thể hiện ở sự xuất hiện dày đặc hàng loạt các đoạn văn trong tác phẩm:

* Ngày đầu tiên Amélie tới công ty Yumimoto: “Ngày 8 tháng Giêng năm 1990, chiếc thang máy nhả tôi lên tầng cuối cùng trong tòa nhà của công ty Yumimoto” [1, tr. 7]. Ở đây thời gian và không gian người kể chuyện nêu lên cụ thể bằng giọng điệu chân thành nhất, tạo ra tính xác thực cho thông tin đưa ra. Với chi tiết này, người đọc phần nào hình dung được câu chuyện của nhân vật xảy ra tại thời điểm nào, ở đâu, bối cảnh xã hội lúc đó ra sao. Cách đưa thông tin chính xác như vậy hoàn toàn khác xa so với cách giới thiệu truyền thống trong các tác phẩm cổ tích luôn được bắt đầu bằng cụm từ “ngày

xửa ngày xưa” (khoảng thời gian diễn ra đã rất lâu nhưng không biết đích xác là lúc nào). Mốc thời gian cụ thể được đưa ra từ ngay đầu câu chuyện cũng là một cách để người đọc tính toán được khoảng thời gian tồn tại và làm việc của Amélie tại công ty Yumimoto của Nhật Bản. Nó góp phần giúp người đọc đưa ra đánh giá, nhận xét đúng đắn về nhân vật trong truyện.

* Khi nhân vật quan sát mọi người: “Tôi quay lại. Một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, dáng người nhỏ thó, gầy và xấu xí, nhìn tôi vẻ khó chịu” [1, tr. 8]. Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” cũng chính là người đưa ra cảm nhận, đánh giá về người khác từ cái nhìn bên ngoài (khi quan sát hình dáng, diện mạo) đến cái nhìn bên trong. Xuất hiện ở ngôi thứ nhất với một giọng chân thành giúp sự nhìn nhận ấy được người đọc tin tưởng hơn vì nó mang tính chủ quan của người kể và tạo cảm giác xác thực bởi người kể là người trực tiếp quan sát và trực tiếp kể lại đối tượng được quan sát.

⃰ Khi nhân vật trực tiếp tham gia vào công việc. Có thể nhận thấy trong chuỗi các công việc kể từ khi “tôi” bắt đầu vào làm đến khi nghỉ việc tại công ty Yumimoto đều được kể lại với một giọng điệu hết sức chân thành, bình dị:

• “Cái “thách thức” mà ông Saito đề nghị với tôi là viết một bức thư bằng tiếng Anh cho ông Adam Jonhson nào đó để bảo cho ông ta biết ông Saito nhận lời đi chơi golf với ông ta vào chủ nhật tuần sau” [1, tr. 9].

• “Sau đó, Fubuki bảo tôi đọc những tài liệu mà cô đã chuẩn bị sẵn trên bàn tôi, ngay đối diện với bàn cô. Cô ngồi xuống và bắt đầu làm việc. Tôi ngoan ngoãn lật qua đống giấy tờ mà cô đưa cho để nghiên cứu. Nó gồm các quy định, danh sách bản kê khai” [1, tr. 13].

• “Ông Saito không bắt tôi viết thư cho Adam Jonhson nữa, và cũng chẳng viết cho ai khác. Hơn nữa, ông ta không bảo tôi làm gì cả, ngoại trừ việc mang cà phê đến cho ông ta” [1, tr. 17].

• “Một buổi sáng, ông Saito báo cho tôi biết ngài phó chủ tịch sẽ tiếp một phái đoàn quan trọng của một công ty bạn tại văn phòng của ông:

- Cà phê cho hai mươi người.

Tôi bước vào phòng của ông Omochi với một cái khay lớn và tôi thực hiện công việc trên cả mức hoàn hảo: tôi phục vụ mỗi tách cà phê với một vẻ kính cẩn nhún nhường, lặp lại đều đều những câu giao tiếp tinh tế nhất, mắt nhìn xuống và người cúi thấp. Giả sử có huân chương trao thưởng cho phong cách phục vụ trà thì hắn phải trao cho tôi” [1, tr. 18].

• “Tôi quyết định đi phân phát thư từ mà không hỏi ý kiến ai” [1, tr. 25]. • “Tôi nảy ra một ý xem ra tuyệt vời theo suy nghĩ ngây thơ của mình: trong khi loăng quăng khắp công ty, tôi nhận thấy trong các phòng làm việc có rất nhiều cuốn lịch hầu như chẳng bao giờ được để đúng ngày, hoặc do cái khung vuông nhỏ màu đỏ di động không được chuyển cho đúng ngày, hoặc tờ lịch tháng không được lật.

Lần này, tôi không quên xin phép:

- Thưa ông Saito, tôi có thể bóc lịch không ạ?

Ông ta trả lời tôi là được mà không để ý. Tôi coi như mình đã có một nghề. Buổi sáng, tôi rẽ vào từng phòng và chuyển cái khung nhỏ màu đỏ vào vị trí ngày tháng đúng của nó. Tôi đã có một công việc: tôi là người bóc lịch” [1, tr. 28].

• “Ông Saito nói tiếp: - Đi photo cho tôi cái này.

Ông ta chìa ra cho tôi một tập tài liệu cao ngất khổ A4. Chắc phải đến hàng ngàn trang” [1, tr. 30].

• “Tôi lăn vào trận chiến bơ tách béo… Tôi soạn bảo báo cáo thế kỷ - bắt đầu là nghiên cứu thông tin: lượng tiêu thụ bơ của người Nhật năm 1950 đến nay, kèm theo diễn biến của các vấn đề sức khỏe do việc tiêu thụ chất béo butitric quá mức. Tiếp đó, tôi miêu tả những qui trình tách bơ cũ, công nghệ

mới của Bỉ, những thuận lợi đáng kể của nó… Vì phải viết báo cáo bằng tiếng Anh nên tôi mang việc về nhà, tôi cần dùng từ điển để tra những thuật ngữ khoa học. Tôi thức trắng đêm” [1, tr. 37].

• “Sáng hôm sau, tôi vừa đến công ty Yumimoto thì cô Mori báo ngay cho tôi công việc mới:

- Cô không phải thay đổi bộ phận, vì cô vẫn sẽ làm ở đây, tại phòng kế toán” [1, tr. 51].

• “Tôi trở lại với cuộc sống thường ngày. Nghe có vẻ lạ kỳ nhưng sau cái đêm tôi có hành động điên rồ nọ, thì mọi thứ trở lại bình thường như chưa hề có gì nghiêm trọng xảy ra” [1, tr. 79].

• “Hôm sau, Fubuki lại đón tôi với một vẻ mặt thư thái uy nghiêm. “Cô ta đã phục hồi, cô ta đã khá hơn rồi”, tôi nghĩ vậy.

Cô ta ung dung tuyên bố với tôi:

- Tôi có việc mới cho cô đây. Cô đi theo tôi.

Tôi đi theo cô ta ra khỏi phòng. Tôi lập tức cảm thấy có gì đó không ổn: công việc mới của tôi vậy là không phải ở phòng kế toán? Thế thì là gì? Và cô ta dẫn tôi đi đâu vậy?

Mối lo ngại của tôi càng rõ hơn khi thấy cô ta dẫn tôi đi ra hướng nhà vệ sinh. Ôi không, tôi nghĩ. Chắc chắn là chúng tôi sẽ rẽ ngoặt sang phải hoặc sang trái vào phút chót để đi vào một phòng làm việc khác.

Hai chúng tôi không đổi hướng qua phải cũng chẳng qua trái. Cô ta dẫn thẳng tôi vào nhà vệ sinh.

“Chắc cô ta dẫn mình vào chỗ cách biệt này để nói với nhau về chuyện ngày hôm qua”, tôi tự nhủ.

Nhưng không phải vậy. Cô ta thản nhiên tuyên bố: - Đây là chỗ làm việc mới của cô” [1, tr. 116].

• “Sau khi đã thỏa mãn cơn khát lao mình qua cửa sổ, tôi rời tòa nhà của công ty Yumimoto. Mãi mãi không bao giờ trở lại” [1, tr. 167].

Như vậy, có thể thấy rằng để có được cái nhìn cụ thể, nhà văn ngoài khả năng sáng tạo cần phải có trải nghiệm thực tế. Với giọng điệu chân thành, bình dị, người kể chuyện không đơn thuần chỉ là người quan sát và kể lại mà thực sự đã tự nói về những trải nghiệm thực tế của bản thân. Nhân vật hiện lên chân thực, sống động và cũng thể hiện được sự đồng cảm của nhà văn. Ở đây, hầu như không có sự hư cấu, nhân vật tồn tại như một thực thể có thật, tạo cảm giác tin tưởng vì khi đó “câu chuyện được kể trở thành câu chuyện về một cái tôi cụ thể nào đó, lời lẽ cái tôi rất riêng ấy là nhân chứng duy nhất của mọi sự kiện được kể” [17, tr. 433]. Nhà văn không cần trực tiếp tham gia hay đưa ra bất kì một lời bình luận nào mà vẫn bày tỏ được cách nhìn nhận của mình. Chức năng định hướng được thể hiện một cách rõ ràng. Mỗi khi nhận một công việc mới trong công ty Yumimoto, “tôi” đều có lời giới thiệu hết sức chân thành. Nó vừa cho thấy thái độ bất ngờ của “tôi” khi nhận nhiệm vụ mới lại vừa tạo được bất ngờ đối với người đọc. Cái bất ngờ ở đây thể hiện ở chỗ: rõ ràng chỉ là một nhân viên mới của công ty nhưng có lẽ “tôi” là nhân viên nhận được nhiều công việc khác nhau và có sự luân chuyển công việc chóng vánh nhất so với các thành viên khác. Vậy là, làm việc tại một công ty của Nhật Bản (hay công ty nước ngoài nói chung) trong mắt độc giả giờ đây hiện lên chẳng dễ dàng gì. Nó cũng giúp người đọc nhận thức được số phận long đong, vất vả và lắm gian truân trên con đường tìm được vị trí xứng đáng của mình trong công ty Yumimoto của nhân vật “tôi”.

Giọng điệu chân thành, bình dị của người kể chuyện đã “che giấu” bớt cái nhìn chủ quan của nhà văn. Tất cả mọi điều tốt, xấu mà nhà văn muốn thể hiện đều được bộc lộ qua giọng điệu chân thành, bình dị đó. Cũng chính bằng giọng điệu này, tự nhân vật kể lại và đồng thời cũng thể hiện ý nghĩ, cảm

nhận riêng của mình (dù có tồi tệ, ngốc nghếch đến mức nào) nên nhân vật ít bị chi phối và có khả năng bộc lộ đầy đủ những cảm xúc vốn có của nó.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ở bất kì một công sở nào, người ta đều quan tâm đến quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các thành viên trong công ty. Trước khi đi làm, bạn được tiếp xúc với một loạt lý thuyết khác nhau dạy bạn cách ứng xử, giao tiếp nhưng trên thực tế, bạn vẫn gặp phải khó khăn khi giải quyết một tình huống cụ thể. Giữa lý thuyết và thực tế không phải lúc nào cũng giống nhau nên đòi hỏi những người đi làm cần có sự trải nghiệm thực tế để tích lũy kinh nghiệm. Amélie được tuyển vào công ty bằng tiếng Nhật nhưng cô thực sự bất ngờ khi không được sử dụng tiếng Nhật trong công ty; cô còn bất ngờ hơn khi liên tục bị cấp trên sỉ vả bằng những lời lẽ thậm tệ vì cô đã nói tiếng Nhật. Bằng giọng chân thành, bình dị, người kể chuyện cứ để cho mọi sự bất công đó tái hiện trước mắt người đọc một cách chân thực nhất. “Cô im đi! Cô có quyền gì mà cãi hả?” [1, tr. 19] hay “Tôi không cần biết. Tôi lệnh cho cô không được hiểu tiếng Nhật nữa” [1,19]. Mối quan hệ giữa cô và các nhân viên khác ngày càng tồi tệ bởi trong mắt họ cô là “tội đồ”, là trung tâm của những rắc rối, là một kẻ ngờ nghệch. Ngay cả bản thân Amélie cũng không ngờ mình gặp phải hoàn cảnh trớ trêu đến mức “chức vụ” cuối cùng dành cho cô là công việc của “bà Nước Tiểu”. Trên thực tế, cô không phải là người thiếu hiểu biết, cũng không phải trường hợp duy nhất trong thực tế lâm vào tình thế bi đát đến như vậy. Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật, thông qua người kể chuyện trung gian xuất hiện ở ngôi thứ nhất, viết lên một câu chuyện vừa chân thành, vừa hài hước và đầy xót xa về chính cuộc đời mình như một lời giãi bày của cái “tôi” cá nhân. Dõi theo cái “tôi” ấy, người đọc như được hòa mình cùng nhân vật, hồi hộp và tò mò muốn biết sự việc nào tiếp theo sẽ xảy ra và coi nhân vật này như một hình tượng có thật, một hiện tượng có thật trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng dám

thừa nhận bản thân mình có bóng dáng của nhân vật đó, cũng đã phải trải qua tất cả những vụ việc không hay ho ấy mà ngược lại, người ta thường ẩn mình theo kiểu không phải tôi nói về tôi mà tôi đang nói về người khác.

Giọng điệu chân thành, bình dị của người kể chuyện tạo ra sức hấp dẫn

nhưng chưa phải là tất cả trong Sững sờ và run rẩy. Điều làm nên sức cuốn

hút kì lạ của tác phẩm khiến nó được đánh giá như một “phương thuốc chống

phiền muộn” dành cho độc giả phần lớn là nhờ vào giọng điệu bình tĩnh, hài hước, hóm hỉnh của người kể chuyện. Đây có thể coi là giọng điệu chủ âm của

tác phẩm bởi nó bao trùm tác phẩm, rải rác ở rất nhiều đoạn văn, câu văn mà mỗi khi bắt gặp, người đọc cảm thấy hết sức thú vị. Chính giọng điệu này đã thực hiện thêm một chức năng quan trọng nữa của tác phẩm, đó là chức năng “gợi cảm xúc”. Chức năng “gợi cảm xúc” phát huy hiệu quả tối đa khi người kể chuyện đồng nhất với nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm. Điều đó biến những tình huống, sự kiện trong tác phẩm vừa mang tính hài hước vừa chứa đựng ý vị sâu sắc. Chức năng “gợi cảm xúc” cũng có nghĩa là nhân vật thể hiện bản thân mình qua hành động, cử chỉ, lời nói, thể hiện quan điểm riêng của mình nhưng có thể không đồng nhất với ý kiến đánh giá của các nhân vật khác.

Một phần của tài liệu Trần thuật trong sững sờ và run rẩy của Amélie Nothomb (Trang 33)