Giọng điệu các nhân vật khác

Một phần của tài liệu Trần thuật trong sững sờ và run rẩy của Amélie Nothomb (Trang 61)

6. Đóng góp mới của đề tài:

2.3.3.2.Giọng điệu các nhân vật khác

Không mô tả nhiều song thế giới nhân vật trong Sững sờ và run rẩy thể

hiện thật đậm nét qua con mắt phát hiện tinh tế của Amélie Nothomb từ những nét tính cách của mỗi cá nhân tới hình ảnh chung về những người trong hệ thống công sở ở Nhật. Tất cả chỉ có bốn người: Ông Haneda là chủ tịch hội đồng quản trị, ông Omochi là cấp phó, sau đó là ông Saito và cô Mori. Mọi va chạm, mâu thuẫn, xung đột đều chỉ liên quan tới chừng ấy người. Nhưng họ là

sức mạnh không gì phá vỡ nổi khi được xếp đặt cạnh nhau và được kết nối bằng thứ keo dính đặc biệt có tên là “nguyên tắc”. Amélia bị biến thành “bà Nước Tiểu” trong cơ quan cũng chỉ vì cô không sao hiểu nổi hệ thống ấy, và điều này như một thứ gia vị hài hước, tạo cho cuốn tiểu thuyết một góc nhìn sắc sảo mà đậm chất hài hước… Bên cạnh giọng điệu của người kể chuyện xưng “tôi” và giọng điệu của nhân vật trung tâm Amélie đem lại sức cuốn hút

cho Sững sờ và run rẩy, giọng điệu của các nhân vật khác cũng rất đáng chú ý.

Trước hết, chúng ta xem xét giọng điệu của ông chủ tịch Omochi, ông Saito và Mori Fubuki. Đây có thể coi là bộ ba hoàn hảo trong việc đặt ra những “thách thức” đối với Amélie. Phó chủ tịch Omochi là một người độc tài, phát xít, ông ta tự coi mình là một người uy quyền và áp đặt với tất cả nhân viên của mình, không trừ một ai. Bất kỳ một nhân viên dưới quyền nào làm sai ý ông ta đều bị la mắng bằng những tiếng “gào rú kinh hoàng”. Không chỉ có thế, ông ta còn quá coi thường nhân viên của mình: “Gã phàm ăn lôi trong túi ra chiếc khăn tay lau nước mắt vì cười, và hỉ mũi. Tôi lấy làm ngạc nhiên vì đây là hành động hết sức thô bỉ ở Nhật” [1, tr. 163]. Ông Saito dù có ít chức quyền trong công ty Yumimoto cũng không thoát khỏi “vòng xoáy” của “nỗi thống khổ” triền miên, điều đã biến ông thành một kẻ khúm núm, sợ sệt. Bản thân ông được đồng nghiệp ngang cấp Tenshi đánh giá là một người khá tốt nhưng ông ta vẫn nhiễm cái thói hành hạ những nhân viên mới như Amélie. Nhân vật Mori Fubuki là người tham gia đối thoại nhiều nhất với nhân vật chính Amélie và cũng là nhân vật hiện lên trong dòng suy nghĩ nội tâm của Amélie với tần số khá cao. Fubuki là một phụ nữ Nhật truyền thống, thoạt đầu cô nhận được sự ngưỡng mộ của Amélie nhưng dần dần bộ mặt thật của Fubuki được lột tả, cô ta cũng không hơn những cấp trên của mình là mấy: cũng hành hạ cấp dưới, cũng mắng nhiếc Amélie. Tuy nhiên, Fubuki chẳng qua cũng chỉ là nạn nhân trong bộ máy công ty Nhật Bản với những thể

chế ngặt nghèo nhất thế giới mà thôi. Và tựu trung lại, giọng điệu của bộ ba nhân vật này là giọng kẻ cả, bề trên hách dịch và đầy quyền uy. Ở vào hoàn cảnh nào, các nhân vật cũng thể hiện một giọng điệu như vậy như để chứng tỏ năng lực và vị trí tối cao của mình trong công ty Yumimoto.

Nếu như ông Omochi, Mori Fubuki luôn coi Amélie là kẻ phá hoại, kẻ ăn hại không làm được việc gì nên hồn thì ngược lại trong con mắt ông chủ tịch Yumimoto Haneda và ông Tenshi, Amélia quả thực là một nhân viên rất được việc. Họ là một trong số ít những người trong công ty Yumimoto trân trọng Amélie, coi Amélie như con người đúng nghĩa và đối xử với cô tử tế không phân biệt thứ bậc. Ông Tenshi là người duy nhất để cho Amélie làm việc và chứng tỏ khả năng của mình. Vì vậy khi tiếp xúc với cô, giọng điệu của ông Tenshi thật nhẹ nhàng. Nó vừa cho thấy thứ bậc giữa hai con người này vừa như phá vỡ đi, để ở đó tồn tại một thứ tình người đầy ấm áp: “Thế thì tiện quá. Tôi đang có một dự án rất hay với nước cô. Cô có thể giúp tôi làm một nghiên cứu được không?” [1, tr. 33]; “Bản báo cáo cô làm rất tuyệt và nhanh tới mức kinh ngạc. Cô có muốn tôi nêu tên người soạn báo cáo trong cuộc họp không?”, “Vậy cô sẽ không mếch lòng nếu tôi tự ký là người soạn báo cáo của cô chứ?” [1, tr. 38]. Vì vậy, trong con mắt của Amélie, ngài chủ tịch và ông Tenshi luôn là những “thiên thần”.

Có thể thấy rằng, các nhân vật của Amélie Nothomb đều có sự cá biệt hóa về ngôn từ. Mỗi một nhân vật đều có giọng nói riêng, và thông qua giọng điệu của nhân vật, phẩm chất của những nhân vật đó được bộc bạch một cách sáng rõ nhất.

Tiểu kết

Bằng tài năng sử dụng ngôn từ một cách linh hoạt và tinh tế, Amélie

Nothomb đã xây dựng nên một hệ thống giọng điệu rất phong phú trong Sững sờ và run rẩy. Mang trong mình sự “sục sôi” của hai nền văn hóa Đông – Tây

trái dấu nhau, Amélie Nothomb đã làm cho thiên truyện của mình hấp dẫn ngay từ trang đầu tiên bằng một hệ thống giọng điệu phong phú, đa dạng, đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giọng điệu của người kể chuyện và nhân vật. Giọng điệu người kể chuyện và giọng điệu nhân vật đều mang nhiều sắc thái khác nhau, tạo nên sự cuốn hút cho tác phẩm. Giọng điệu của người kể chuyện được hiểu chính là sự thể hiện thái độ, lập trường, tình cảm của người kể chuyện đối với nhân vật, hiện tượng được miêu tả (hay nói cho cùng thì đó cũng chính là giọng điệu, thái độ, tình cảm của nhà văn). Nó không những phản ánh thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của nhà văn mà còn tạo nên phong cách riêng của nhà văn ấy. Giọng điệu nhân vật giúp chúng ta nhìn rõ hơn vào miền sâu thẳm của thế giới bên trong nhân vật. Trong tiểu thuyết

Sững sờ và run rẩy, người kể chuyện đồng nhất với nhân vật nhưng không

phải vì thế mà trong tác phẩm này chỉ nổi lên giọng điệu của một mình người kể chuyện hay một mình nhân vật mà ở đó có sự đan xen, hòa trộn rất uyển chuyển, tài tình giữa hai giọng điệu này. Chính điều độc đáo này đã tạo nên sức lôi cuốn kỳ diệu của tác phẩm, một cuốn tiểu thuyết sắc sảo, đậm chất châm biếm, với vẻ hài hước, tinh tế nổi bật trong văn phong, đã phác họa đậm nét thế giới đặc trưng của công sở Nhật “khiến ta run rẩy nhưng không sợ hãi, tạo cảm giác thất vọng nhưng không sụp đổ” (Guillaume Folliero).

CHƯƠNG 3. KHÔNG GIAN VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Trần thuật trong sững sờ và run rẩy của Amélie Nothomb (Trang 61)