Không gian phòng vệ sinh

Một phần của tài liệu Trần thuật trong sững sờ và run rẩy của Amélie Nothomb (Trang 81)

6. Đóng góp mới của đề tài:

3.3.1.2. Không gian phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh là không gian chủ yếu để Amélie “hoạt động” trong bảy tháng làm việc còn lại tại công ty Yumimoto. Không gian phòng vệ sinh được xem là “vương quốc” dành cho Amélie.

Sở dĩ, Amélie được sở hữu riêng phòng vệ sinh tầng thứ bốn mươi tư và gắn chặt với nó suốt khoảng thời gian làm việc trong một ngày, kéo dài từ ngày này sang ngày khác là bởi xuất phát từ một hành động mang đầy tính nhân văn: an ủi Mori Fubuki khi cô ta bị ông Omochi trút lên đầu cơn cuồng nộ: “Tôi biết chắc cô ta chạy đi đâu: phụ nữ bị hãm hiếp sẽ đến đâu? Đến nơi có nước chảy, nơi mà họ có thể nôn mửa, nơi có ít người nhất. Trong khu văn phòng của Yumimoto, thì cái nơi đáp ứng tốt nhất cho những nhu cầu này chính là nhà vệ sinh.

Cũng chính tại nơi này, tôi đã phạm sai lầm của mình.

Tôi chỉ loay hoay với mỗi ý nghĩ: phải chạy theo an ủi cô ấy. Tôi gắng dỗ mình nghĩ đến những nỗi nhục nhã của cô ta đã bắt tôi phải hứng chịu, những lời mắng chửi cô ta đã ném thẳng vào mặt tôi nhưng vô ích, lòng trắc ẩn nực cười của tôi đã thắng. Điều nực cười hơn là lẽ ra tôi nên nghe theo bản

năng mà nhảy ra can thiệp lúc ông Omochi mắng Fubuki, như thế sẽ khôn ngoan hơn. Như thế ít ra cũng là dũng cảm. Đằng này cuối cùng tôi lại chỉ biết tỏ ra tử tế và ngốc nghếch.

Tôi chạy ra nhà vệ sinh” [1, tr. 112].

Chính hành động này như một gợi ý giúp cho cô Fubuki nghĩ ra công việc mới cho Amélie: “Hai chúng tôi không đổi hướng qua phải cũng chẳng qua trái. Cô ta dẫn thẳng tôi vào nhà vệ sinh…

- Đây là chỗ làm việc mới của cô” [1, tr. 116].

Vậy là, nếu trước đây, Amélie cho rằng công việc kế toán là sự tụt dốc thấp nhất thì chính công việc này mới là đỉnh điểm của tấn hài kịch.

Phòng vệ sinh chính là nơi giúp Amélie có thể hồi tưởng, đánh giá mọi người và mọi việc; là nơi cô thoát khỏi sự đày đọa, tra tấn, bởi cô không còn phải dán mắt vào những con số khiến đầu óc cô choáng váng, mơ hồ. Phòng vệ sinh trở thành khoảng không gian cuối cùng để Amélie thực thi vai trò của mình và cô cũng “yên tâm” rằng người ta không còn “cơ hội” bắt ép cô phải di chuyển tới một không gian khác hay có thể hạ thấp vị thế của cô hơn nữa. Trong suốt bảy tháng làm việc tại đây, chưa phút giây nào cô cảm thấy nhục nhã và cô coi đó chính là không gian riêng của mình cũng là nơi buộc cô phải biết thay đổi và biết cách sống thích nghi: “Ngay khi nhận được lệnh bổ nhiệm ngoài sức tưởng tượng này tôi bước vào một thế giới khác: thế giới của những thứ chẳng ra gì, thuần khiết và đơn giản” [1, tr. 22]. Tại đây, cô được “gặp gỡ” và nơi ấy trở thành không gian chứng nghiệm cho thái độ của mọi người đối với cô. Tại đây cô đã gặp ông Tenshi, ông Haneda, ông Omochi, cô Mori. Nếu như Mori Fubuki và ông Omochi coi đây là khoảng không gian “xứng đáng” với cô, là nơi để hạ nhục cô thì ngược lại ông Tenshi, ông Haneda và mọi người lại thể hiện thái độ đồng cảm với Amélie: “Thêm một lần nữa, tôi lại thấy ông Tenshi đã tìm ra giải pháp cao đẹp nhất: cách ông thể

hiện sự đồng tình với số phận của tôi là tẩy chay nhà vệ sinh tầng bốn mươi tư” [1, tr. 127 – 128]. Còn Mori Fubuki chẳng những không tẩy chay mà còn thường xuyên lui tới, còn lão Omochi lại coi đây là nơi có thể thực hiện mọi hành động thô bỉ hèn hạ với Amélia. Ông ta đối xử với cô như một “con ác thú” trước một “cô bé tội nghiệp”.

Làm việc trong phòng vệ sinh, Amélie không còn dám nghĩ tới cái không gian yêu thương, ấm áp nơi cô đang sống. Nếu như nơi cô đang sống được xem là “thiên đường” thì phòng vệ sinh bỗng chốc trở thành “địa ngục”. Công việc lau chùi diễn ra trong không gian ấy khiến cô hiểu ra mọi chuyện. Tại sao ngày nào Mori Fubuki cũng phải đánh răng tại phòng vệ sinh? Tại sao tất cả mọi công việc cá nhân của mọi người khác đều được tranh thủ thực hiện tại phòng vệ sinh của công ty? Chỉ có một lý do duy nhất đó là cuộc sống của họ đã gắn liền với công ty: “Theo nhận định của đa số mọi người thì phòng vệ sinh là nơi rất thuận tiện cho việc định tâm. Còn đối với tôi, người đã thành tu sĩ dòng Carmen ở đó thì đây là nơi suy ngẫm. Và ở đó tôi đã hiểu ra một điều hết sức quan trọng: ở nước Nhật, sống đồng nghĩa với công ty” [1, tr. 146].

Như vậy, phòng vệ sinh trở thành nơi làm việc chủ yếu của Amélie; không gian để những người ghen ghét cô hạ nhục cô, để những người đồng tình thông cảm với cô, không gian để cô suy ngẫm và đánh giá bản chất mọi sự việc; không gian của “địa ngục”, thể hiện tất cả những nỗi thống khổ của cô (mặc dù chưa một lần cô cảm thấy nhục nhã và coi đó là địa ngục cho dù thực chất nó là bể khổ đối với cô). Không phải lúc nào cuộc sống cũng chiều theo ý bạn: hãy biết chấp nhận và biết thích nghi với điều đó, nhưng không có nghĩa là bằng lòng mà là để cố gắng vươn lên sống có nghị lực, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, nghĩ tới tương lại chính là những gì Amélie đã đúc rút được khi trải nghiệm trong không gian phòng vệ sinh.

Như thế, rõ ràng là trong Sững sờ và run rẩy không gian bối cảnh, không

gian sự kiện có mối quan hệ mật thiết với các nhân vật và chính ở đó các nhân vật bộc lộ tính cách của mình một cách chân thực nhất.

Một phần của tài liệu Trần thuật trong sững sờ và run rẩy của Amélie Nothomb (Trang 81)