6. Đóng góp mới của đề tài:
2.3.3.1. Giọng điệu nhân vật Amélie
Trong Sững sờ và run rẩy, Amélie xuất hiện với tư cách là một nhân viên
làm việc trong công ty Yumimoto, giữ vai trò là nhân vật chính, nên mọi biến cố, sự kiện đều tập trung vào nhân vật này. Ở trung tâm trong mối quan hệ với các nhân vật khác, nhân vật Amélie đồng thời đóng vai trò là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” kể lại cuộc đời của chính bản thân mình. Amélie vừa là nhân vật của hoạt động được kể lại vừa là người kể chuyện dẫn dắt, tái hiện, trần thuật lại các sự kiện, biến cố liên quan đến nhân vật này cũng như đối với các nhân vật khác. Nhân vật chính là hóa thân của nhà văn, được nhà
văn “tạo ra” trên văn bản, dựa trên trải nghiệm của chính bản thân. Giữa nhà văn – người kể chuyện – nhân vật có sự đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự đồng nhất ấy cũng là tuyệt đối, cho nên nếu như giọng điệu người kể chuyện hiện lên khi thì chân thành, bình dị, khi thì hài hước,
hóm hỉnh mang lại sự chân thực, nhẹ nhõm cho tác phẩm thì giọng điệu của nhân vật chính Amélie có phần nào suy sụp, chán nản đôi lúc kèm theo giọng điệu châm biếm nhẹ nhàng, bóng bẩy.
Trong quá trình nhân vật này làm việc tại công ty Yumimoto, không ít lần người đọc chứng kiến một Amélie có lúc mệt mỏi, chán nản nhưng vẫn kiên cường, bình tĩnh đối mặt với khó khăn. Khi đó giọng điệu cũng thay đổi để phù hợp với tâm lý nhân vật. Giọng điệu người kể chuyện lúc này “hòa cùng” giọng điệu nhân vật, tới mức giọng điệu nhân vật nổi bật lên tạo thành cái “tôi” cô đơn, lạc lõng, đang tự bộc bạch, giãi bày những suy nghĩ của bản thân: “Nhân viên của Yumimoto, cũng giống như những con số không, chỉ có giá trị khi được đặt sau những con số khác. Tất cả, trừ mỗi mình tôi là người, thậm chí không đạt tới giá trị của con số không” [1, tr. 15]. Amélie hoang mang không hiểu được cô trải qua vòng thi gắt gao để được vào làm nhân viên phiên dịch trong công ty Yumimoto nhưng thực chất chính cô lại cảm thấy rằng: “Tôi vẫn chưa hiểu được vai trò của mình trong công ty này là gì” [1, tr. 14]. Khi phải đối diện với mệnh lệnh vô lý của ông chủ tịch Omochi là bắt cô phải quên hẳn đi tiếng Nhật, cô cảm thấy mình bị xúc phạm ghê gớm. bị đối xử phân biệt hơn bao giờ hết, chính Amélie cũng không thể tưởng tượng nổi vì sao lại có cái mệnh lệnh oái oăm và vô lý đến như vậy (bắt một người phải im miệng, không được quyền nói tiếng Nhật trong một công ty Nhật). Hơn bao giờ hết, cô cảm thấy chán nản, không hiểu chuyện gì sẽ chờ đợi mình ở phía trước. Sự tổn thương khiến Amélie muốn xin thôi việc, nhưng tình yêu nước Nhật mà cô tôn thờ và những quy tắc ứng xử văn hóa
của một người khi làm việc trong một công ty Nhật đã giữ cô ở lại: “Đệ đơn xin thôi việc là hợp lý nhất. Song tôi lại không thể giải quyết theo ý này. Dưới con mắt người phương Tây, việc đó chẳng có gì là nhục nhã; song với người Nhật đó là mất thể diện” [1, tr. 20]. Có khi giọng điệu của nhân vật Amélie cất lên mang một sắc thái mệt mỏi, đau khổ: “Tôi đứng dán vào máy phô tô như người bị đi đày. Mỗi một lần, tôi phải nhấc cái nắp lên, đặt tờ giấy hết sức cẩn thận, ấn nút rồi kiểm tra kết quả. Lúc tôi vào ngục là mười lăm giờ. Đến chín giờ, tôi vẫn chưa xong việc” [1, tr. 32]. “Cái bình đựng nỗi thống khổ của tôi ngày càng đầy lên với những con số chui ra từ bộ óc bị rò rỉ của tôi” [1, tr. 69]. Còn đây là giọng điệu thất vọng khi Amélie bị Fubuki giao cho việc tính toán những con số: “Ngay giây phút nhận nhiệm vụ mới này, khái niệm thời gian đã biến khỏi đời tôi để nhường chỗ cho nỗi thống khổ vĩnh hằng. Chưa một lần tính toán nào, thật chưa một lần, tôi ra được kết quả trùng khớp hay ít ra là so sánh được với những con số mà tôi phải kiểm tra liên tục… Và ngay lập tức nhận ra những tính toán sai đều là của tôi” [1, tr. 63]. Qua giọng chán nản, suy sụp như thế, người ta nhận thấy sự bất lực và cảm giác thấy mình là người “vô dụng” của nhân vật. Cụm từ “chưa một lần” được nhắc lại hai lần đã thể hiện sự bế tắc ấy. Không chỉ vậy, giọng chán nản, suy sụp của Amélie đôi lúc còn cho thấy cảm giác sợ hãi, muốn trốn tránh của bản thân nhân vật: “Tôi lại bắt tay chỉnh các tờ lịch một cách hết sức kín đáo. Tôi gắng sức làm ra vẻ bận rộn, bởi tôi quá sợ hãi bị người ta bắt dán mắt vào những con số” [1, tr. 80]. “Tôi hộc tốc lao ra khỏi chỗ nhà kho mà tôi có chìa khóa và chạy lại, chân tay run lẩy bẩy, hai tay ôm đầy những cuộn giấy” [1, tr. 137].
Như đã nói ở trên, giọng điệu của nhân vật bao gồm hai hình thức biểu hiện là đối thoại và độc thoại. Ở hình thức đối thoại: “Ngôn từ đối thoại là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự chủ động và sự thụ
động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia (giữa những phía tham gia giao tiếp)… Đặc trưng cho ngôn từ đối thoại là sự luân phiên của các phát ngôn ngắn, của những người phát ngôn khác nhau” [2, tr. 130]. Như vậy, đối thoại nghĩa là có sự giao tiếp qua lại giữa ít nhất hai người mà ở đó nhân vật bộc lộ tích cách, suy nghĩ của mình qua lời nói, hành động, cử chỉ. Trong tác phẩm này, những nhân vật mà Amélie trực tiếp đối thoại đa phần là cấp trên của cô. Với quan hệ thứ bậc trên – dưới trong công việc như vậy nên phần lớn là sự tuân thủ khi được giao công việc. Với sự tuân thủ này cho thấy đây là một nhân viên mẫu mực và tận tụy với công việc. Tuy nhiên, trong nhiều lần đối thoại, Amélie cũng có những lời lẽ phản bác lại khi bị chèn ép quá đáng. Ta nhận ra đó là một giọng cương quyết khẳng định cá tính cá nhân: “Trong giây lát, ông Omochi sững sờ há hốc miệng rồi ông ta bước lại gần và hét thẳng vào mặt tôi:
- Cô dám cãi à?
- Không, trái lại là đằng khác, tôi xin nhận lỗi. Tất cả là do tôi mà ra. Chính tôi và chỉ có tôi là người đáng bị trừng phạt.
- Cô còn dám bảo vệ cho kẻ lươn lẹo này ư?
- Ông Tenshi không cần được bảo vệ. Những lời buộc tội ông ấy là không đúng” [1, tr. 41].
Với cách nói này, Amélie đã gián tiếp nhận xét về khả năng đánh giá năng lực người khác của cấp trên. Người khiến cho Amélie dễ dàng đối thoại và đối thoại một cách thoải mái nhất là cô Mori Fubuki. Khi đã bị chèn ép nhiều trong công việc, Amélie không ngần ngại chỉ ra cách làm cực đoan và cá nhân của cấp trên, trong đó ta thấy ẩn chứa giọng điệu chán nản, suy sụp: “Hôm sau, khi tôi vừa đến công ty Yumimoto, Fubuki nói với tôi vẻ lo ngại:
Tôi bật cười và giải thích cho cô đồng nghiệp về cái trò tủn mủn mà hình như cấp trên của tôi đang miệt mài chơi tôi.
- Tôi chắc chắn là thậm chị ông ta chưa hề ngó tới tập photo mới tôi đã làm. Tôi đã photo từng tờ một, đặt chính xác tới gần từng milimet. Tôi không biết mình đã mất bao giờ đồng hồ để làm việc này – tất cả chỉ vì nội quy câu
lạc bộ golf của ông ta” [1, tr. 34]. Bên cạnh đối thoại, Sững sờ và run rẩy sử dụng khá nhiều các đoạn độc thoại. Theo 150 thuật ngữ văn học, độc thoại
(monologue) là “phát ngôn dài dòng, rườm rà, không dự tính có một lời đáp nào xuất hiện tức khắc hoặc hoàn toàn không nhằm nói với ai cả” [2, tr. 127]. Độc thoại vốn là một thuật ngữ sử dụng trong hình thức sân khấu bên cạnh thuật ngữ đối thoại, đôi khi nó được dùng trong tiểu thuyết. Độc thoại nội tâm là “phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong, kiểu độc thoại thầm (hoặc lẩm bẩm) mô phỏng hoạt động suy nghĩ – xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [2, tr. 127]. Độc thoại nội tâm là “phương thức truyền đạt tư tưởng và tình cảm, độc thoại nội tâm được sử dụng ngay từ văn học Cổ đại Hy La, đặc biệt là ở kịch Shakespeare (ở những cảnh nhân vật còn lại một mình hướng về “phía xa” nào đó, tự mình nói với mình)” [2, tr. 127 – 128]. Trong văn học cận đại, độc thoại nội tâm “giữ chức năng diễn xuất, nhằm kịch tính hóa hoạt động ý thức của nhân vật, phô diễn sự “tự khám phá” có vẻ “độc lập”, “khách quan”,
“chân thành” của các nhân vật” [2, tr. 128]. Trong Sững sờ và run rẩy của
Amélie, theo khảo sát, độc thoại nội tâm chiếm khoảng 20 trang trong tổng số 161 trang trong tác phẩm, tương đương với 15%. Độc thoại nội tâm cùng với dòng ý thức bộc lộ không chỉ là khi nhân vật này tham gia làm các công việc với những suy nghĩ hứng khởi, hăng say, theo chiều hướng tích cực mà đó còn là sự suy sụp, bức xúc đến mức đôi khi là điên loạn. Thậm chí có những lúc Amélie quá bế tắc trong công việc nên tưởng tượng ra trò hỏi đáp siêu
thực nhằm thỏa mãn và giải tỏa mọi bức xúc của bản thân và nhân vật này lại tiếp tục tưởng tượng như một kẻ cam chịu và buông xuôi: “Bão tuyết thân mến ơi, giá ta có thể, bằng cái giá rẻ mạt này, làm công cụ cho mi được thăng hoa thì xin mi chớ ngại… ta chấp nhận được chết mất xác trong vùng núi, nơi những đám mây của mi trút cơn thịnh nộ. Ta xin nhận hàng ngàn giọt băng giá dập vùi, ta chẳng mất gì” [1, tr. 153]. Hình thức của độc thoại nội tâm không chỉ được viết như những dòng tự sự thông thường mà còn được tác giả sử dụng theo cách truyền thống với những dấu hiệu nhận biết rõ ràng bằng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Nó khiến trong lời độc thoại như có sự tham gia của một nhân vật thứ hai song không lộ diện. Dưới đây là bảng thống kê những lần độc thoại như vậy với nội dung và tính chất của chúng:
TT Số
Trang Nội dung Tính chất
1 11 Tôi khám phá những dạng thức mới lạ: “Giả sử như Adam Jonhson biến thành động từ, chủ nhật tuần
sau là chủ ngữ, chơi golf là bổ ngữ và ông Saito là trạng từ thì sao nhỉ? Ta sẽ có câu như sau: Chủ nhật tuần sau vui mừng chấp nhận đến chơi Adamjonhsone. Kệ xác ai muốn hiểu ra sao thì hiểu!”.
Độc thoại mang giọng hài hước.
2 35 Tôi mỉm cười xúc động khi nghĩ tới Fubuki: “Cô ấy tử tế quá! May là có cô ấy ở đây!”. Độc thoại với giọng
cảm kích. 3 39 Lúc bước vào sào huyệt của phó chủ tịch, tôi thấy ông Tenshi đã ngồi đó, trên chiếc ghế. Ông quay lại
nhìn tôi và mỉm cười: đó là nụ cười nhân hậu nhất mà tôi từng biết. Nụ cười muốn nói: “Chúng ta sẽ phải qua một thử thách tồi tệ, nhưng chúng ta sẽ cùng qua”.
Độc thoại với giọng đe dọa
4 41 Tôi đọc được trong mắt ông: “Cô im đi, tôi xin cô đấy!” – hỡi ôi, đã quá muộn. Độc thoại với giọng
van xin. 5 57 Tôi suýt thốt ra một điều khủng khiếp mà ơn Chúa, tôi đã kịp giữ lại cho mình: “Đúng là nước Bỉ có
biên giới với Đức, nhưng Nhật Bản trong cuộc chiến tranh vừa rồi còn có chung với Đức nhiều thứ hơn kia!”
Độc thoại với giọng thừa nhận xen lẫn giải thích.
6 73 Này Fubuki, ta là Thượng đế. Cho dù mi không tin ta, nhưng ta là Thượng đế. Mi ra lệnh ư, một điều chẳng có gì ghê gớm. Còn ta, ta trị vì. Quyền lực chẳng khiến ta bận tâm. Trị vì mới cao siêu hơn nhiều. Mi chẳng ý thức nổi tới vinh quang của ta đâu. Vinh quang tuyệt vời lắm. Có các thiên thần thổi kèn trompette để tôn vinh ta. Chưa bao giờ ta có vinh quang như đêm nay. Chính là nhờ mi đấy.
Độc thoại với giọng thách thức.
Giá như mi biết được rằng mi đang làm việc vì vinh quang của ta.
7 75 Buổi sáng, đám đồ tể của tôi sẽ đến và tôi sẽ nói với bọn chúng rằng: “Ta đã lỡ hẹn! Hãy giết ta đi. Hãy thực hiện nguyện ước cuối cùng của ta: cầu cho Fubuki đem cái chết đến cho ta. Cầu mong cho cô vặn cổ ta như vặt một cây hạt tiêu. Máu của ta sẽ chảy và ta sẽ thành tiêu đen. Hãy cầm lấy và ăn đi, bởi vì nó là hạt tiêu của ta được rót ra cho các người, cho vô số người, thứ hạt tiêu của sự liên minh vĩnh hằng mới. Các ngươi sẽ hắt hơi để tưởng nhớ đến ta”.
Độc thoại với giọng chán nản.
8 77 “Vậy ra là thế, tôi nghĩ. Cô ra muốn phải tự tôi nói ra điều đó. Dĩ nhiên: như vậy sẽ nhục nhã hơn nhiều”
Độc thoại với giọng chán nản xen lẫn thất vọng.
9 81 Thật chẳng hiểu nổi. Một công ty nằm dưới sự điều hành của một con người lịch lãm nhường vậy lẽ ra phải là một thiên đường trong trẻo, một không gian tươi vui và dịu dàng. Vậy điều bí ẩn này là gì? Lẽ nào Thượng đế có thể ngự trị cả dưới các tầng Địa ngục?
Độc thoại với giọng điệu chán nản.
10 115 Tôi thì hết sức muốn giãi bày với cô ta và nói với cô ta rằng: “Đúng là tôi ngốc nghếch và vụng về, nhưng xin cô hãy tin tôi: tôi không hề có động cơ gì khác ngoài lòng nhân ái tốt đẹp, dũng cảm và ngờ nghệch. Đúng là cách đây không lâu, tôi có giận cô, tuy nhiên, khi thấy cô bị hạ nhục một cách quá đáng, thì trong tôi chỉ còn lại lòng trắc ẩn nguyên sơ. Mà cô vốn là người tinh tế, chẳng lẽ cô không biết rằng trong cái công ty này, mà không, trên hành tinh này, liệu có ai khác quý mến cô, ngưỡng mộ cô và cam chịu quyền uy của cô đến mức như tôi không?”
Độc thoại với giọng giải thích xen lẫn thất vọng.
11 136 Đầu tôi chợt nghĩ tới những lời đe dọa của Fubuki: “Cô còn chưa biết chuyện gì sẽ đến với cô đâu.” Độc thoại với giọng sợ hãi.
Với bảng phân tích các đoạn độc thoại tiêu biểu trên, ta thấy giọng điệu chủ yếu nhất của Amélie là giọng chán nản, thất vọng và suy sụp. Nguyên nhân khiến Amélie độc thoại nội tâm, với một giọng điệu chán nản, suy sụp đó là do sự đối xử bất công, dựa trên những nguyên tắc hà khắc trong một công ty Nhật Bản. Nhưng chính qua giọng điệu đó, người đọc cảm nhận thấy được một đời sống nội tâm khá phức tạp và phong phú của nhân vật. Đó là cảm giác lo sợ, sững sờ, bức xúc, chán ghét đan xen cùng với ý chí, nghị lực vươn lên không chịu khuất phục, bỏ cuộc, lùi bước.
Suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, không ít lần chúng ta chứng kiến một Amélie chán nản, giống như một vận động viên uể oải lê từng bước nhỏ trên quãng đường mệt nhọc, nhưng tuyệt nhiên chúng ta chưa bao giờ thấy cô có ý định bỏ cuộc. Ba ngày làm việc cuối cùng tại Yumimoto được Amélie đón đợi trong sự chờ mong, háo hức lạ kỳ. Nhân vật trở thành một “vận động viên” đang cố gắng, nỗ lực hết mình, chạy về đích thành công: “Sau khi nghỉ lễ, tôi chỉ còn ba ngày làm việc ở công ty. Cả thế giới đang đau đáu dõi mắt về Cô – oét và chỉ nghĩ tới ngày 15 tháng Giêng. Còn tôi thì đau đáu về cánh cửa kính ở phòng vệ sinh và chỉ nghĩ tới ngày mùng 7: ngày làm việc cuối cùng của tôi”