Giọng điệu người kể chuyện ẩn

Một phần của tài liệu Trần thuật trong sững sờ và run rẩy của Amélie Nothomb (Trang 46)

6. Đóng góp mới của đề tài:

2.3.2. Giọng điệu người kể chuyện ẩn

Có thể thấy ngay rằng, trong Sững sờ và run rẩy, người kể chuyện “lộ

diện” xưng “tôi” chiếm đại đa số. Chính cách lựa chọn ngôi kể như vậy khiến tác phẩm giống như một cuốn tự thuật bản thân và có độ tin cậy cao. Lúc này, “tôi” đồng nhất với tác giả Amélie Nothomb. Tuy nhiên, giữa cái “tôi” kể chuyện và cái “tôi” tác giả cũng có một khoảng cách nhất định. Điều này quy chiếu đến giọng điệu người kể chuyện ẩn. Bàn về vấn đề này cần phải nói tới những đoạn hay nói về văn hóa phương Đông thông qua cái nhìn về văn hóa Nhật. Đây có thể xem là lời giải thích, cắt nghĩa sự kiện, hành động, tâm trạng nhân vật, giải thích thêm về hành động của nhân vật, là lời phân tích, giải thích trạng thái tâm lý nhân vật, và nó thể hiện trực tiếp thái độ, tư tưởng, tình cảm của tác giả. Lời bàn trực tiếp của người kể chuyện ẩn có thể là lời có tính chất chú thích và giải thích, có chức năng thâm nhập sâu vào tri giác người đọc. Khi giọng điệu thâm nhập vào tri giác người đọc tức là từ giọng điệu của người kể chuyện, người đọc có thể cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của nó. Có

khi, sự việc thể hiện thái độ mỉa mai nhưng lại được nói với giọng cảm động. Với loại giọng điệu này, chỉ có những độc giả trưởng thành, có dày dạn kinh nghiệm sống mới có thể hiểu được. Khảo sát tác phẩm, chúng tôi nhận thấy những đoạn bình luận này không nhiều, xuất hiện nhiều và liền mạch nhất từ trang 82 đến trang 91. Trong khuôn khổ khoảng mười trang truyện này vẫn thấy thấp thoáng ngôi kể xưng “tôi” nhưng nếu xét một cách kĩ lưỡng thì đó chính là giọng điệu của tác giả, một giọng khách quan, lạnh lùng, có pha chút mỉa mai đầy hóm hỉnh. Người kể chuyện ẩn đưa ra bình luận và cách đánh giá về sắc đẹp Nhật Bản: “Không phải tất cả phụ nữ Nhật đều đẹp. Song khi có ai trong số họ đã đẹp thì những người khác chỉ còn biết phải giữ mình cho tốt. Mọi sắc đẹp đều có sức mạnh, song vẻ đẹp Nhật còn mạnh hơn nhiều. Trước nhất là bởi làn da trắng như hoa huệ, đôi mắt êm ái, cánh mũi đặc trưng, viền môi như vẽ, nét mềm mại chứa đựng những đường nét phức tạp này đủ sức làm lu mờ những khuôn mặt xinh đẹp nhất” [1, tr. 82]. Không chỉ vậy, giọng khách quan của người kể chuyện tập trung nhiều nhất khi nói về người phụ nữ Nhật với những bổn phận, quy cách, chuẩn mực cho văn hóa Nhật: “Bạn có bổn phận phải xinh đẹp. Nếu bạn đạt được điều này thì vẻ đẹp của bạn cũng chẳng đáng để bạn thích thú. Những lời khen duy nhất mà bạn nhận được là lời khen của người phương Tây, mà chúng ta đều biết những lời khen này chẳng đúng gu chút nào. Nếu bạn nhìn ngắm vẻ duyên dáng riêng của mình trong gương thì hãy sợ hãi chứ đừng thích thú, bởi vì vẻ đẹp của bạn sẽ chẳng mang lại cho bạn điều gì ngoài nỗi sợ bạn sẽ mất nó. Nếu bạn là một cô gái đẹp, bạn không có gì ghê gớm; nếu bạn không phải là cô gái đẹp, bạn sẽ chẳng là gì hết” [1, tr. 86]… Và hàng loạt các bổn phận về lấy chồng, sinh con… được nói đến hết sức chi tiết. Khi nêu ra những quy tắc này ở Nhật Bản, ta thấy hầu như người kể chuyện ẩn không hề đưa bình luận mà chủ yếu mang tính chất giải thích. Tuy nhiên, với giọng điệu khách quan này đã giúp người đọc hiểu hơn về

văn hóa Nhật, không phải chỉ trong quan hệ đồng nghiệp và những ứng xử trong công việc mà nó còn là những vấn đề của đời sống.

Một người phương Tây viết về văn hóa phương Đông với giọng điệu khách quan như vậy được xem là một thành công của tác phẩm. Rõ ràng, với giọng điệu này, cái nhận xét thuộc về người đọc chứ không phải nhân vật hay người kể chuyện. Và cũng chính vì lẽ đó, tác phẩm trở thành một cuốn Bestseller – cuốn sách thành công nhất của Amélie Nothomb.

Một phần của tài liệu Trần thuật trong sững sờ và run rẩy của Amélie Nothomb (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)