6. Đóng góp mới của đề tài:
3.3.1.1. Không gian văn phòng
Tòa nhà công ty Yumimoto hiện diện ngay trang đầu tiên của tác phẩm. Nó gây ấn tượng với độc giả bởi người ta ngay lập tức sẽ tưởng tượng tới một không gian cao, ngút tầm mắt của những tòa nhà cao – một không gian điển hình của đô thị hiện đại. Chính không gian này đã gây cho nhân vật chính một cảm giác bị thu hút ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới. Không gian tòa nhà công ty Yumimoto xuất hiện làm nền cho không gian văn phòng hiện lên một cách chân thực – đó là một không gian với những căn phòng khổng lồ, với những con người làm việc trong đó, với những qui định ngặt nghèo của một thể chế kinh tế hà khắc và với những thói tật hành hạ đồng nghiệp hiện lên rõ nét.
Qua con mắt của Amélie, không gian văn phòng hiện lên rộng rãi, gắn với nhiều người: “Ông dẫn tôi qua vô số những căn phòng rộng thênh thang và giới thiệu tôi với nhiều nhóm người trong đó” [1, tr. 8]. Không gian văn phòng chính là không gian làm việc chủ yếu của Amélie trong suốt năm tháng đầu tiên nên hầu hết các sự kiện trong năm tháng ấy đều diễn ra trong không gian văn phòng hay nói cách khác không gian văn phòng chính là nơi thử thách nhân vật (gắn với những sự kiện cụ thể trong suốt những tháng ngày làm việc đầu tiên của Amélie). Chúng tôi xin lập bảng tổng hợp cụ thể sau đây:
TT Trang Sự kiện Dẫn chứng 1 8 - Gặp mặt mọi người trong
công ty
- “Ông dẫn tôi qua vô số những căn phòng rộng thênh thang và giới thiệu tôi với nhiều nhóm người có mặt trong đó, nhưng ông ta nêu tên họ tới đâu thì tôi cũng quên dần tới đó”.
2 8 - Gặp ngài phó chủ tịch Omochi
- “Ông dẫn tôi vào phòng làm việc của cấp trên của ông ta , đó là ông Omochi, dáng người đồ sộ và đáng sợ, chứng tỏ ông ta chính là ngài phó chủ tịch”.
3 9 - Gặp mặt mọi người trong phòng làm việc.
- Tham gia thử thách đầu tiên: viết thư cho ông Adam Jonhson và phải viết lại nhiều lần.
- “Ông ta dẫn tôi tới một gian phòng rộng mênh mông, bên trong có chừng bốn chục người đang làm việc. Ông ta chỉ chỗ ngồi của tôi, ngay đối diện bàn làm việc của cô Mori, cấp trên trực tiếp của tôi… xong xuôi, ông hỏi tôi có thích các thách thức không… Cái “thách thức” mà ông Saito đề nghị với tôi là viết thư bằng tiếng Anh cho ông Adam Jonhson nào đó…”.
4 18 - Phục vụ cà phê cho phái đoàn bạn
- “Tôi bước vào phòng của ông Omochi với một cái khay lớn và tôi thực hiện công việc trên cả mức hoàn hảo”.
5 19 - Bị trách mắng sau khi phái đoàn bạn ra về do sử dụng tiếng Nhật quá chuẩn.
- “Tôi đi theo ông tới một phòng làm việc không có ai. Ông ta giận dữ tới mức líu cả lưỡi”.
- “Cô đã khiến phái đoàn của công ty bạn hết sức khó xử”.
6 26 - Phân phát thư từ mà không hỏi ý kiến ai.
- “Công việc này là đẩy một chiếc xe bốn bánh lớn bằng kim loại đi qua vô số những phòng làm việc khổng lồ và phân phát thư từ cho mọi người”. 7 39 - Sau khi hoàn thành báo
cáo bơ sữa, bị triệu tập tới phòng ông Omochi, bị quát mắng.
- “Một bi kịch nổ ra vài ngày sau đó. Tôi bị triệu tập tới phòng làm việc của ông Omochi: tôi đi vô tư tới đó mà không mảy may sợ hãi vì không biết ông ta muốn gì”.
- “Lúc bước vào sào huyệt của phó chủ tịch, tôi thấy ông Tenshi đã ngồi ở đó trên chiếc ghế”.
8 48 - Sau khi biết Mori là người tố cáo, Amélie gặp Mori để nói chuyện.
- “Cô Mori tiếp nhận lời đề nghị nói chuyện của tôi với vẻ lịch sự đến kỳ lạ. Cô ta đi theo tôi. Phòng họp trống trơn. Chúng tôi vào đó ngồi”.
9 54, 55 - Amélie sắp xếp hóa đơn sai, trở thành trò cười cho ông Uniaji và mọi người trong công ty.
- “Ông Uniaji lật qua các trang mỗi lúc một mạnh hơn. Rồi ông ta rú lên cười sằng sặc như bị kích động. Tiếng cười chuyển dần thành những tiếng rú khe khẽ giật cục từng hơi. Bốn mươi nhân viên trong phòng làm việc khổng lồ nhìn ông ta sửng sốt”.
10 72, 73 - Ngày cuối cùng làm công việc kế toán, Amélie một mình trong phòng và hành động như một kẻ điên.
- “Tôi tắt hết mấy bóng đèn neon. Ánh đèn thành phố xa xa đủ để chiếu sáng gian phòng. Tôi ra nhà bếp lấy lon coca và uống một hơi”.
- “Lúc quay lại phòng kế toán, tôi cởi giầy và quẳng phăng chúng đi. Tôi nhảy lên một chiếc bàn làm việc, rồi chuyển hết từ bàn này sang bàn khác, vừa nhảy vừa hét lên sung sướng”.
11 80 - Rời phòng làm việc của ông Omochi, gặp ông Haneda chủ tịch công ty Yumimoto.
- “Lúc tôi rời hang ổ của lão béo đi ra thì cánh cửa văn phòng bên cạnh mở ra, tôi chạm trán với ông chủ tịch”.
12 101 - Anh chàng ngoại quốc Piet Karamer có mùi, mọi người đưa ra bình luận về người phương Tây.
- “Khắp gian phòng làm việc rộng thênh thang, không ai có thể làm ngơ được nữa. Chẳng ai thấy mủi lòng trước vẻ háo hức trẻ thơ của Piet khi anh ngắm quả khí cầu quảng cáo thường hay bay trên bầu trời thành phố”.
13 105 - Ông Omochi mắng Mori Fubuki.
- “Hôm đó, ông Omochi không la mắng Fubuki trong phòng làm việc của ông ta, mà la mắng ngay tại chỗ, ngay trước mặt bốn chục nhân viên của phòng kế toán”.
Bảng tổng hợp trích dẫn cụ thể trên cho thấy không gian văn phòng gắn với các sự kiện cụ thể. Không gian văn phòng và không gian sự kiện này đều được tái hiện qua con mắt và giọng điệu của Amélie. Có thể nói rằng không gian văn phòng là cái phông nền chủ yếu để dựng nên bối cảnh tác phẩm này, tại đó nhân vật xuất hiện và hoạt động. Các sự kiện trong năm tháng đầu tiên Amélie làm việc trong công ty Yumimoto đều gắn với không gian văn phòng và tất cả những sự kiện ấy đều liên quan đến nhân vật Amélie. Sự kiện 12, 13 tưởng chừng như không liên quan tới Amélie nhưng thực chất là có Piet Kramer là người phương Tây nên việc mọi người trong phòng cười nhạo anh ta trước mặt Amélie cho thấy thái độ coi thường của mọi người đối với cô – đây cũng chính là sự xung đột giữa con mắt nhìn của người phương Đông với người phương Tây. Họ không góp ý trực tiếp mà bình luận với thái độ mỉa mai, giễu cợt sau lưng:
- “Tôi không thể chịu thêm một phút nào nữa!
Được lời như cởi tấm lòng, ngay lập tức những người khác tranh thủ cơ hội: - Mấy người da trắng này liệu có biết họ bốc mùi như xác chết không nhỉ? - Giá làm cho họ hiểu được là họ bốc mùi thì chúng ta sẽ có cả một thị trường tuyệt vời ở phương Tây cho sản phẩm khử mùi hiệu quả!
- Có thể chúng ta sẽ giúp cho họ đỡ hôi hám, nhưng không thể ngăn họ ra mồ hôi. Cái giống họ là thế rồi” [1, tr. 101 – 102].
Sự kiện ông Omochi mắng Mori Fubuki ngay tại phòng làm việc chứng tỏ sự quan sát tỉ mỉ, thái độ đồng cảm của Amélie; và sau sự kiện này, sau khi “chia sẻ” với Mori, cô chính thức “được chuyển công tác” sang thực hiện vai trò của nhân viên lau chùi vệ sinh, gắn với không gian phòng vệ sinh.
Không gian văn phòng vốn dĩ là không gian làm việc nghiêm túc, là không gian để mọi người trao đổi, thực thi công việc của bản thân, giao tiếp
với mọi người để xây dựng nên mối quan hệ giữa các đồng nghiệp. Không gian này có vai trò quan trọng cho nhân vật trong tác phẩm bộc lộ mình. Nó không thuần túy, không bình yên mà dậy sóng, những lớp sóng lớn dần chứa đựng sự soi mói, ghen tức, đố kị chốn công sở và những luật lệ oái oăm khiến các nhân vật trong tác phẩm “thỏa sức” hiện lên một cách chân thực và sinh động nhất. Nhà văn chỉ như người thư kí trung thành ghi lại cận cảnh những biến cố trong không gian văn phòng tưởng là rộng rãi nhưng thực chất lại vô cùng nhỏ bé về “sự thân thiện” giữa những người đồng nghiệp với nhau. Ở đó, không gian văn phòng vừa là không gian bối cảnh, gắn với các sự kiện cụ thể, và cũng là không gian thách thức, thử thách Amélie. Cùng với thời gian, văn phòng là nơi Amélie chứng tỏ khả năng của mình. Thế nhưng tất cả những lần cô tham gia vào công việc đều thất bại thảm hại và văn phòng trở thành không gian để mọi người trách móc, cười nhạo cô. Trong cái không gian ấy, Amélie trở nên lạc lõng, cô đơn và mọi hành động của cô đều được nhìn qua con mắt không mấy thiện cảm của mọi người. Văn phòng trở thành không gian để Amélia trải nghiệm, nhưng cùng với không gian ấy, vị thế của Amélie ngày một giảm sút. Không gian ấy gần như không có sự thay đổi, từ quang cảnh đến nhân viên làm việc, nhưng điều thay đổi ở đây chính là cách nhìn nhận của mọi người dành cho Amélie và vị thế của Amélie. Không gian văn phòng trải rộng ra, càng lớn bao nhiêu thì Amélie càng cảm thấy cô đơn, lạc lõng bấy nhiêu. Theo khảo sát của chúng tôi, có tới mười ba lần không gian văn phòng của công ty Yumimoto hiện lên qua con mắt quan sát của Amélie và mỗi một lần không gian ấy hiện lên là một lần chúng tôi thấy Amélie trở nên càng lạc lõng và cô đơn hơn.
Amélie được nhận vào công ty Yumimoto làm với vai trò là một phiên dịch nhưng cô chưa bao giờ được làm đúng chuyên môn của mình. Ngoại trừ ngày đầu tiên tới văn phòng cô có cảm giác đó là ngày tuyệt vời còn tất cả
hơn ba trăm ngày sau đó làm việc trong Yumimoto với không gian văn phòng không mấy thân thiện, với những lãnh đạo hống hách như ông phó chủ tịch và những quan hệ đồng nghiệp không mấy tốt đẹp (như với Mori Fubuki…) đối với Amélie là một sự nhàm chán, bế tắc, đau khổ và tuyệt vọng. Amélie háo hức và hăm hở, mong muốn được làm việc trong môi trường mà cô có thể cống hiến hết sức mình, môi trường một công ty Nhật Bản mà cô luôn mơ ước được trở thành một thành viên trong đó, thế nhưng Amélie có thể nói đã vỡ mộng bởi những luật lệ hà khắc, những “thách thức” kì cục mà họ bày ra cho cô ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Thách thức đầu tiên trong căn phòng ấy dành cho Amélie chính là việc cô phải soạn thảo một bức thư bằng tiếng Anh cho ông Adam Jonhson. Sản phẩm của Amélie bị cấp trên – ông Saito vứt bỏ một cách không thương tiếc, thậm chí ông ta còn không thèm nhìn những sản phẩm đó mà xé toạc chúng ngay trước mặt Amélie. Đây quả là một “thách thức” hết sức điên rồ trong cái văn phòng công ty Yumimoto đó, nó không chỉ cho thấy sự quan liêu trong cách quản lý của cấp trên đối với cấp dưới mà còn cho thấy sự vô lý trong cách làm việc của người phương Đông. Có lẽ khi “thách thức” Amélie bằng công việc này, ông Saito muốn tỏ cái uy cấp trên với “lính mới” như Amélie chăng? Bởi trong hệ thống đồ sộ như công ty Yumimoto, với các thứ bậc rõ ràng, rành mạch thì việc cấp trên có cách hành xử áp đặt với cấp dưới của mình là những điều đương nhiên. Trước “thách thức” đó, Amélie mặc dù là một nhân viên mới nhưng không hề tỏ ra nao núng trước những “trò” oái oăm mà cấp trên đã bày ra, chứng tỏ trong không gian văn phòng với “niêm luật” khắt khe này, Amélie vẫn tự chủ được. Sau “thách thức” đầu tiên ấy, Amélie nghĩ mình sẽ được làm công việc phù hợp với nguyện vọng của mình, nhưng cô đã nhầm và đã bắt đầu thất vọng. Trong một văn phòng công ty đồ sộ, phải chăng người ta thuê cô chỉ là để làm những công việc lặt vặt như làm một nhân viên phục vụ cà phê.
Amélie tiếp nhận công việc này với thái độ nghiêm túc, bằng chứng là khi cô đã phục vụ cà phê cho phái đoàn bạn với một phong cách thực hiện trên cả mức hoàn hảo. Nhưng trớ trêu thay chính sự hoàn hảo đó và phát âm tiếng Nhật quá chuẩn của Amélie lại làm cho ông phó chủ tịch Omochi nổi điên. Trong văn phòng ấy, thật là kỳ lạ khi cấp trên có quyền áp đặt bắt nhân viên của mình quên hẳn đi một thứ ngôn ngữ. Đó là cách trừng phạt của ông phó chủ tịch đã làm với Amélie. Đến lúc này, cô cảm thấy mình đã bị xúc phạm một cách ghê gớm, bị phân biệt đối xử, trong đầu Amélie đã nảy ra ý muốn xin thôi việc: “Đệ đơn xin thôi việc là hợp lý nhất” [1, tr. 20] nhưng cô lại không thể giải quyết theo cách này: “Song, tôi lại không thể giải quyết theo ý này. Dưới mắt người phương Tây, việc đó chẳng có gì là nhục nhã; song với người Nhật thì đó là mất thể diện” [1, tr. 20]. Amélie ở lại và chấp nhận, bởi hơn hết: “tôi vẫn luôn thèm khát được sống ở đất nước này, đất nước tôi đã tôn thờ từ những kỉ niệm yêu thương đầu tiên của thời thơ ấu” [1, 21]. Vậy là trong văn phòng của Yumimoto phải chăng làm một người phục vụ cà phê cũng trở nên quá khó đối với Amélie. Do đó, cô phải chuyển sang công việc phân phát thư từ. Với công việc này, cô được di chuyển đến nhiều nơi: “Tôi rất khoái điều này, vì ngay cạnh chỗ tôi đứng chờ thang máy có một cửa kính rộng mênh mông” [1, tr. 26 – 27]. Rõ ràng công việc này tạo ra cảm giác thoải mái cho nhân vật, nó làm cho đầu óc của Amélie thăng hoa: “Tôi đã tìm ra thiên hướng của mình. Đầu óc tôi được thăng hoa trong cái công việc đơn giản, có ích, rất con người và tiện cho việc chiêm ngưỡng này. Có lẽ tôi thích được làm việc này suốt đời” [1, tr. 27]. Dường như có một sự mâu thuẫn ở đây, đáng lẽ không gian văn phòng rộng rãi ấy phải tạo ra cảm giác thoải mái cho Amélie làm việc, nhưng không, không gian văn phòng ấy chỉ khiến cô thêm ngột ngạt và chán nản (không gian ấy đối với Amélie không bằng không gian nơi chờ thang máy, bởi ở đó cô được một mình, được thả hồn mình suy
tư, tránh những con mắt nửa thờ ơ, nửa soi mói của mọi người). Nhưng niềm vui này cũng không theo Amélie được lâu, cô đã bị ông Saito la mắng vì đã làm việc này mà không hề hỏi ý kiến, cô đã tự biến mình thành kẻ phạm tội nguy hiểm.
Một nhân viên được tuyển vào Yumimoto để làm phiên dịch nhưng Amélie phải kinh qua rất nhiều “công việc” khác nhau, các sự kiện cứ nối tiếp nhau như để thử thách lòng kiên nhẫn, bền bỉ của Amélie. Hết làm nhân viên phục vụ cà phê rồi phân phát thư từ, Amélie lại có một công việc mới đó là đi bóc lịch. Công việc này của Amélie nhận được nụ cười chế giễu của các nhân viên trong công ty, nhưng với Amélie, nó cũng là một việc khá thú vị, vì nó cho phép cô được sử dụng thang máy và nhờ đó mà cô lại được ngắm nhìn thành phố, được thoát khỏi cái không gian tù túng, mệt mỏi của văn phòng (dù không nhiều nhặn gì nhưng nó như một liều vitamin giúp cô có thể bền bỉ tồn tại được trong cái văn phòng của công ty Yumimoto đó mà không phát điên). Công việc này không làm cho ông Saito nổi điên như lần trước nhưng ông ta lại trừng phạt Amélie bằng cách bắt cô phô tô một tập tài liệu cao ngất