Sau chiến tranh, các thể thơ ca truyền thống vẫn tiếp tục xuất hiện, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thể loại thơ ca Việt Nam. Tất nhiên, các thể thơ ca này không hoàn toàn đƣợc viết nhƣ cũ mà đã có những cách tân đáng kể để thể hiện thế giới tinh thần phức tạp của con ngƣời hiện đại và nhu cầu đổi mới hình thức của thơ ca đƣơng đại.
3.3.2.1. Thơ tự do.
“Hình thức cơ bản của thơ phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối. Nhƣng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ nó có phân dòng và sếp song song thành hàng, thành khổ nhƣ những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.
Thơ tự do là thơ phân dòng nhƣng không có thể thức nhất định. Nó có thể hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do” (22- tr 271).
Sau chiến tranh thơ tự do đóng vai trò chủ đạo trong thơ.Thơ tự do xuất hiện từ nhu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời hơn, phản ánh đƣợc những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cách nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ. Theo kết quả thống kê của tác giả Phạm
Quốc Ca qua Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000, thơ tự do chiếm cao
nhất: 654/1144 bài(56%). Cũng theo kết quả thống kê của nhà nghiên cứu Lê Lƣu Oanh, tỉ lệ các bài thơ với câu thơ tự do chiếm giải trong các giải thƣởng là tỉ lệ chiếm ƣu thế tuyệt đối. Giải thƣởng báo Văn nghệ 1981-1982 có 7/12 bài, chiếm tỉ lệ gần 60%. Giải thƣởng báo Văn nghệ 1989-1990 có 8/13 bài, tỉ lệ 61,6%. Giải thƣởng thơ tạp chí Văn nghệ quân đội 1989-1990 có 5/7 bài, chiếm tỉ lệ 70%. Câu thơ tự do bao trùm
tất cả các thể loại khác, kể cả trƣờng ca, thơ ngắn hay thơ văn xuôi.( 56- tr 158).
Câu thơ tự do đƣợc sử dụng rất linh hoạt. Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các dòng, từ tuỳ thuộc vào sự biểu hiện và diễn đạt. Câu thơ tự do chiếm ƣu thế trên thi đàn với tính năng động, co duỗi tự nhiên, ít lệ thuộc vào vần, vào hoà thanh và nhịp cố định. Ngƣời làm thơ sẵn sàng làm thơ không vần, cắt nhịp không đều đặn để giữ đƣợc ý.
Thơ tự do khá tự nhiên trong dĩên đạt ý tƣởng do không bị câu thúc
bởi các yếu tố vận luật. Con chim quyên lỡ vận- Lang thang trên mặt đất-
Tiếng kêu sao nghẹn ngào- ta đã phí hoài quá nhiều sức lực- Gót chân
mòn những bước không đâu(Thanh Thảo). Đặc biệt. Khả năng vận dụng
tính phóng túng của câu thơ tự do giúp câu thơ Nguyễn Quang Thiều thực hiện những cuộc phiêu lƣu mê đắm vào các ý tƣởng, vào cõi tâm linh
mang chiều sâu của văn hoá dân gian. “Thức đậy từ những cơn mơ, cả
cúc áo cũng không cài hết- Cả tóc cũng không kịp buộc, không kịp cả dặn dò- Tôi và em chạy về từ hai miền xa lạ- qua những cánh đồng, cỏ bần
bật run lên(Dòng sông). Nguyễn Quang Thiều đã đổi mới thơ bằng cách
tạo nên những câu thơ giàu biểu tƣợng, giàu liên tƣởng khác lạ, thay đổi diện mạo câu thơ, nhịp thơ và đặt các sự vật, hình ảnh khác xa nhau trong mối tƣơng quan gần nhau nhằm tạo nên những bất ngờ.
Câu thơ tự do coi trọng về ý, ít chú ý về từ. Nhà thơ coi trọng kết
cấu tiềm ẩn của câu thơ tạo nên ý, tức chú ý tạo thông tin. “Con thuyền đi
qua-Để lại sóng- Đoàn tàu đi qua- để lại tiếng- đoàn người đi qua- để lại
bóng- tôi không đi qua tôi- để lại gì?(Văn Cao). Bài thơ Mười phút với
Nguyễn Tuân của tác giả Thế Hùng cũng viết theo lối này:Nào Hùng, cậu
là hoạ sĩ? Thưa bác, vâng. Cậu thích vẽ gì?- Thưa bác, cháu thích vẽ hoa và thiếu nữ. Nhà văn lặng im…năm phút…mười phút…píp thuốc tàn trên
Câu thơ tự do dài ngắn khác nhau có khả năng diễn tả nhịp điệu tâm hồn phức tạp. Đặc biệt, trong dòng chảy triền miên cuả suy tƣởng chúng ta thƣờng gặp ở những câu thơ dài, sự xuất hiện bất ngờ của các câu thơ ngắn giống nhƣ một sự dồn nén và có khả năng tạo ấn tƣợng sâu
sắc trong lòng ngƣời đọc. Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn-
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím- Sóng chẳng đi đến đâu
nếu không đưa em đến- Vì sóng đã làm anh- nghiêng ngả- Vì em(Hữu
Thỉnh). Cách chia khổ trong thơ tự do cũng khá độc đáo, không cần có sự cân đối về dung lƣợng giữa các khổ với nhau(Sự sống- Giáng Vân). Có khi một hoặc hai câu thơ đƣợc tách riêng thành một khổ tạo sự lắng đọng
trong cảm xúc. Chẳng hạn bài thơ Đứa con của đất của Inrasara:
….Tôi đánh rơi thế giới và tôi lạc mất tôi
Tôi lạc trong điệu buk, câu arya, bụi ớt, trái tim đui Tôi nhƣ ngƣời bị vứt
Giữa cánh rừng hoang trụi lá màu xanh Rồi tôi ngóc đầu dậy và tôi trƣờn lên Rồi tôi rứon mình khỏi hố hang quá khứ
Nhƣ kẻ bị thƣơng mò tìm lối ra khỏi đống tan hoang thành phố Tôi tìm lại tôi
Tìm thấy nắng quê hƣơng.
Hai câu thơ “Tôi tìm thấy tôi- Tìm thấy nắng quê hương” đứng
thành một khổ nhƣ một sự phát sáng của nhận thức con ngƣời khi nhận ra chính mình trong mối liên hệ máu thịt của quê hƣơng.
Dung lƣợng khổ thơ trong thể thơ tự do không tuân theo truyền thống. Trong bài thơ “Từ thế chi ca” của nhà thơ Chế Lan Viên, tác giả chia thành năm khổ, mỗi khổ tƣơng ứng với một phần và có ý nghĩa độc lập nhƣ một bài thơ:
Thiêu xong, anh về các trời khác cũng đầy hoa Chỉ tiếc không có tình yêu ở đó
II. Anh thành một nhúm xƣơng gio trong bình
Em đừng khóc
Ngoài vƣờn hoa cỏ mọc
III. Cho dù trái đất không còn anh
Anh vẫn còn nguyên trái đất Tặng cho mình
IV. Những kẻ nguyền rủa anh rồi sẽ buồn
Chả còn anh cho họ giết
Dao sẵn rồi, họ không dễ để yên
V. Những bạn bè yêu anh sẽ gặp anh
trong cỏ
trong hạt sƣơng trong đá
trong những gì không phải anh
Anh tồn tại mãi Không bằng tuổi tên Mà nhƣ tro bụi
Nhƣ ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.
Mỗi khổ thơ là một cách cảm nhận về cõi chết của nhà thơ Chế Lan Viên. Cách đặt khổ thơ ba dòng nhƣ trên giúp cho ý thơ đƣợc biểu hiện một cách mạnh mẽ hơn, cứng cáp hơn, và vì thế mà cái chết không trở thành một vấn đề bi thƣơng mà là một nghiệm sinh của con ngƣời.
Sự lựa chọn thể thơ tự do cũng là một cách tìm kiếm hình thức phù hợp nhất cho những nội dung thơ mang tính đƣơng đại. Thể thơ này đã
phát huy đựoc các giá trị của nó khi tạo dựng đƣợc những cảm xúc thẩm mỹ mạnh mẽ, gân guốc, dữ dội, gấp gáp và đầy suy tƣ của con ngƣời hiện đại. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, lạm dụng lối viết này sẽ đánh mất chất nhạc vốn là một yếu tố có ý nghĩa đặc trƣng của thể loại. Bên cạnh đó, nhiều ngƣời đã lạm dụng lối viết tự do này để diễn tả những ý tƣởng ồn ào, lập dị. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm thơ mất đi độc giả của mình.
3.3.2.2. Thơ lục bát.
Cùng với thể lục bát gián thất, theo giáo sƣ Bùi Văn Nguyên thể lục bát là thể loại có tính ổn định cao nhất trong nghệ thuật thơ ca cổ truyền. Nhƣng điều này không có nghĩa là các hình thức đó nhất thiết không bao giờ còn biến dạng nữa.
Lục bát xuất hiện khá nhiều trong thơ Việt Nam đƣơng đại(chỉ đứng sau thể thơ tự do). Thể lục bát đƣợc xem là thể thơ mang tính dân tộc cao, “có nguồn gốc sâu xa từ những đặc điểm ngôn ngữ dân tộc, là sự phát triển đến mức hoàn chỉnh của tiếng nói cân đối nhịp nhàng trong tục ngữ”.
Hiện nay, sự trở về với câu thơ lục bát là một biểu hiện cố giữ chất nhạc trong thơ(dù câu thơ 6/8) đang bị phá vỡ. Một số nhà thơ sử dụng
thể thơ này một cách có ý thức. Họ đặt tên các bài thơ của mình là Lục
bát lỡ nhịp, Lục bát về em, Lục bát khi say, Vần này lục bát, Lục bát về
mẹ….Tính chất trong sáng giản dị của lục bát cùng với cái duyên dáng,
ngọt ngào, mềm mại của nó(thanh bằng đóng vai trò chủ đạo) phù hợp với những đề tài, chủ đề mang nhiều yếu tố tình cảm nhƣ tình yêu, tình
mẹ, tình quê hƣơng: Mẹ tôi(Nguyễn Trọng Tạo), Ngồi buồn nhớ mẹ ta
xưa, Về đồng(Nguyễn Duy), Về chơi với cỏ(Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng),
Mong em về trước cơn mưa (Thu Bồn), Chăn trâu đốt lửa(Đồng Đức
của con ngƣời hiện đại, và lục bát là thể thơ phù hợp để diễn đạt trạng thái này.
Một số bài thơ lục bát thời kỳ này vẫn giữ đƣợc chất du dƣơng của lục bát truyền thống nhờ kết hợp hài hoà vần nhịp theo cấu trúc ngữ âm và sử dụng các biện pháp tu từ, đặc biệt là điệp từ điệp ngữ tạo nên sự
trùng điệp và âm vang trong giọng điệu thơ. Bài thơ Về đồng của Nguyễn
Duy sử dụng cấu trúc câu trùng điệp nhƣ một lời nhắn gọi da diết về miền
quê yêu thƣơng “Rơm rạ ơi ta trở về đây- Gió sùng sục mùi bùn nằng
nặng ngấu”, “Rơm rạ ơi ta ta trở về đây-nắng lóng lánh trong veo mầm mạ trắng”, “Rơm rạ ơi ta trở về đây- ngôi đình cũ mái nhà xưa khuất
bóng”… Chợ buồn của Đồng Đức Bốn sử dụng điệp từ “chợ buồn” nhấn
mạnh các yếu tố có tính nghịch lý: Chợ buồn bán nhớ cho quên, Chợ
buồn bán tỉnh cho say, Chợ buồn đem bán những vui…
Trong mảng thơ lục bát mang tính truyền thống phải nhắc đến hai tác giả Đồng Đức Bốn và Bùi Giáng. Vẫn giữ các yếu tố mang tính truyền thống của câu thơ lục bát ở thanh điệu, nhịp điệu, âm vận nhƣng hai tác giả này đã tạo nên những giá trị mang đậm màu sắc đƣơng đại trong thơ lục bát của mình, đó là trạng thái tâm trạng đầy phiêu linh trong một vỏ ngôn ngữ biến hoá và nhiều màu sắc. Thử đọc một đôi bài thơ,
câu thơ lục bát của hai thi sĩ này: “Hỏi tên rằng bể xanh dâu- Hỏi quê
rằng mộng ban đầu đã xa- Em về rũ áo mù sa- Chút quần phong nhuỵ
cho tà huy bay”(Bùi Giáng), “Duyên mình chả bén trầu cau- Thì làm hạt
muối ướp đau lòng chờ”, “Cánh hoa sắc một lưỡi dao- Vì yêu tôi cứ cầm
vào như không”, “Đừng buông giọt mắt xuống sông- Anh về dẫu chỉ đò
không cũng chìm”(Đồng Đức Bốn)…Cách làm thơ lục bát nhƣ nhập
đồng, phiêu du trong tâm linh của Bùi Giáng hay lối viết thơ lục bát đa cảm , mẫn cảm đến đa mang của Đồng Đức Bốn chứng tỏ rằng lục bát có thể du nhập vào trong thể loại của nó nhiều màu sắc tình cảm phong phú, nhiều cách biểu hiện khác nhau. Và lục bát truyền thống có thể vƣợt qua
chính sự giản dị có nguyên nhân từ nguồn gốc của nó để thể hiện thế giới cao sang của tinh thần con ngƣời.
Tuy nhiên, do nhiều tác động từ các yếu tố nội dung và quan niệm thẩm mỹ thời đại, nhiều bài thơ lục bát thời kỳ này đã phá vỡ tính chất truyền thống, mà theo cách nhận định của nhà nghiên cứu Lê Lƣu Oanh là “Sự phá vỡ chất ru ngọt ngào, mê hoặc, trang trọng để tiến tới một giọng điệu tỉnh táo, lý trí, hiện thực và sự phá vỡ hình thức dàn đồng ca để tiến tới dạng tâm sự cá nhân”.(tr 163).
Hình thức của nhiều câu thơ lục bát bị thay đổi, bị cắt dòng và cắt nhịp.
Chia cho em một đời thơ một lênh đênh một dại khờ một tôi Chỉ còn cỏ mọc bên trời Một bông hoa nhỏ lặng rơi mƣa dầm (Nguyễn Trọng Tạo) Thôi đành lỡ chuyện trầu cau
Trăm năm dù có mai sau xin đừng
Khi xƣa xe chỉ chắp thừng Bây giờ ngƣời hoá ngƣời dƣng của ngƣời
(Lục bát lỡ nhịp- Nguyễn Thái Sơn) Sài Gòn. Nên thế vẫn mƣa
Em đi trong ƣớt, nên vừa qua may Em đi. Trong ƣớt thân gầy,
Hở lƣng. Nên phải che đầy bàn tay. Giọt mua. Nhƣ thể men say
Chạnh lòng Hà Nội. Một ngày nhẹ tênh… Chợt mƣa. Chợt nắng. Bồng bênh
Con cò trắng. Mái lênh đênh giữa đời.
(Sài Gòn- Lê Huy Quang)
Sự thay đổi về dòng thơ, ngôn ngữ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi về giọng điệu trong thể thơ lục bát. Giọng điệu thơ ngọt ngào, giàu chất ru vỗ về bị phá vỡ. Điều này có thể thấy rất rõ trong thơ Nguyễn Duy:
- Quán cơm âm phủ còn không Cô gì hôm ấy…lấy chồng hay chƣa?
- Nghêu ngao hát ngọng nghẹo chơi Ngƣời cƣời nói xúc phạm ngƣời ngậm tăm
- Kính thƣa thị Đốp đoan trang Mòn mom móm mõ gõ khan mấy ngƣời
Thôi mà ngúng ngoẳng nhau chi Già rồi đấy lạy nhau đi là vừa.
- Em ơi gió-gió tuầy huầy
Phƣờng ong bƣớm õng ẹo bay lòng thòng
Nhiều ngƣời cho rằng giọng thơ lục bát của Nguyễn Duy là giọng xẩm ngọng. Câu thơ lục bát bị nói hoá, giọng điệu đùa cợt, giễu nhại,
bông lơn làm mất tính ru ngọt ngào của thể loại. Hiện thực trong thơ cũng bị thay đổi. Thể loại lục bát vốn ƣa biểu hiện thế giới tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ của con ngƣời gìơ đây nhờ khả năng biến hoá của một “cầu thủ thuận chân…lục bát” lại có điều kiện “tự khám phá mình”, khơi mở một hiện thực khác, nghịch lý, bi hài mang đậm màu sắc đƣơng đại.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng thơ đƣơng đại có nhiều đóng góp cho sự cách tân của thơ lục bát ở nhiều phƣơng diện nhƣ giọng điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ, cảm xúc, mở ra nhiều khả năng thể hiện thế giới tinh thần của con ngƣời hiện đại vốn phức tạp, tinh vi và không thiếu những nghịch lý. Và chúng ta không thể phủ nhận vai trò của một số nhà thơ gạo cội trong lĩnh vực này nhƣ Nguyễn Duy, Bùi Giáng, Đồng Đức Bốn…là những nhà thơ bằng tài năng đã chứng minh cho ngƣời đọc thấy rằng lục bát không chỉ là một thể loại văn học bình dân, mà còn là một thể loại văn học cao sang của ngƣời Việt.
3.3.2.3. Thơ ngắn và thơ rất ngắn
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu, thơ ngắn là những bài thơ chỉ có từ 1,2 đến 15, 20 dòng. Tác giả Lê Lƣu Oanh khảo sát trong tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1985 có 5% thơ ngắn, Thơ Việt Nam 1930-
1945 có 15% thơ ngắn, trong khi đó tập Dấu vết tháng ngày của Hoàng
Trần Cƣơng tỷ lệ này là 76%, Ngày sinh lại(Nguyễn Lƣơng Ngọc) là
100%, Ngôi nhà sau cơn bão(Hồng Ngát) là 67%, Và anh đợi(Dƣơng Kỳ
Anh) 50%, Năm tháng lãng quên (Giáng Vân):100%, lối nhỏ (Dƣ Thị
Hoàn):95%.
Xu hƣớng trở về với cái riêng tƣ, bé nhỏ khiến thơ cũng trở về với hình thức khiêm tốn của nó. Ngắn gọn là một trong những dấu hiệu trở về với phẩm chất đích thực của trữ tình. Cái tôi sử thi tồn tại trong chiều dài lịch sử, trong không gian cách mạng với những cảm hứng về tổ quốc, dân tộc, bài thơ dài là một lẽ tất nhiên để bao trùm cả một vũ trụ sử thi
rộng lớn. Cái tôi thế sự, đặc biệt, cái tôi đời tƣ chỉ bộc lộ trong khoảnh khắc, chốc lát của đời ngƣời, phù hợp với hình thức nhỏ, gọn nhẹ.
Thơ ngắn có thể đƣợc viết bằng nhiều thể thơ, có thể là thơ lục bát,
thơ tứ tuyệt, thơ năm chữ, thơ tự do: Thời gian, không đề(Văn Cao), Chợ
buồn(Đồng Đức Bốn), Đi lễ chùa(Dƣ Thị Hoàn), Lục bát cuối chiều,
Trên đường Giảng Võ(Bùi Kim Anh), Trước lăng Khải Định(Dƣơng Kỳ