Giới thuyết về khái niệm

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975 - 2000 (Trang 87)

Thể loại là một giới hạn về phạm vi đời sống đƣợc đề cập với

những thao tác thẩm mỹ riêng(56- 142). Theo Từ điển thuật ngữ văn học

thể loại đƣợc định nghĩa là: “Dạng thức của tác phẩm văn học, đƣợc hình thành và tồn tại tƣơng đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tƣợng đời sống đƣợc miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn với các hiện tƣợng đời sống ấy”(22- tr 252).

“Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và các thể( hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Bất kỳ tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định, và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch.

Mỗi loại trên bao gồm một số thể. Ví dụ: Loại tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, anh hùng ca… Thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể tác phẩm. Cùng một loại nhƣng các thể khác nhau rất sâu sắc. Ngoài đặc trƣng của loại các thể còn phân biệt nhau bởi hình thức lời văn(thơ và văn xuôi), dung lƣợng(truyện ngắn, truyện dài…), loại nội dung cảm hứng(bi kịch, hài kịch)…” ( 22- tr 254).

Do tính chất đề tài, chúng tôi không nghiên cứu thơ ca( loại trữ tình) trong sự so sánh với các loại khác nhƣ tự sự hay kịch mà chỉ tập trung nghiên cứu các thể của nó để thấy sự cách tân của thơ ca Việt Nam hiện đại trong dòng chảy thơ ca truyền thống. Và tất nhiên sự thay đổi về mặt hình thức này có tác động sâu sắc của nội dung bởi vì thể loại văn học là sự thống nhất giữa loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phƣơng thức chiếm lĩnh đời sống. Các thể loại văn học là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và đƣợc thay thế(D.Likhasốp). Vì vậy khi tiếp cận với các thể loại văn học cần tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đổi thay thế của chúng.

Thơ sau 1975 có khá nhiều vấn đề về phân hoá thể loại. Mƣời năm sau chiến tranh thể loại trƣờng ca đặc biệt phát triển. Từ giữa những năm tám mƣơi trở lại đây cùng với sự thay thế về cảm hứng thơ ca- từ cảm hứng sử thi cách mạng sang cảm hứng thế sự đời tƣ, trƣờng ca dƣờng nhƣ vắng bóng, và thay thế vào đó là các thể thơ truyền thống nhƣ thơ lục bát, thơ tự do, năm chữ. Đặc biệt, thể loại thơ văn xuôi xuất hiện khá nhiều nhƣ một thể nghiệm của nhiều tác giả để có thể mô tả một cách sinh động

cuộc sống ồn ào, phức tạp, sôi động và có phần trục trặc, gân guốc thời hậu chiến. Theo nội dung đề tài, chúng tôi bỏ qua thể trƣờng ca và tập trung vào các thể thơ khác đã đƣợc đề cập ở trên.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975 - 2000 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)