Trƣớc hết, có thể thấy cùng với tinh thần dân chủ hoá đang diễn ra trên mọi phƣơng diện của đời sống, ngôn ngữ thơ cũng có một quá trình biến đổi khá sôi động và chịu tác động sâu sắc của đời sống đƣơng đại. Xuất hiện khá nhiều trong thơ ca giai đoạn này là ngôn ngữ đời thƣờng, suồng sã,loại ngôn ngữ xuất phát từ điểm nhìn có tính chất dân chủ hoá. Loại ngôn ngữ này thể hiện sự thay đổi cái nhìn của nhà thơ về đời sống, về quan niệm thẩm mỹ. Thơ từng hƣớng về thế giới thiên nhiên thanh sạch, thế giới bồng lai tiên cảnh, những cảm xúc kỳ vỹ để tô diểm hiện thực. Giờ đây, thơ nhìn xuống, nhìn xung quanh mình, cuộc sống hiện ra với tất cả màu sắc của nó, hạnh phúc và đau khổ, vinh quang và cay đắng, giàu sang và cơ cực, đau khổ và thấp hèn… Con ngƣời hiện hữu với
những gì thật nhất đƣợc phơi bày trong thơ. Những đứa trẻ lang thang, “người đàn bà goá bụa”, “những ngón chân xương xẩu, móng dài và
đen, toẽ ra như móng chân gà mái”… Rồi “Những con chó ngửa mặt tru
trăng”, “Đêm vũ hội đầy bọ chó”…Và con gián, con sâu, bầy kiến, con
nhện, cào cào… xuất hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều. “Những viên
thuốc tránh thai lăn lóc trên giường”, “Những chú bé đánh giày”,
“Những cô gái bán mình”, “Tình yêu kiểu kẹo cao su”…đi vào thơ Mai
Quỳnh Nam…Tất cả phơi bày một hiện thực nghiệt ngã, thậm chí ô hợp với nhiều hạng ngƣời, nhiều tầng hiện thực chồng chéo và bức tranh xã hội phức tạp.
Và tất nhiên, trong một quan niệm thẩm mỹ đã có nhiều thay đổi, cái hay, cái đẹp của thơ ca phải gắn với cái thật, cái sù sì của cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống nhiều màu vẻ của thế giới đƣơng đại thì ngôn ngữ “đời thƣờng” trong thơ cũng có nhiều biến đổi. Trong giai đoạn thơ ca chống Pháp chúng ta cũng đề cập đến loại ngôn ngữ đời thƣờng trong sáng tác của nhiều nhà thơ nhƣ Hữu Loan, Trần Hữu Thung, Trần Mai Ninh…Cuộc kháng chiến đòi hỏi thơ bỏ qua những khuôn sáo cầu kỳ để đến với giản dị, chân thành, phù hợp với đời sống của tâng lớp công nông binh. Với yêu cầu phản ánh hiện thực ấy, thơ đã chấp nhận và huy động những từ ngữ trong đời sống hàng ngày, những từ ngữ địa phƣơng, những từ ngữ chính trị, những thuật ngữ chuyên môn nghề nghiệp, thậm chí cả những khầu ngữ.Trong thơ mới trƣớc kia rất hiếm những từ ngữ nói đến những sự vật, sự việc sinh hoạt…trong cuộc sống của nhân dân lao động, của đồng ruộng nông thôn thì thơ kháng chiến mở cửa đón những những
từ ngữ đó vào mà vẫn không xô bồ. Những lợn gà, khoai sắn, đam cua,
thậm chí cả những từ ngữ không thơ chút nào nhƣ bùn phân “Ở đây
đường ngập bùn phân cũ”( Thôi Hữu) đƣợc đƣa vào thơ một cách tự
Cũng nhƣ thơ kháng chiến trƣớc đây, việc sử dụng ngôn ngữ đời thƣờng trong thơ đƣơng đại có ý nghĩa tạo dựng một không khí, một màu
sắc đƣơng thời cho thơ. Tức là ngôn ngữ ấy là của thời đại ấy. Cái thời
cơm bụi- Rủ nhau cơm bụi giá bèo- Yêu nhau theo mốt nhà nghèo …vô
tư( Cơm bụi ca, Nguyễn Duy), cái thời SIDA- Cái thời chưa nhiễm SIDA-
Yêu lăn lóc yêu la đà đã chưa( Đƣợc yêu nhƣ thể ca dao, Nguyễn
Duy)…chỉ có thể là của thời kỳ này- thời kì kinh tế thị trƣờng, và vì thế
những từ ngữ nhƣ SIDA, cơm bụi cũng chỉ mới xuất hiện trong thơ đƣơng
đại chứ không thể là trƣớc đó.
Tuy nhiên, ngôn ngữ đời thƣờng của thơ đƣơng đại còn mang những giá trị thẩm mỹ khá đặc biệt. Nếu trƣớc kia, ngôn ngữ đời thƣờng là để phù hợp với lời ăn tiếng nói cũng nhƣ tầm nhận thức còn hạn chế của nhân dân, thì giờ đây mục đích đầu tiên của nhà thơ khi sáng tạo ngôn ngữ là để tái hiện một hiện thực toàn vẹn với tất cả màu sắc đắng cay và hạnh phúc, cao cả và thấp hèn. Ngôn ngữ đời thƣờng suồng sã không chỉ có ý nghĩa là ngôn ngữ bình dân mà nó mang thông điệp sâu sắc về hiện thực với ý thức “chọi” lại cảm hứng cách mạng, cảm hứng sử thi còn khá nhiều hào quang trƣớc đó. Hiện thực giờ đây là hiện thực với nhiều mảng màu chắp vá khác nhau. Ngay nhƣ tình yêu, một chủ đề vốn
đƣợc trân trọng, nâng niu, bây gìơ cũng góc cạnh, trần tục: “Người tình
cũ như con mèo ướt- Đắm đò lúc qua sông”(Lê Minh Quốc), “Nhớ điên
cuồng mùi anh như bò cái nhớ mùi phân rác”(Hoàng Hƣng). Thơ tình
Bùi Chí Vinh, ngôn ngữ suồng sã đến thô tục, hạ thấp đối tƣợng : “Hỡi
các em, những khúc sương sườn cụt”, “Các em như miếng cá kho”, em là cao su, em là dây thun, em là li bia, “em hoá cọng hành, tôi là tóp mỡ
nếm canh ái tình”. Hào quang của tình yêu rớt xuống , sự linh thiêng hoá
của tình yêu tan biến bởi lời nói suồng sã. Từ ngữ xƣng hô cũng thể hiện cái nhìn hạ thấp đối tƣợng: đàn bà, các em, các anh, ta đây con gái biển,
kiệt, hấp háp, oằn oại, trắng bệch(Hoàng Hƣng), cao bồi, cắn, khó chơi,
thất tiết, thất tình, cởi quần…(Bùi Chí Vinh). Các nhà thơ không ngần
ngại trong việc sử dụng từ , miễn là gây đƣợc ấn tƣợng và miêu tả đƣợc cảm giác của mình. Do đó, các chi tiết đời sống hàng ngày đƣợc đƣa vào thơ một cách xô bồ, ồ ạt đến quá tải, không khỏi có lúc gây phản cảm cho độc giả.
Bên cạnh ý nghĩa hạ thấp đối tƣợng thể hiện môi trƣờng không thuần khiết của cuộc sống hiện đại, ngôn ngữ đời thƣờng lại có giá trị nhân văn sâu sắc. Loại ngôn ngữ này có thể miêu tả một cách cụ thể đời sống của những ngƣời nghèo khổ, cái thô mộc của ngôn ngữ đời thƣờng phù hợp với cái lấm lem của cuộc đời bần cùng ở những em bé mồ côi, những cô gái bán hoa lầm lỡ…Nhờ đó nhà thơ có thể tiến gần hơn những nỗi bất hạnh cuả con ngƣời, và vì vậy cũng có thể thâm nhập vào thế giới tâm tƣ thầm kín của con ngƣời, một mảng hiện thực trƣớc đây kiêng kị.
Trƣớc kia, trong quan niệm của chúng ta, sử dụng ngôn ngữ đời thƣờng là để thể hiện cuộc sống một cách trực diện nhất thì giờ đây ngôn ngữ đời thƣờng còn mang những tầng nghĩa mới: Sự biểu hiện chiều sâu thân phận con ngƣời. Cái sù sì, trần trụi trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều có ý nghĩa nhƣ một sự tƣơng thích với cõi cô đơn cuả con ngƣời hiện đại, một thế giới tăm tối mà đôi khi chúng ta chỉ có thể cảm
nhận mà không dễ gì lý giải. Những người đàn bà xuống bến, những ngón
chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái…đó là
những câu thơ trong “Những ngƣời đàn bà gánh nƣớc sông”. Đọc xong bài thơ ta chỉ có thể cảm nhận về một dòng sông đời nhẫn nại và yên ả, vừa bao dung vừa nghiệt ngã trƣớc những khát vọng bình thƣờng của những số phận. Nhiều ngƣời nhận xét đọc thơ Nguyễn Quang Thiều đôi khi cảm thấy nhƣ thơ dịch về đất nƣớc con ngƣời Việt Nam. Đơn cử một chi tiết nhỏ, nhà thơ miêu tả ngƣời đàn bà goá bụa trong chiến tranh:
không gọi ai chỉ gọi con chó- Con chó liếm lưỡi hôi lên kí ức
buồn…”(Trong tiếng súng bắn tỉa). Có khá nhiều từ ngữ “phô” mà những
ngƣời Việt Nam kín đáo không quen viết nhƣ vậy. Nhƣng thực chất đó là những câu thơ nghiêm túc và ấn tƣợng. Phía sau lớp ngôn ngữ tƣởng chừng rất thực đến mức hơi thô nhƣ thế là những ý nghĩa tƣợng trƣng giàu biểu cảm, “là một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm trƣớc những số phận riêng chung, là sự trăn trở trƣớc những giá trị tinh thần ẩn tàng trong các sự vật, hiện tƣợng” (54- tr512). Trong thơ Nguyễn Quang Thiều ngôn ngữ đời thƣờng, trần trụi, gồ ghề đƣợc kết hợp một cách độc đáo với ngôn ngữ phiếm chỉ và giàu ý nghĩa tƣợng trƣng, điều đó có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc khi thể hiện thế giới tâm linh con ngƣời nơi làng quê Việt nghèo khó, nghiệt ngã.
Nhƣ vậy, cùng với thời gian, cùng với sự thay đổi của đời sống cũng nhƣ nhu cầu biểu hiện của thơ, ngôn ngữ thơ đã có khá nhiều dấu hiệu thay đổi để phù hợp với đời sống đƣơng đại. Loại ngôn ngữ đời thƣờng không chỉ còn mang ý nghĩa biểu hiện cuộc sống một cách trực tiếp, giản dị nữa mà đó còn là ngôn ngữ của thân phận , của thế giới tinh thần gồ ghề, trúc trắc của con ngƣời hiện đại.